CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại trƣờng Đại học
4.2.7. Giải pháp về kiểm tra, giám sát quản lý nhân lực
4.2.7.1. Cơ sở của giải pháp
- Nhìn nhận được hiệu quả của công tác tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, giảng viên, xác định trách nhiệm của nhà quản lý và bản thân cán bộ, giảng viên trong phát huy mặt mạnh, Kịp thời điều chỉnh theo hướng đạt được mục tiêu của kế hoạch phát triển nguồn nhân lực nhà trường.
4.2.7.2. Nội dung
- Xây dựng bộ tiêu chuẩn riêng về quản lý nhân lực và chủ động tiến hành kiểm tra, đánh giá định kỳ về công tác quản lý nhân lực dựa trên các công tác về đánh giá, hiệu quả công việc đối với các giảng viên và cán bộ quản lý.
- Tổ chức kiểm tra, đánh giá thông qua phiếu điều tra, phiếu thăm dò, phiếu hỏi hoặc trao đổi trực tiếp. Thu thập thông tin bằng nhiều hình thức, lập thống kê theo biếu mẫu để có đánh giá khách quan về công tác quản lý nhân lực.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 4
Căn cứ vào kết quả phân tích chiến lược phát triển Nhà trường trong giai đoạn 2016-2021, tầm nhìn đến 2030 và thực trạng quản lý nhân lực tại trường Đại học Thương mại trong chương 3, chương 4 đã đề xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao việc quản lý đội ngũ nhân lực của trường. Các đề xuất được chia thành theo từng nội dung quản lý nhân lực bao gồm:
-Giải pháp nâng cao công tác xây dựng kế hoạch nhân lực
-Giải pháp nâng cao quản lý công tác tuyển dụng nhân lực
-Giải pháp nâng cao việc quản lý đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhân lực -Giải pháp nâng cao việc quản lý sử dụng nhân lực
-Giải pháp nâng cao quản lý việc đánh giá hiệu quả công việc
-Giải pháp nâng cao quản lý việc trả công lao động với các chính sách đãi ngộ -Giải pháp nâng cao việc kiểm tra, đánh giá công tác quản lý nhân lực.
Các giải pháp có quan hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ nhau thúc đẩy tối ưu hóa công tác quản lý nhân lực của nhà trường. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bên cạnh các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, Bộ giáp dục Đào tạo, cần phải có cơ chế phù hợp tạo điều kiện cho cán bộ giảng viên được cạnh tranh lành mạnh. Giải pháp được thực hiện một cách đồng bộ, được sự phối hợp chặt chẽ từ các cơ quan, ban ngành, từ phía nhà trường cũng như đội ngũ cán bộ, giảng viên thì công tác phát triển nguồn nhân lực sẽ có bước tiến phát triển mới đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển của đất nước.
Muốn phát triển đội ngũ giảng viên thì trước hết phải có những đánh giá đúng đắn, hợp lý và khách quan, từ đó mới có thể thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của đội ngũ CBGD và những thành tựu cũng như hạn chế trong công tác phát triển. Sau khi đánh giá được chính xác những điều này lại rất cần có những quy định, chính sách quy hoạch cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng hợp lý để CBGD không ngừng được nâng cao về số lượng, đảm bảo về chất lượng đáp ứng với mục tiêu của nhà trường rtong giai đoạn mới. Tác giả hy vọng một số đóng góp trên có thể hữu ích cho quá trình quản lý của nhà trường nói chung. Nâng cao việc quản lý để phát triển nguồn nhân lực một cách hiệu quả chính là nội dung cơ bản và quan trọng nhất trong đảm bảo chất lượng giáo dục đại học.
