Vai trò và tầm quan trọng của nợ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm toán hoạt động đối với quản lý nợ công ở việt nam (Trang 25 - 26)

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011 – 2020 của Đảng xác định trong bối cảnh nhu cầu vốn phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội ngày càng lớn, khả năng huy động nguồn nội lực chưa đáp ứng đầy đủ, việc huy động từ các nguồn vốn vay nợ trong và ngoài nước là cần thiết và có vai trò hết sức quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu cân đối NSNN và đầu tư phát triển triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, việc vay quá nhiều cộng với việc quản lý nợ công không hiệu quả có thể dẫn đến rủi ro, hệ lụy không nhỏ đối với bất kỳ nền kinh tế nào nếu không được quản lý một cách hợp lý. Nợ công không bền vững có thể làm giảm khả năng của Chính phủ trong nỗ lực giảm mức thất nghiệp và nghèo đói của một quốc gia. Do vậy, tác động hai mặt của nợ công đến kinh tế vĩ mô đòi hỏi Chính phủ phải hết sức quan tâm và có những tính toán phù hợp nhằm đảm bảo giới hạn an toàn về nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia và đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Vai trò và tác động cụ thể của nợ công lên nền kinh tế có thể được khái quát qua hai chiều tác động như sau:

Tác động tích cực Tác động tiêu cực

(1) Nhiều dự án cơ sở hạ tầng quan trọng được đầu tư bằng nguồn vốn vay từ nợ công;

(2) Nhiều chương trình cải cách kinh tế, cải thiện môi trường, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội được ưu tiên sử dụng từ nguồn vốn vay nợ công;

(3) Nguồn vốn vay được Chính phủ bảo lãnh, cho vay lại đã có đóng góp thiết thực đối với sự phát triển của một số doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và các định chế tài chính;

(4) Phần lớn các khoản vay nước ngoài của Chính phủ có kỳ hạn dài, lãi suất thấp, do vậy chi phí tài chính và sức ép thời hạn trả nợ là không quá cao.

(1) Mức nợ công cao của một quốc gia sẽ tạo ra nguy cơ thế hệ hiện tại xâm lấn lợi ích của thế hệ tương lai, để lại cho thế hệ sau gánh nặng phải trả khoản nợ công lớn; (2) Nợ công nếu không được quản lý hiệu quả, thận trọng và có hệ thống thì có thể sẽ khiến quốc gia đối mặt với nguy cơ tiềm ẩn vỡ nợ, mất khả năng thanh toán và khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng (như trường hợp của Hy Lạp);

(3) Quan trọng hơn cả, việc một quốc gia duy trì khoản nợ công lớn về lâu dài sẽ tạo ra chi phí lãi vay lớn tương ứng, làm giảm hiệu quả của các khoản chi tiêu công, giảm năng suất lao động, dẫn đến giảm tổng sản phẩm nội địa (GDP).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm toán hoạt động đối với quản lý nợ công ở việt nam (Trang 25 - 26)