Bài học kinh nghiệm cho KTNN Việt Nam trong tổ chức kiểm toán nợ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm toán hoạt động đối với quản lý nợ công ở việt nam (Trang 41 - 43)

- Kiến nghị, tư vấn về điều chỉnh cơ cấu, phương thức tổ chức, chiến

1.7. Bài học kinh nghiệm cho KTNN Việt Nam trong tổ chức kiểm toán nợ công

đã được cho vào trong phạm vi kiểm toán tài chính công để KTNN In-đô-nê-xia có quyền hạn để kiểm toán công tác quản lý nợ công (thông qua kiểm toán tài chính, KTHĐ hoặc kiểm toán tuân thủ).

Ngoài ra, hàng năm, KTNN In-đô-nê-xia cũng thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính đối với Báo cáo tài chính của Chính phủ, trong đó có cả nợ công. Mỗi Tổ kiểm toán báo cáo tài chính Nợ công sẽ gồm 6 người, gồm: 1 trưởng đoàn, 1 phó đoàn, 1 tổ trưởng và 3 tổ viên. Tổ kiểm toán nợ công là một phần của Đoàn kiểm toán Quyết toán NSNN, và sẽ phát hành báo cáo kiểm toán riêng, sau đó báo cáo này sẽ được tổng hợp lại trong báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN. Thời gian kiểm toán thường là 50 ngày.

Trong năm 2012, KTNN In-đô-nê-xia thực hiện cuộc KTHĐ “tính hiệu quả của khuôn khổ kinh tế vĩ mô và chiến lược quản lý nợ công cho sự bền vững tài

chính (giai đoạn 2010 – tháng 10 2012)

Tổng thời gian cho cuộc kiểm toán là 100 ngày, trong đó 50 ngày dành cho khảo sát và 50 ngày triển khai kiểm toán. Quy trình kiểm toán được thiết kế trong chương trình kiểm toán của mỗi cuộc kiểm toán.

1.7. Bài học kinh nghiệm cho KTNN Việt Nam trong tổ chức kiểm toán nợ công nợ công

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia có kinh nghiệm về kiểm toán nợ công chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về kiểm toán nợ công cho KTNN Việt Nam như sau:

(1) Về tổ chức kiểm toán nợ công: Cần thiết phải có bộ phận chịu trách nhiệm kiểm toán nợ công với lực lượng chuyên gia về quản lý nợ để có thể tiến hành kiểm toán và đưa ra ý kiến về công tác quản lý nợ công hiện nay. Việc kiểm toán báo cáo tài chính về nợ công cần được thực hiện hàng năm. Trong khi đó, cơ quan kiểm toán tối cao cần đẩy mạnh áp dụng loại hình KTHĐ vào để

thực hiện kiểm toán nợ công nhằm đánh giá bức tranh nợ công, và công tác quản lý nợ công một cách toàn diện để từ đó đưa ra những ý kiến đánh giá, khuyến nghị mang tính vĩ mô hơn.

Việc thực hiện KTHĐ đối với công tác quản lý nợ không nhất thiết phải tổ chức định kỳ hàng năm mà có thể tùy thuộc vào tầm quan trọng của các chủ đề, chuyên đề kiểm toán cho từng giai đoạn. Nhân lực và thời gian cho một cuộc kiểm toán tùy thuộc vào từng cuộc kiểm toán cụ thể, tuy nhiên cần đặc biệt chú trọng nguồn lực cho khâu khảo sát và lập kế hoạch kiểm toán;

(2)Về phạm vi kiểm toán nợ công: Việc kiểm toán nợ công không chỉ đối

với hành vi vay nợ của Chính phủ trung ương mà phải bao gồm cả vay nợ của cấp chính quyền địa phương. Ngoài ra đối với các doanh nghiệp nhà nước hoặc do nhà nước nắm giữ phần vốn chi phối, nhất là các khoản vay nợ do nhà nước bảo lãnh, cũng cần được kiểm toán để đảm bảo an ninh tài chính chung;

(3) Nội dung kiểm toán nợ công: Cần bao gồm toàn bộ việc quản lý nợ Chính phủ, các nghiệp vụ vay, trả nợ, bảo lãnh vay nợ, cũng như kiểm soát rủi ro phát sinh từ vay nợ, đánh giá công tác quản lý vay nợ. Đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, việc kiểm toán các nghiệp vụ bảo lãnh vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước là vấn đề cần thiết đặt ra. Kiểm toán nợ công còn bao gồm đưa ra các chỉ số, chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý nợ (như DeMPA do WB nghiên cứu), chú ý đến chỉ tiêu nợ trên đầu dân số để thấy được mức nợ mà mỗi người dân phải chịu trách nhiệm;

(4)Nghĩa vụ cung cấp thông tin và báo cáo: Cơ quan KTNN cần được cung

cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về quản lý nợ quốc gia, nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương. Không có miền thông tin nào bị hạn chế hoặc ngăn cấm không được tiếp xúc, có như vậy mới đảm bảo được phạm vi kiểm toán nợ công.

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm toán hoạt động đối với quản lý nợ công ở việt nam (Trang 41 - 43)