6. Kết cấu luận vă n:
1.2.5. Vai trò của QTDND
- QTDND góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn: Hoạt động của QTDND tạo thêm việc làm cho ngƣời nông dân, đặc biệt là trong lúc nông nhàn, góp phần thúc đẩy việc mở rộng, khôi phục ngành nghề và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Hệ thống QTDND góp phần đa dạng hóa các loại hình TCTD, tạo nên một hệ thống TCTD đƣợc cấu trúc theo kiểu mô hình khác nhau về chế độ sở hữu, quy mô và phạm vi hoạt động,
góp phần tạo ra một thị trƣờng tài chính sống động, phong phú ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.
- QTDND có vai trò tích cực trong việc huy động nguồn vốn tại chỗ, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo:
QTDND là loại hình TCTD phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông nghiệp và nông thôn. QTDND có nhiều thuận lợi và lợi thế trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi tại chỗ trong dân cƣ. Việc tiếp cận đối với nguồn vốn vay từ các QTDND có nhiều thuận lợi đối với các cá nhân, tổ chức kinh tế nhỏ lẻ tại vùng nông thôn. Các QTDND là nhân tố không thể thiếu giúp cho nông dân và những ngƣời sản xuất, kinh doanh nhỏ nâng cao hiệu quả hoạt động, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần giảm tình trạng đói nghèo và phân hóa giàu nghèo, đẩy lùi nạn cho vay nặng lãi, tạo ra môi trƣờng lành mạnh về tiền tệ tín dụng tại nông nghiệp, nông thôn.
Với cơ chế tổ chức quản lý dân chủ, quy mô nhỏ, các QTDND là loại hình kinh doanh năng động, dễ thích ứng với sự thay đổi môi trƣờng hoạt động, cùng với sự liên kết chặt chẽ thành một hệ thống, mô hình QTDND nói riêng và TCTD hợp tác nói chung ngày càng trở thành một bộ phận kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.