Mục tiêu của KTHĐ đối với quản lý nợ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm toán hoạt động đối với quản lý nợ công ở việt nam (Trang 32 - 33)

KTHĐ đối với quản lý nợ công là nhằm đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực của các hoạt động quản lý nợ công; nhằm mục tiêu đảm bảo cho việc quản lý nợ công bao gồm việc lập và thực hiện chiến lược quản lý nợ của một quốc gia được tiến hành một cách hiệu quả. Xét một cách cụ thể thì việc kiểm toán nợ công có các mục tiêu:

(i) Nhằm hạn chế rủi ro tài chính quốc gia, ổn định kinh tế vĩ mô, giúp Chính phủ tìm cách đảm bảo quy mô và tốc độ tăng trưởng của nợ công phải bền vững, có khả năng thanh toán trong nhiều tình huống khác nhau, trong khi vẫn đáp ứng được các mục tiêu về rủi ro và chi phí;

(ii) Đƣa ra các kiến nghị để quản lý tốt hơn nợ công. Kiểm toán nợ công đưa ra các kiến nghị giúp các nhà quản lý nợ có được các biện pháp, chính sách quản lý nợ một cách hiệu quả;

(iii) Cải thiện tính minh bạch và công khai thông tin về nợ và công tác quản lý nợ công.

Tuỳ thuộc vào sự phát triển của hoạt động kiểm toán nợ công của từng quốc gia mà việc kiểm toán nợ công có các vai trò và mục tiêu cụ thể khác nhau. Mục tiêu cuối cùng cũng là nhằm giúp các nhà quản lý nợ điều hành và quản lý nợ một cách hiệu quả.

Mục tiêu cụ thể của cuộc KTHĐ đối với quản lý nợ công bao gồm:

- Đánh giá mục đích sử dụng các khoản nợ công: Thông qua kiểm toán nợ

công, có thể đánh giá một cách tổng thể về mục đích sử dụng các khoản nợ vay. Các khoản nợ vay có được sử dụng đúng mục đích theo các quy định pháp luật hiện hành hay không.

- Đánh giá khả năng trả nợ và nguồn để trả nợ: Thông qua đánh giá các chỉ số về vay nợ, quản lý nợ, cơ quan KTNN đưa ra các đánh giá về khả năng

thanh toán của các khoản nợ công bao gồm nợ trực tiếp, các khoản nợ gián tiếp, nghĩa vụ nợ dự phòng...cũng như việc xác định nguồn trả nợ để có hoạch định vay nợ thích hợp trong trung hạn cũng như dài hạn.

- Đánh giá công tác quản lý nợ đồng thời đưa ra các kiến nghị để quản lý

tốt hơn vay nợ: Kiểm toán công tác quản lý nợ công từ khâu xác định chiến lược

vay, chính sách vay và trả nợ, mục đích sử dụng các khoản vay nợ, việc hạch toán và báo cáo nợ vay. Cơ quan KTNN đưa ra đánh giá một cách độc lập về công tác quản lý vay nợ công, đồng thời đưa ra những cảnh báo về những thiếu hụt trong công tác quản lý vay nợ và khuyến nghị về cải tiến công tác quản lý vay nợ nhằm duy trì hệ thống quản lý vay nợ một cách hiệu quả. Các cuộc khủng khoảng thị trường nợ trong những năm gần đây khuyến cáo chúng ta phải chú ý đến tầm quan trọng của các biện pháp quản lý nợ phù hợp về một thị trường vốn hợp lý và hiệu quả.

- Đánh giá tính minh bạch và công khai thông tin về nợ và công tác quản lý

nợ công: Kiểm toán nợ công đảm bảo tính minh bạch và công khai thông tin về

nợ và các chính sách quản lý nợ, các vấn đề quan trọng trong hoạt động quản lý nợ. Các mục tiêu về quản lý nợ cần phải được xác định rõ ràng và được công bố công khai, việc áp dụng các biện pháp về chi phí, rủi ro cần phải được giải thích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm toán hoạt động đối với quản lý nợ công ở việt nam (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)