Như đã phân tích, tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống của ngân hàng, là hoạt động mạng lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng, những rủi ro từ hoạt động này vì vậy cũng luôn đe doạ ảnh hưởng lớn tới chất lượng tài sản. Để đảm bảo tính bền vững và ổn định, quản lý RRTD luôn được coi là nhiệm vụ hàng đầu của ngân hàng. Trong xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt, đi đôi với việc cải tiến, nâng cao chất lượng nghiệp vụ nhắm đáp ứng nhu cầu kinh doanh và phù hợp với chuẩn mực quốc tế, các ngân hàng đang nỗ lực cải thiện bộ khung quản lý rủi ro nói chung và RRTD nói riêng.
Không nằm ngoài xu thế đó, Vietcombank Thành Công không ngừng nghiên cứu các biện pháp tăng cường chất lượng quản trị RRTD. Những kết quả đạt được trong những năm qua đã cho thấy chất lượng tín dụng vẫn đang ở mức thấp so với thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao, tập trung tín dụng vẫn tồn tại ở một số ngành hàng, khách hàng. Nguyên nhân cơ bản nhất của thực trạng này là hạn chế trong công tác quản trị RRTD của ngân hàng.
Trong thời gian tới, trong tiến trình từng bước nâng cao chất lượng tín dụng, cải thiện hệ thống quản trị RRTD, Vietcombank nói chung và chi nhánh THành Công nói riêng hướng tới mục tiêu an toàn, hiệu quả, trở thành một trong những chi nhánh có thể theo kịp các thực hành tốt nhất và chuẩn mực quốc tế trong quản trị RRTD. Cụ thể:
3.1.1 Xây dựng quy trình cấp tín dụng hợp lý
Để có được quy trình cấp tín dụng hợp lý, ngân hàng cần thiết phải thiết lập những tiêu chí cấp tin dụng, cơ chế phân cấp thẩm quyền phù hợp, phản ánh khẩu vị rủi ro của ngân hàng. Ngoài ra, các chính sách tín dụng đối với những món vay mới cũng như mở rộng những món vay cũ cần phải được thường xuyên xem xét, đảm bảo phù hợp với chiến lược rủi ro trong từng thời kỳ như: không cấp tín dụng tập trung quá cao cho một khách hàng, một ngành nghề, lĩnh vực,…
3.1.2 Lượng hoá các thước đo rủi ro
Uỷ ban Basel II ra đời với những chỉ dẫn cụ thể trong lượng hoá rủi ro, trong đó có các cấu phần PD, LGD, EAD. Thực tế tại chi nhánh, rủi ro cũng đang được ngân hàng nỗ lực tìm cách lượng hoá bởi những công cụ chấm điểm tín dụng khách hàng. Tuy nhiên, để tiến tới đo lường rủi ro bằng những chỉ tiêu theo thông lệ quốc tế, cần thiết phải có bước chuẩn bị kỹ càng và một hệ thống quản lý rủi ro chuẩn mực.
3.1.3 Nâng cao chất lượng công tác giám sát, kiểm soát tín dụng
Cũng theo uỷ ban Basel II, một trong những nguyên tắc quản lý RRTD đó đảm bảo hiệu quả công tác giám sát, kiểm soát tín dụng nội bộ. Điều này thể hiện ở việc đánh giá các thước đo rủi ro, chất lượng quản lý rủi ro, mức độ đảm bảo tuân thủ các quy trình, quy định, hạn mức tín dụng. Công việc này cần thiết phải được thực hiện thường xuyên bởi cả bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận giám sát độc lập khác.