Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thành công1 (Trang 100 - 101)

3.3.1.1 Mở rộng danh mục cho vay để hạn chế RRTD bằng cách thay đổi cơ chế trong huy động vốn

Chi nhánh Thành Công đề xuất với Hội sở chính nghiên cứu thêm một số hình thức huy động vốn mới, góp phần thúc đẩy huy động vốn từ nền kinh tế như hình thức rút gốc linh hoạt. Đối với hình thức này, khách hàng có thể rút một phần gốc trước hạn tuỳ theo nhu cầu của người gửi, phần còn lại được giữ nguyên lãi suất và kỳ hạn như đã gửi ban đầu. Bên cạnh đó, xây dựng thêm các gói sản phẩn huy động vốn dành cho khách hàng là tổ chức nhằm tăng cường huy động vốn từ nhóm khách hàng này. Xây dựng cơ chế chính sách lãi suất riêng cho đối tượng khách hàng tiềm năng và thực hiện thống nhất chung trên toàn hệ thống.

Trong thời gian tới, Hội sở chính ngần hàng Ngoại Thương Việt Nam cần đầu tư về nguồn lực cũng như cần có các chính sách phù hợp để đẩy mạnh và tăng tỷ trọng huy động vốn thể nhân/tổng huy động vốn vì đây chính là nguồn vốn tương đối ổn định đối với Ngân hàng. Phòng chính sách và phát triển thị trường bán lẻ tại Hội sở chính cần nghiên cứu triển khai những sản phẩm huy động vốn hấp dẫn và khả thi hơn, sản phẩm nên có tính năng vượt trội hơn hẳn so với các sản phẩm của ngân hàng khác và thể hiện đặc trưng riêng có của thương hiệu Vietcombank.

3.3.1.2 Đưa ra chính sách phù hợp cho sự phát triển của chi nhánh

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương - Chi nhánh Thành Công là chi nhánh có mạng lưới ít trong hệ thống các chi nhánh NHTMNN trên địa bàn Thủ đô. Đây là hạn chế trong việc tăng tính hiệu quả quảng bá thương hiệu Vietcombank với công chúng cũng như làm giảm bớt tính cạnh tanh với các đối thủ khác trên địa bàn như: có biện pháp hạn chế sự cạnh tranh nội bộ giữa các sản phẩm trên tất cả các điểm

giao dịch của Vietcombank (như thống nhất về lãi suất, tỷ giá…). Xác định được lợi thế cạnh tranh của từng địa bàn, từng đối tượng khách hàng, từng Chi nhánh….để xây dựng chiến lược phát triển phù hợp, phát huy được thế mạnh trong kinh doanh của từng Chi nhánh và từng địa bàn.

3.3.1.3 Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin

Hệ thống công nghệ thông tin của các ngân hàng cần được nâng cấp, hiện đại hoá để có thể hỗ trợ cho công tác quản trị RRTD, tiến tới theo dõi RRTD của toàn hệ thống một cách tức thời. Hội sở chính cần ý thức được rằng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản trị ngân hàng là yếu tố sống còn đối với ngân hàng mình trong cuộc cạnh tranh về công nghệ giữa các ngân hàng đang diễn ra tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thành công1 (Trang 100 - 101)