- Thời gian thực hiện nghiên cứu: Luận văn được nghiên cứu trong năm 2015 về tất cả các số liệu và tình hình triển khai loại hình KTHĐ, và thực hiện
4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp
Để thực hiện các giải pháp trên, KTNN cần:
Thứ nhất, trên cơ sở Luật KTNN sửa đổi, hệ thống chuẩn mực KTNN đã và
sẽ ban hành, KTNN phải có những văn bản quy định cụ thể khi thực hiện các cuộc KTHĐ nói chung và KTHĐ về quản lý nợ công nói riêng;
Thứ hai, xác định KTHĐ là yêu cầu bắt buộc từng bước phải thực hiện thành
các cuộc kiểm toán độ lập, không lồng ghép, nhất là đối với kiểm toán quản lý nợ công. Coi đây là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện hàng năm (ít nhất mõi KTNN chuyên ngành và khu cực phải thực hiện 01 cuộc kiểm toán liên quan đến công tác quản lý nợ công).
Thứ ba, nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động, phát triển đội ngũ kiểm toán viên có đạo đức nghề nghiệp trong sáng, kiến thức và kỹ năng tương xứng với yêu cầu nghề nghiệp, nhất là trong xu thế chi tiêu công ngày một tăng và những sai phạm là khó tránh khỏi, trong khi hoạt động kiểm toán là lĩnh vực nhạy cảm, kiểm toán viên thường xuyên phải đối mặt với những cám dỗ, mua chuộc của đơn vị
được kiểm toán nên vấn đề đạo đức nghề nghiệp kiểm toán viên luôn phải được coi trọng; tuyển chọn những cán bộ có trình độ chuyên môn, đồng thời có chế độ đãi ngộ phù hợp nhằm thu hút được nhân tài cũng như giữ được những cán bộ có năng lực, giảm thiểu hiện tượng chảy máu chất xám.
Thứ tư, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng kiểm toán đối với từng cuộc kiểm toán cũng như từng kiểm toán viên... để phát huy tốt vai trò trong quản lý và nâng cao chất lượng kiểm toán;
Thứ năm, tăng cường và nâng cao hiệu quả phối hợp hơn nữa giữa KTNN với
các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cũng như với đơn vị được kiểm toán, tạo điều kiện để KTNN ngày càng hoàn thiện, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả kiểm toán, phục vụ và đáp ứng yêu cầu giám sát tài chính công và quyết định các vấn đề kinh tế - xã hội;
Thứ sáu, tiếp thu áp dụng những phương pháp kiểm toán mới, tham gia những cuộc kiểm toán liên quốc gia; tăng cường ứng dụng rộng rãi phương pháp kỹ thuật tiên tiến, hiện đại và tin học hóa trong hoạt động kiểm toán, phù hợp với xu thế phát triển và hội nhập nhằm đưa ra những thông tin tin cậy, thích hợp, kịp thời và có chất lượng.
KẾT LUẬN
Nợ công có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia; ảnh hưởng tới lợi ích và trách nhiệm của không chỉ một mà hai, thậm chí là ba thế hệ công dân của mỗi quốc gia. Chính vì vậy, việc hiểu rõ bản chất, đặc tính của nợ công để qua đó có thể thực hiện tốt công tác quản lý nợ công đang là một yêu cầu không đơn giản đặt ra cho Chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam.
Tuyên bố Lima về hướng dẫn các nguyên tắc kiểm toán thông qua tại Đại hội IX của Tổ chức các Cơ quan kiểm toán tối cao quốc tế (INTOSAI) năm 1977 đã khẳng định chắc chắn vị thế và vai trò của cơ quan kiểm toán tối cao đối với hoạt động quản trị công của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy, hoạt động của một cơ quan KTNN chỉ được coi là có hiệu quả, tác động tích cực lên xã hội khi cơ quan kiểm toán giải quyết được các câu hỏi lớn đang được đặt ra cho những vấn đề mang tính thời sự, được công luận đặc biệt quan tâm, theo dõi.
Tại Việt Nam, bên cạnh các vấn đề mang tính thời sự cao được dư luận đặc biệt quan tâm như chất lượng giáo dục, y tế, an sinh xã hội, cơ sở hạ tầng, năng suất lao động,…thì nợ công của Việt Nam cũng là một chủ đề đang làm nóng các kỳ họp của Quốc hội cũng như thu hút rất nhiều sự quan tâm của công luận, xã hội. Thông lệ và kinh nghiệm về kiểm toán quốc tế chỉ ra rằng KTHĐ là một trong những công cụ hữu hiệu nhất để áp dụng vào kiểm toán nợ công tại các quốc gia tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Chiến lược phát triển KTNN Việt Nam đến năm 2020 cũng đã xác định việc đẩy mạnh và tăng cường năng lực KTHĐ là một trong những mục đích chiến lược hàng đầu nhằm gia tăng giá trị cũng như nâng cao hiệu lực hoạt động của KTNN. Trong bối cảnh đó, việc triển khai và hoàn thiện loại hình KTHĐ đối với kiểm toán nợ công tại KTNN Việt Nam trở thành một nhu cầu tất yếu và mang tính thực tiễn cao nhằm đáp ứng được kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và người dân.
Để làm được điều đó, KTNN Việt Nam cần tập trung vào 06 giải pháp chính nhằm hoàn thiện KTHĐ đối với quản lý nợ công ở Việt Nam, đó là:
1) Hoàn thiện cơ sở pháp lý và căn cứ kiểm toán công tác quản lý nợ công; 2) Nâng cao năng lực KTHĐ đối với công tác quản lý nợ công;
3) Xây dựng bộ tiêu chí KTHĐ đối với quản lý nợ công thông qua việc ứng dụng các tiêu chí trong Công cụ đánh giá hiệu quả quản lý nợ DeMPA;
4) Công khai rộng rãi kết quả kiểm toán nợ công;
5) Hoàn thiện bộ máy và nguồn nhân lực KTHĐ đối với quản lý nợ công; 6) Tăng cường điều kiện cơ sở vật chất;
Nghiên cứu được thực hiện trong bối cảnh KTNN mới bước đầu triển khai thực hiện KTHĐ cũng như kiểm toán nợ công một cách độc lập, riêng rẽ từ năm 2014-2015, do đó một số đánh giá, nhận xét về thực trạng của 2 mảng vấn đề này không tránh khỏi những thiếu sót về mặt thông tin. Mặc dù đã rất cố gắng, xong KTHĐ và kiểm toán nợ công là những vấn đề còn khá mới mẻ ở Việt Nam, kinh nghiệm KTHĐ và kiểm toán nợ công của Việt Nam còn hạn chế nên chắc chắn rằng Luận văn sẽ còn nhiều khiếm khuyết, tác giả rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học, các bạn đồng nghiệp để Luận văn được hoàn thiện hơn./.