KẾT LUẬN
Đất nước ta đang trên đà đổi mới, thực hiện chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, từng bước hội nhập và thị trường quốc tế. Điều này đặt ra yêu cầu nhân lực cho xã hội ngày càng có trình độ chuyên môn cao, đủ số lượng và đảm bảo chất lượng. Giáo dục đại học là lĩnh vực gánh vác trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho toàn xã hội, điều này đặt ra yêu cầu về nguồn nhân lực của giáo dục đại học nói chung và đội ngũ cán bộ giảng viên nói riêng phải không ngừng được phát triển.
Là một trong những trường đầu ngành trong lĩnh vực quản trị, kinh tế, Trường Đại học Thương mại hàng năm cung cấp cho xã hội một lượng lớn nhân lực ngành quản trị kinh doanh kinh tế, quản trị nhân lực, kế toán…. Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội, trường đang ngày càng cần mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo với mục tiêu đặt ra sớm đưa trường trở thành trường đại học có uy tín trong khu vực, điều này sẽ không thể thực hiện được nếu thiếu đi một đội ngũ cán bộ nhiệt huyết, đủ năng lực và trình độ. Xuất phát từ điều này, luận văn “Quản lý nhân lực tại trường Đại học Thương mại” đặt ra mục tiêu đề ra được các giải pháp cần thiết, hữu hiệu nhằm nâng cao công tác quản lý đội ngũ nhân lực cùa nhà trường trong giai đoạn mới. Sau một thời gian nghiên cứu khẩn trương, nghiêm túc, đối chiếu với mục đích nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành và đạt được một số kết quả sau:
Chương 1: Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản liên quan đến nhân lực nói chung và quản lý nhân lực nói riêng: các khái niệm về nhân lực và quản lý nhân lực, vai trò của quản lý nhân lực trong trường đại học, các nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhân lực trong trường đại học. Những vấn đề về cơ sở lý luận này được sử dụng làm căn cứ phân tích những chương sau.
Chương 2: Tác giả đã trình bày những phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn và quá trình nghiên cứu để đưa đến kết quả nghiên cứu là đề xuất các giải pháp để nâng cao công tác q uản lý nhân lực của trường Đại học Thương mại.
Chương 3: Thông qua các số liệu thống kê, khảo sát, thu thập tài liệu tại phòng tổ chức cán bộ, phòng Quản lý khoa học và các phòng ban chức năng, các Khoa của Trường Đại học Thương mại, luận văn đã mô tả, đánh giá thực trạng công tác quản lý nhân lực của Nhà trường. Đồng thời luận văn cũng nêu ra những thành tựu, mặt hạn chế trong công tác quản lý nhân lực, những nguyên nhân cần phải khắc phục để không ngừng nâng cao công tác quản lý nhân lực cũng tức là góp phần quan trọng vào việc đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường.
Chương 4: Trên cơ sở các vấn đề lý luận và thực trạng về công tác quản lý đội ngũ CBGV hiện nay của trường Đại học Thương mại, luận văn đã đề xuất phương hướng và một số giải pháp dựa trên các nội dung của công tác quản lý nhân lực được phân tích ở phần thực trạng. Các giải pháp này có tính khả thi vì được đưa ra trên cơ sở phân tích những đặc điểm, chiến lược phát triển của Nhà trường cũng như phương hướng phát triển đội ngũ nhân lực của nhà trường trong thời gian tới.
Luận văn được thực hiện với sự cố gắng và mong muốn góp phần vào việc nâng cao công tác quản lý đội ngũ CBGD nói chung và nguồn nhân lực của trường Đại học Thương mại nói riêng. Bên cạnh những kết quả đạt được, luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế nhất định, tác giả rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý bổ sung từ các thầy cô, lãnh đạo nhà trường để luận văn được hoàn chỉnh hơn, có thể áp dụng trong thực tế và đóng góp một phần nhỏ thiết thực cho sự phát triển của trường trong giai đoạn sắp tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1.Báo cáo nội bộ của Trường Đại học Thương mại.
