Mô tả phương pháp điều tra, tính toán, lựa chọn đơn vị phân tích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược phát triển của công ty cổ phần sông đà 7 đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Trang 57 - 59)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.4. Mô tả phương pháp điều tra, tính toán, lựa chọn đơn vị phân tích

2.4.1. Lựa chọn đối tượng thu thập dữ liệu thứ cấp và chọn mẫu điều tra

Từ việc xác định vấn đề nghị cứu, các chỉ tiêu nghiên cứu tác giả xác định nhóm đối tượng cần thu thập dữ liệu sơ cấu gồm:

1. Nhóm CBCNV trong Công ty;

2. Một số đối tượng là khách hàng truyền thống của Công ty, nhằm đánh giá, nhìn nhận về các yếu tố nội bộ, khả năng cạnh tranh của Công ty;

3. Phỏng vấn sâu đối với chuyên gia trong lĩnh vực quản trị DN, chuyên gia về hoạch định chiến lược để hoàn thiện chiến lược SD7. Mẫu điều tra đã được phỏng vấn thử và hoàn thiện trước khi triển khai khảo sát trên diện rộng (Chi tiết mẫu điều tra ở Phụ lục 2).

2.4.2. Cách thức tiến hành 2.4.2.1. Thu thập số liệu sơ cấp 2.4.2.1. Thu thập số liệu sơ cấp

Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách quan sát thực tế và khảo sát ý kiến Ban lãnh đạo, cán bộ - nhân viên thông qua việc phỏng vấn trực tiếp, qua email và bảng câu hỏi; các câu hỏi xoay quanh các đối tượng cần nghiên cứu tại Công ty như: Thực trạng thực hiện chiến lược, tài chính, khách hàng, nội bộ, đào tạo và phát triển nhân lực. Việc thu thập số liệu thông qua bảng câu hỏi, phỏng vấn sâu và trao đổi, lấy ý kiến chuyên gia thông qua thảo luận nhóm. Các bước thực hiện như sau:

- Bước 1: Xác định chiến lược phát triển của Công ty trong thời gian đến năm 2020. Ở đây có thể liệt kê ra một số nội dung cần tham khảo từ cán bộ, nhân viên trong công ty như: đánh giá về uy tín trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty so với các đơn vị thành viên trong Tổng công ty Sông Đà; Xác định đối thủ cạnh tranh chính của đơn vị; Những điểm cần quan tâm đối với việc đẩy mạnh hoạt động sản xuất - kinh doanh - đầu tư của công ty...

- Bước 2: Thiết kế phiếu khảo sát. Phiếu khảo sát gồm 2 phần:

+ Phần 1: thông tin sơ bộ về cá nhân người được tham khảo, chủ yếu thông tin thời gian công tác, giới tính, chức vụ, độ tuổi.

+ Phần 2: khảo sát ý kiến của CBCNV trong Công ty; một số đối tượng là khách hàng truyền thống của Công ty, nhằm đánh giá, nhìn nhận về các yếu tố nội bộ, khả năng cạnh tranh của Công ty; đối thủ cạnh tranh.... Đây chính là cốt lõi của quá trình nghiên cứu. Thang đo sử dụng, sử dụng thang đo Likert với 5 mức từ 1 đến 5, cụ thể như sau: (5) rất yếu, (4) yếu, (3) trung bình), (2) tốt, (1) rất tốt.

- Bước 3: Tiến hành khảo sát. Do không thể khảo sát toàn bộ người lao động tại Công ty nên khi tiến hành khảo sát, tác giả tiến hành chọn mẫu 50 người (chiếm 25% những người làm gián tiếp của Công ty), trong đó có 20 lãnh đạo và 30 nhân viên.

Trong 50 mẫu được chọn phần lớn là cán bộ cấp quản lý, đối tượng này có thâm niên làm việc lâu năm nên các nhận xét, đánh giá, nhìn nhận thực trạng của Công ty cũng như nguồn thông tin chính xác về các DN đối thủ.

Ngoài ra đây cũng là cơ hội để người viết được phỏng vấn sâu hơn các cấp quản lý về một số vấn đề lớn được trình bày trong luận văn; 30 cán bộ gián tiếp còn lại là biên chế trong các phòng, ban của Công ty và Chi nhánh trực thuộc.

Phỏng vấn ông Lương Văn Sơn - Chủ tịch Hội đồng quản trị SD7. Phỏng vấn ông Nguyễn Hữu Doanh - Tổng giám đốc SD7.

- Bước 4: Xử lý số liệu

Tổng hợp, phân tích kết quả từ các tác nhân, các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng chính đến hoạt động của Công ty từ đó đưa ra các chỉ tiêu cụ thể để hoàn thiện chiến lược.

2.4.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp

a. Bên ngoài đơn vị:

- Các giáo trình, tài liệu viết về chiến lược và QTCL.

- Tạp chí Xây dựng phát hành hàng tháng, các năm 2012, 2013, 2014. - Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2012, 2013, 2014 của các DN cổ phần là đối thủ cạnh tranh (lấy trên website).

b. Bên trong đơn vị:

Báo cáo tổng kết tình hình hoạt động SXKD năm 2012, 2013, 2014 của SD7 (tài liệu phục vụ Đại hội đồng cổ đông thường niên).

- Định hướng phát triển SD7 giai đoạn 2015-2020.

Sau khi đã liệt kê, tìm hiểu các tài liệu thứ cấp, tác giả sẽ hệ thống hóa các số liệu bằng cách đưa ra một số biểu hình cột hoặc hình bánh và dùng phương pháp phân tích, so sánh và phương pháp biện chứng để tìm hiểu và đánh giá thực trạng chiến lược của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược phát triển của công ty cổ phần sông đà 7 đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)