Các phương pháp tiếp cận quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thành công1 (Trang 25 - 28)

1.2. Quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của các NHTM

1.2.3. Các phương pháp tiếp cận quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II

Sau hàng loạt vụ sụp đổ của các ngân hàng vào thập kỷ 80, một nhóm các ngân hàng trung ương và cơ quan giám sát của nhóm G10 đưa ra các nguyên tắc chung để quản lý hoạt động của các ngân hàng quốc tế

Năm 1988, Uỷ ban này đã phê duyệt một văn bản đầu tiên lấy tên là Hiệp ước về vốn của Basel (Basel I), yêu cầu các ngân hàng hoạt động quốc tế phải nắm giữ một mức vốn tối thiểu để có thể đối phó với những rủi ro có thể xảy ra. Mức vốn tối thiểu này là một tỷ lệ phần trăm nhất định trong tổng vốn của ngân hàng, do đó mức vốn này cũng được hiểu là mức vốn tối thiểu tính theo trọng số rủi ro của ngân hàng đó. Mục đích của Basel I nhằm:

- Củng cố sự ổn định của toàn bộ hệ thống ngân hàng quốc tế.

- Thiết lập một hệ thống ngân hàng quốc tế thống nhất, bình đẳng nhằm giảm cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng quốc tế.

Thành tựu cơ bản của Basel I là đã đưa ra được định nghĩa mang tính quốc tế chung nhất về vốn của ngân hàng và một cái gọi là tỷ lệ vốn an toàn của ngân hàng.

Mặc dù có rất nhiều điểm mới nhưng Hiệp ước Basel với bản sửa đổi năm 1996 vẫn có khá nhiểu điểm hạn chế. Một trong những điểm hạn chế đó là Basel I

đã không đề cập đến một loại rủi ro đang ngày càng trở nên phức tạp và với mức độ ngày càng tăng lên, đó là rủi ro tác nghiệp.

Chính vì vậy, từ năm 1999, Uỷ ban Basel đã nỗ lực đưa ra một Hiệp ước mới thay thế cho Basel I và cho đến năm 2005, bản Hiệp ước quốc tế về vốn của Basel (Basel II) đã chính thức được ban hành.

Trong Basel II, Uỷ ban Basel đã ban hành 17 nguyên tác về quản lý nợ xấu mà thực chất là đưa ra các nguyên tắc trong quản trị RRTD, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động tín dụng. Các nguyên tắc này tập trung vào các nội dung cơ bản sau:

 Xây dựng môi trường tín dụng thích hợp (3 nguyên tắc): trong nội dung này, Uỷ ban Basel yêu cầu Hội đồng quản trị phải thực hiện phê duyệt định kỳ chính sách RRTD, xem xét RRTD và xây dựng một chiến lược xuyên suốt trong hoạt động của ngân hàng (tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro…). Trên cơ sở này, Ban Tổng giám đốc có trách nhiệm thực thi các định hướng này và phát triển các chính sách, thủ tục nhằm phát triên, đo lường, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, ở cấp độ của từng khoản tín dụng và cả danh mục đầu tư. Các ngân hàng cần xác định và quản trị RRTD trong mọi sản phẩm và hoạt động của mình. Đặc biệt là các sản phẩm mới phải có sự phê duyệt của Hội đồng quản trị hoặc Uỷ ban của Hội đồng quản trị.

 Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh (4 nguyên tắc): các ngân hàng cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (thị trường mục tiêu, đối tượng khách hàng, điều khoản và điều kiện cấp tín dụng…). Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng khách hàng vay vốn và nhóm khách hàng vay vốn để tạo ra các loại hình RRTD khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ với khách hàng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Ngân hàng phải có quy định rõ ràng trong phê duyệt tín dụng, các sửa đổi tín dụng với sự tham gia của các bộ phân tiếp thị, bộ phận phân tích tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phân tham gia, đồng thời cần phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên quản trị RRTD có kinh nghiệm, có kiến thức nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản trị RRTD. Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa

các bên, đặc biệt cần có sự cẩn trọng và đánh giá hợp lý đối với các khoản tín dụng cấp cho các khách hàng có quan hệ.

