Nội dung KTHĐ đối với quản lý nợ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm toán hoạt động đối với quản lý nợ công ở việt nam (Trang 33 - 35)

Nội dung KTHĐ chủ yếu đối với quản lý nợ công bao gồm:

- Kiểm toán việc chấp hành LQLNC và các luật liên quan, các quy định của pháp luật, chế độ quy định về quản lý nợ công.

- Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về nợ công , việc đề xuất danh mục dự án (ODA và vay các tổ chức tài chính , tín dụng quốc tế ) và việc đàm phán, ký kết hiệp định vay.

- Việc vay và trả nợ Chính phủ: Vay nước ngoài (bù đắp bội chi NSNN; vay về cho vay la ̣i); vay trong nước.

- Việc cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ (vay nước ngoài, vay các tổ chức tín dụng trong nước, bảo lãnh phát hành trái phiếu).

- Việc vay và quản lý nợ chính quyền địa phương (số ký kết vay, số vốn vay thực nhận, sử dụng vốn vay, số trả nợ, số dư nợ).

- Việc quản lý và sử dụng Quỹ tích luỹ trả nợ và các Quỹ liên quan. - Tính đầy đủ, hợp lý và phù hợp về danh mục nợ công của Việt Nam. - Việc xây dựng các hệ thống chỉ tiêu giám sát nợ công; đánh giá công tác tổ chức giám sát về nợ công theo hướng dẫn.

- Việc công khai nợ công theo quy định.

- Việc triển khai thực hiện Luật Quản lý nợ công tại địa phương.

- Kiểm toán các báo cáo nợ công do các cơ quan quản lý nợ (thường là Bộ Tài chính) lập.

- Kiểm toán tính kinh tế, tính hiệu lực, tính hiệu quả của hoạt động quản lý nợ công.

- Kiểm toán chuyên đề quản lý, sử dụng các khoản nợ công. Bao gồm việc kiểm toán các dự án, các chương trình có sử dụng nợ công.

Tuy nhiên, đối với mỗi cuộc kiểm toán cụ thể, trên cơ sở các kết quả phân tích về hệ thống kiểm soát nội bộ, trọng yếu, rủi ro kiểm toán và ảnh hưởng có thể có của cuộc kiểm toán để lựa chọn nội dung kiểm toán cho phù hợp, đảm bảo hiệu quả cho công tác kiểm toán.

Theo Cẩm nang Hướng dẫn kiểm toán quản lý nợ công của INTOSAI, kiểm toán quản lý nợ công chủ yếu chú trọng áp dụng cách tiếp cận của KTHĐ đối với 9 chủ đề quản lý nợ công cụ thể, gồm:

Bảng 1.3: Chủ đề kiểm toán đối với quản lý nợ công

(1) Khuôn khổ pháp lý về nợ công (6) Hệ thống thông tin về nợ công

(2) Cơ cấu tổ chức quản lý (7) Hoạt động dịch vụ và thanh toán nợ

(3) Việc xác định nhu cầu vay nợ công (8) Báo cáo nợ công

(4) Chiến lược quản lý nợ công (9) Các nghĩa vụ nợ dự phòng mà trọng tâm

là bảo lãnh cho các khoản vay. (5) Các hoạt động vay nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm toán hoạt động đối với quản lý nợ công ở việt nam (Trang 33 - 35)