Giải pháp về trả công lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường đại học thương mại (Trang 96 - 98)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại trƣờng Đại học

4.2.6. Giải pháp về trả công lao động

4.2.6.1. Mục tiêu

Một trong những yếu tố tạo nên mức độ thỏa mãn của cán bộ, nhân viên đó chính là chế độ đãi ngộ. Hiện nay, hầu hết CBGV đều tạm thỏa mãn với chính sách lương và phụ cấp mà Nhà trường đang thực hiện. Tuy nhiên, Nhà trường cũng cần có thêm các chính sách đãi ngộ về tinh thần để tăng động lực làm việc cho CBNV. 4.2.6.2. Nội dung thực hiện

- Quy chế thực hiện dân chủ được Nhà trường ban hành đã tạo ra môi trường dân chủ để công chức, viên chức, người lao động phát huy tính năng lực và tính sáng tạo trong công tác quản lý, đào tạo của Nhà trường. Tuy nhiên, để Quy chế dân chủ thực sự phát huy tác dung, các cán bộ giảng viên và cả sinh viên có thể đóng góp ý kiến trong các hoạt động của Trường thì Nhà trường cần mở rộng thêm các kênh thông tin, các hình thức đóng góp ý kiến như trực tuyến, email, điện thoại, hộp thư góp ý…

- Nhà trường đang thực hiện chính sách trả lương theo khối lượng và chất lượng công việc. Đây là chính sách tiền lương kích thích được tính tích cực trong

thực hiện công việc. Tuy nhiên, Nhà trường cần thể chế hóa chính sách này bằng văn bản, tránh tình trạng “đến hẹn lại lên” trong những lần xét lên lương hàng năm. Nhiều người có tuổi nhưng thiếu năng lực vẫn nghiễm nhiên được hưởng mức lương cao gấp hai, gấp ba lần những người trẻ tuổi có kiến thức và năng lực thực sự. Dù làm ít hay nhiều, hiệu quả hay không, miễn là không bị kỷ luật, giảng viên vẫn được trả lương theo ngạch, bậc. Thực tế đầy mâu thuẫn này vô hình chung làm triệt tiêu động lực học tập và phát triển của giảng viên.

- Trường Đại học Thương mại cần có chế độ động viên, khen thưởng kịp thời. Có chế độ đãi ngộ xứng đáng hơn đối với giảng viên để họ hăng hái hơn với công việc được giao. Đồng thời cho phép chấm dứt các hợp đồng giảng dạy đối với những cán bộ giảng dạy năng lực giảng dạy yếu, kém phẩm chất đạo đức, kém nhiệt tình, thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc.

- Với những giảng viên có thành tích học tập tốt trong các khóa đào tạo, bồi dưỡng Nhà trường cần có chính sách đãi ngộ, khen thưởng thỏa đáng đối. Trường Đại học Thương mại cũng cần có chính sách khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân có thành tích nghiên cứu khoa học vượt trội (như giấy khen, thưởng bằng vật chất…) để khuyến khích nâng cao năng lực nghiên cứu của giảng viên.

- Tuy nhiên, chế độ tiền lương, tiền thưởng và những chế độ đãi ngộ khác về tài chính không phải là tất cả đối với giảng viên, mà những đãi ngộ phi tài chính cũng quan trọng, nhiều khi còn quan trọng hơn cả đãi ngộ tài chính. Đó là tạo môi trường làm việc thuận lợi và bầu không khí thoải mái, sự tin tưởng của các nhà lãnh đạo và quản lý, sự tôn trọng của đồng nghiệp và của sinh viên. Đặc biệt là sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường trong việc tạo điều kiện cần và đủ để cán bộ giảng viên có thu nhập và có cơ hội đạt các danh hiệu cao hơn.

- Các nhà lãnh đạo của Trường Đại học Thương mại cũng cần phải quan tâm đến cuộc sống của người lao động trong phạm vi và mức độ có thể. Giúp họ giải quyết những xung đột cá nhân giữa các đồng nghiệp, những khó khăn về vật chất và tinh thần mà họ đang gặp phải làm cho người lao động luôn toàn tâm toàn ý cho công việc, cho sự phát triển của Trường Đại học Thương mại.

- Xây dựng môi trường văn hóa của nhà trường phải dựa trên cơ sở tôn trọng con người và ngược lại thì giảng viên cũng coi nhà trường như là ngôi nhà thứ hai của mình, xây dựng sự trung thành của giảng viên đối với nhà trưởng. Đẩy mạnh sự phát triển các một quan hệ thân thiện trong nội bộ dựa trên cơ sở lòng trung thực, quan tâm đến mọi người xung quanh, tạo sự tin cậy, phát triển tinh thần đồng đội, hợp tác. Đẩy mạnh sự cam kết giữa nhà trường đối với các thành viên về việc đảm bảo việc làm ổn định cho họ trong thời gian tồn tại của nhà trường, tạo ra một tỷ lệ thay đổi lao động thấp, thu hút tình cảm hướng về nhà trường của đội ngũ giáo viên. - Bên cạnh các chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, giảng viên, Nhà trường cũng cần tích cực đầu tư hơn nữa vào cơ sở vật chất, mua học liệu, cơ sỏ giảng dạy, tài liệu nghiên cứu… để nâng cao điều kiện làm việc giúp các cán bộ quản lý, giảng viên trường Đại học Thương mại có một môi trường làm việc tốt nhất, chuyên nghiệp nhất và hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhân lực tại trường đại học thương mại (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)