Mục tiêu và tầm quan trọng của quản lý nợ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm toán hoạt động đối với quản lý nợ công ở việt nam (Trang 27 - 28)

1.4.2.1. Mục tiêu của quản lý nợ công

Quản lý nợ công là một quá trình thiết lập và thực hiện chiến lược quản lý nợ nhằm đạt được mục tiêu quản lý nợ trong từng thời kỳ. Mục tiêu của quản lý nợ công là đảm bảo đáp ứng nhu cầu tài chính của Chính phủ và các nghĩa vụ phải thanh toán với chi phí thấp nhất trong trung và dài hạn, phù hợp với mức độ rủi ro thận trọng về nợ cũng như như thiết lập và duy trì một thị trường chứng khoán chính phủ hiệu quả. Mục tiêu đáp ứng nhu cầu tài chính của Chính phủ với chi phí vay nợ thấp thường được ưu tiên trong giai đoạn đầu phát triển của quản lý nợ công, nhưng khi mức độ tiếp cận các thị trường vốn quốc tế tăng lên thì mục tiêu quản lý rủi ro cần rất được coi trọng. Ngoài ra đối với các nước đang phát triển cũng thường đặt mục tiêu phát triển thị trường vốn trong nước là trọng tâm của công tác quản lý nợ công.

1.4.2.2. Tầm quan trọng của quản lý nợ công

Trong khuôn khổ kinh tế vĩ mô rộng hơn đối với chính sách công, về cơ bản Chính phủ cần tìm cách đảm bảo quy mô và tốc độ tăng trưởng của nợ công được duy trì bền vững, có khả năng thanh toán trong nhiều tình huống khác nhau, trong khi vẫn đáp ứng được các mục tiêu về kiểm soát rủi ro và chi phí. Các nhà quản lý nợ phải đảm bảo sao cho cơ quan tài khóa nắm được tác động của các yêu cầu tài chính của nhà nước cũng như mức nợ đối với các chi phí vay mượn. Những cuộc khủng hoảng thị trường nợ trong những năm gần đây làm chúng ta phải chú ý đến tầm quan trọng của các biện pháp quản lý nợ phù hợp

và nhu cầu về một thị trường vốn hợp lý và hiệu quả. Mặc dù các chính sách quản lý nợ chính phủ chưa hẳn đã là nguyên nhân duy nhất, hoặc là nguyên nhân chính dẫn đến các khủng hoảng đó, nhưng cơ cấu đáo hạn và lãi suất, cùng kết cấu tiền tệ trong danh mục nợ của chính phủ, và nghĩa vụ về các công nợ bất thường lớn đã góp phần làm cho những khủng hoảng này thêm nghiêm trọng. Thậm chí trong các tình huống khi có môi trường chính sách kinh tế vĩ mô tốt, các biện pháp đầy rủi ro trong quản lý nợ cũng làm tăng khả năng tổn thương của nền kinh tế đối với các cú sốc kinh tế và tài chính. Đôi khi những rủi ro này có thể được giải quyết ngay bằng các biện pháp tương đối trực tiếp, như kéo dài thời gian đáo hạn và trả các chi phí dịch vụ nợ liên quan cao hơn, hay điều chỉnh lượng, thời gian đáo hạn và kết cấu dự trữ ngoại hối, và đánh giá lại các tiêu chí, cách thức quản lý liên quan đến nợ bất thường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm toán hoạt động đối với quản lý nợ công ở việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)