 Duy trì một quá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp (10 nguyên tắc): Các ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tư có RRTD, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập thông tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản như hợp đồng vay…theo quy mô và mức độ phức tạp của ngân hàng. Đồng thời hệ thống này phải có khả năng nắm bắt và kiểm soát tình hình tài chính, sự tuân thủ các giao kèo của khách hàng…để phát hiện kịp thời các khoản vay có vấn đề. Ngân hàng cần có hệ thống khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Các chính sách RRTD của ngân hàng cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Trách nhiệm đối với các khoản tín dụng này có thể được giao cho bộ phận tiếp thị hay bộ phận xử lý nợ hoặc kết hợp cả hai bộ phận này, tuỳ theo quy mô và bản chất của mỗi khoản tín dụng. Uỷ ban Basel cũng khuyến khích các ngân hàng phát triển và xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý RRTD, giúp phân biệt các mức độ RRTD trong các tài sản có tiềm năng rủi ro của ngân hàng.

Như vậy trong xây dựng mô hình quản trị RRTD, nguyên tắc Basel II có một số điểm cơ bản:

+ Phân tách bộ máy cấp tín dụng theo các bộ phận tiếp thị, bộ phận phân tác tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng cũng như trách nhiệm rạch ròi của các bộ phận tham gia.

+ Nâng cao năng lực của các bộ quản trị RRTD.

+ Xây dựng một hệ thống quản lý và cập nhật thông tin hiệu quả để duy trì một quá trình đo lường, theo dõi tín dụng thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định và quản lý RRTD.

Tại Basel II, các nhà quản lý ngân hàng các nước thuộc Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng đã đồng thuận một quy định mới có tính lịch sử về quản lý ngan hàng nhằm xây dựng hệ thống tài chính toàn cầu ổn định hơn.

Theo quy định mới, gọi là Hiệp định Basel III, buộc các ngân hàng có hoạt động quốc tế phải tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên 7%, cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn 2% hiện hành và cao hơn cả tỷ lệ 4% mà các ngân hàng mỹ áp dụng sau khi kiểm tra sức chịu đựng của ngân hàng vào năm 2009.

Các nhà quản lý tin rằng, tỷ lệ vốn dự trữ càng cao, ngân hàng càng ít bị rủi ro phá sản hay sụp đổ và cũng ít rủi ro gây rối loạn cho toàn hệ thống.

Quy định này cũng được cho là sẽ giúp hệ thống ngân hàng toàn cầu được kết nối chặt chẽ với nhau thành tích tụ nợ và rủi ro quá mức từng làm đảo lộn thị trường tài chính Wall Street và gây chấn động nền kinh tế thế giới vừa qua, buộc các chính phủ phải dùng tiền thuế của người dân để cứu nguy các tổ chức tài chính.

Mặc dù quy định mới liên quan tới nhiều phép tính phức tạp, nhiều sản phẩm tài chính xa lạ, nhưng theo giới phân tích, nó sẽ có tác động lan toả tới mọi hoạt động tài chính, mọi doanh nghiệp và người tiêu dùng khắp thế giới, chi phối các hoạt động cho vay và thẻ tín dụng.

Tuy nhiên, để tránh gây áp lực lên công cuộchồi phục kinh tế đang rất chập chờn trên khắp thế giới, các nhà quản lý ngân hàng đồng ý rằng việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc sẽ được triển khai dần dần trong khoản thời gian 8 năm, chậm hơn một năm so với đề xuất của Mỹ nhưng sớm hơn 1 năm so với đề xuất của Đức. Theo thoả thuận này, một số thay đổi sẽ được áp dụng ngay từ năm 2013 nhưng một số thay đôi khác sẽ chỉ có hiệu lực hoàn toàn vào năm 2019.

Từ này đến năm 2017, các ngân hàng phải tích luỹ vốn sao cho nguồn vốn dự trữ phải bằng hoặc nhiều hơn 4,5% so với tài sản, sau năm 2015 phải xây dựng dự phòng 2,5%, sao cho đạt được tỷ lệ dự trữ tối thiểu 7% vào năm 2019.

Ngân hàng nào không xây dựng quỹ dự phòng hoặc tỷ lệ dự trữ không đạt mức tối thiểu mà Basel III quy định, cơ quan quản lý sẽ buộc họ phải trích lợi nhuận để gia tăng vốn, giảm nguồn tiền dùng để chia cổ tức hay thưởng cho giới quản trị. Một số người tin rằng, quy định mới có thể buộc nhiều ngân hàng phải thu hẹp dư nợ tín dụng hoặc bán bớt tài sản để cải thiện tình trạng vốn.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh thành công1 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w