2. Báo cáo tổng kết năm học 2013-2014, 2014-2015, 2015-2016, 2016-2017 của Phòng Tổ chức nhân sự, Trường Đại học Thương mại
3. Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh , 2010. Kinh tế nguồn nhân lực. Hà nội : NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
4. Trần Kim Dung (2001), Quản trị nguồn nhân lực, Hà Nội : NXB Giáo dục,.
5. Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân , 2010. Quản lý nhân lực. Hà nội : NXB Lao động xã hội.
6. Lê Thanh Hà , 2012.Giáo trình quản lý nhân lực (tập 1). Hà nội : NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.
7. Hoàng Văn Hải và Vũ Thùy Dương , 2010. Quản lý nhân lực. Hà nội : NXB Thống
kê.
8.Nguyễn Thị Thu Hằng ,2013. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các trường đại học khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh khu vực phía Bắc. Luận văn thạc sĩ. Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông.
9. Mai Thanh Lan và Nguyễn Thị Minh Nhàn , 2016. Giáo trình Quản lý nhân lực
căn bản. Hà Nội : NXB Thống kê.
10.Lê Kim Liên, 2012. Quản lý nguồn nhân lực trong giai đoạn khó khăn. Tạp
chí Công thương
11.Lê Thị i Lâm , 2013. Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo, Kinh nghiệm Đông , Hà Nội : NXB Khoa học và Xã hội .
12.Trần Văn Khởi, 2009. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý giảng viên trong các trường cao đẳng khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh ở nước ta hiện nay. Luận án tiến sỹ. Trường Đại học Thương mại.
13.Nguyễn Ngọc Quân , 2012. Quản lý nhân lực. Hà nội : NXB Lao động - Xã hội,
Hà Nội.
ở Việt Nam theo quan điểm tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Luận án tiến sỹ. Đại học Quốc gia Hà Nội.
15.Trần Hoàng Việt Vân , 2014. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại trường
Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại học Thái nguyên.
16.Kế hoạch công tác và báo cáo tổng kết của các năm học 2013-2014, 2014-2015, 2015-2016, 2016-2017 của Phòng Quản lý Khoa học, Phòng Tổ chức nhân sự, Phòng Hành chính Tổng hợp, Công đoàn Trường Đại học Thương mại.
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
17.Gary Dessler, 2010. Human Resource Management . 13rd edition, Pearson Education Limited.
18.George T.Mikovich ,2005. Quản lý nguồn nhân lực . Dịch từ tiếng Anh. Hà nội: Nhà xuất bản Thống kê.
19. Simon Paye ,2015. L'université, un employeur comme les autres? L‟essor de la «
Gestion des Ressources Humaines au Royaume-Uni » ,
https://www.cairn.info/revue-formation-emploi-2015-4-page-51.htm [Ngày truy cập: 12tháng 5 năm 2018]
20.William B.Werther, Jr, Keith Davis (1996), « Human Resource and Personnel Management , McGraw-Hill.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU KHẢO SÁT THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
Nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp đề tài “Quản lý
nhân lực tại Trƣờng Đại học Thƣơng mại”, kính đề nghị các quý thầy /cô cho ý kiến của mình về các nội dung trong phiếu khảo sát dưới đây. Mọi thông tin thu được chỉ sử dụng với mục đích nghiên cứu. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của Ông bà trong mẫu phiếu khảo sát này. Xin chân thành cảm ơn!
PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN (Có thể không ghi)
Họ và tên: Đơn vị công tác: Chức vụ:
Công việc đảm nhiệm:
Tốt nghiệp trường, chuyên ngành: Trình độ:
Học hàm: Học vị:
PHẦN 2: NỘI DUNG
Ông/ Bà vui lòng cho biết ý kiến của mình về các chính sách và công tác quản lý nhân lực của Trường Đại học Thương mại theo các nội dung dưới đây. Cấp độ tương ứng với thang đo mà anh chị cho là phù hợp và đúng với quan điểm của mình theo chỉ dẫn dưới đây:
Cấp độ 1 2 3 4 5
Thang đo Rất không
hài lòng Không hài lòng Tạm hài lòng Hài lòng Rất hài lòng
TT Các tiêu chí Mức độ đồng ý
1 2 3 4 5
1
Sự phù hợp của chính sách nhân sự đối với đội ngũ CBGV
Chính sách nhân sự hiện nay đối với CBGV là hợp lý Theo ông/bà, chính sách nhân sự như hiện nay của Nhà trường phù hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển đề ra Việc xây dựng chiến lược nhân sự cần thiết và phù hợp
2
Số lượng cán bộ giảng viên
Số lượng CBGV hiện nay đáp ứng tốt nhu cầu đào tạo của nhà trường
Số lượng CBGV được nhà trường tuyển dụng theo ông/bà là đáp ứng được yêu cầu và tiêu chuẩn
Chính sách gì để thu hút nhân lực chất lượng cao?
3
Sử dụng, đào tạo và đánh giá CBGV
Ông/bà hài lòng về chất lượng giảng dạy của GV hiện nay Cơ cấu GV hiện nay là phù hợp với yêu cầu đào tạo của trường
Sau các khóa học, anh chị có áp dụng được hầu hết chương trình đào tạo vào công việc không?
Ông/bà thấy chất lượng giảng dạy GV được nâng lên một cách rõ rệt sau quá trình đào tạo
Cấp trên có tạo điều kiện, cơ hội cho anh chị thực hiện công việc được giao không?
4
Lương bổng và đãi ngộ
Ông/bà có hài lòng với các chính sách lương thưởng của Nhà trường
CBGV hiện nay có chuyên môn, say mê và nhiệt huyết với nghề
Đề xuất (nếu có):….
PHỤ LỤC 2 Kết quả điều tra
Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, tác giả chỉ thực hiện điều tra, phỏng vấn với số lượng 10 người (100%) được trình bày trong chương 2.
Kết quả điều tra như sau:
Nội dung Rất không hài lòng Không hài lòng Tạm hài lòng Hài lòng Rất hài lòng Sự phù hợp của chính sách nhân sự
đối với đội ngũ CBGV
17,3% 67,3% 15,4%
Chính sách nhân sự hiện nay đối
với CBGV là hợp lý 31,6% 68,4%
Theo ông/bà, chính sách nhân sự như hiện nay của Nhà trường phù hợp với mục tiêu và chiến lược phát triển đề ra
3,9% 54,9% 41,2%
Việc xây dựng chiến lược nhân sự
cần thiết và phù hợp 15,4% 53,8% 30,8%
Số lượng cán bộ giảng viên
Số lượng CBGV hiện nay đáp ứng
tốt nhu cầu đào tạo của nhà trường 58,0% 42,0%
Số lượng CBGV được nhà trường tuyển dụng theo ông/bà là đáp ứng được yêu cầu và tiêu chuẩn
1,9% 4,2% 22,8% 54,7% 16,4%
Chính sách gì để thu hút nhân lực chất
Sử dụng, đào tạo và đánh giá CBGV Ông/bà hài lòng về chất lượng
giảng dạy của GV hiện nay 1,7% 4,2% 21,6% 58,8% 13,7%
Cơ cấu GV hiện nay là phù hợp với
yêu cầu đào tạo của trường 3,9% 54,9% 41,2%
Sau các khóa học, anh chị có áp dụng được hầu hết chương trình đào tạo vào công việc không?
17,3% 67,3% 15,4%
Ông/bà thấy chất lượng giảng dạy GV được nâng lên một cách rõ rệt sau quá trình đào tạo
4,2% 22,8% 42,7% 12%
Cấp trên có tạo điều kiện, cơ hội cho anh chị thực hiện
công việc được giao không? 7,5% 75,5% 17%
Lương bổng và đãi ngộ 34,7% 16,4% 24% 24.9%
Ông/bà có hài lòng với các chính
sách lương thưởng của Nhà trường 42% 27% 31%
CBGV hiện nay có chuyên môn,