Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược của SD7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược phát triển của công ty cổ phần sông đà 7 đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Trang 110 - 115)

Chương 4 : ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

4.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược của SD7

4.3.1. Giải pháp nâng cao các quy trình quản trị

Những tồn tại ở Mục 3.5.4.1 được tác giả đề xuất những biện pháp sau: a. Quản trị nhân sự:

- Về công tác tuyển dụng và đào tạo: Luôn coi trọng đến công tác tuyển dụng, đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho việc triển khai thi công các lĩnh vực mới như: Nhiệt điện, hạ tầng công nghiệp, giao thông để có đủ nguồn nhân lực để triển khai các dự án theo chiến lược phát triển của công ty.

- Chính sách động viên người lao động: phải có bước đột phá trong trả lương đối với cán bộ công nhân viên, cán bộ quản lý, để giữ và thu hút lao động có tay nghề cao, cán bộ có năng lực, trình độ giỏi.

b. Quản trị tài chính:

Nâng cao vai trò quản trị tài chính trong DN, trong đó tập trung công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Trọng tâm là có cơ chế tích cực đấy nhanh công tác thu vốn, thu hồi công nợ; tìm kiếm các tổ chức tín dụng trong nước và nước ngoài để tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi có lãi xuất thấp; tính toán thận trọng trong đầu tư tài chính, đầu tư dự án đảm bảo hiệu quả.

c. Quản trị hành chính

Rà soát, sửa đổi các quy chế - quy định nội bộ về phân cấp quản lý, điều hành cho phù hợp với chính sách của nhà nước trong từng giai đoạn phát triển của công ty, ban hành và thống nhất áp dụng từ công ty mẹ đến các đơn vị trực thuộc. Xây dựng các chế tài để gắn trách nhiệm tập thể, cá nhân trong việc thực thi các quy chế - quy định này.

4.3.2. Giải pháp tái cấu trúc

Các giải pháp để khắc phục tồn tại của Mục 3.5.4.2 nêu trên như sau: - Đối với cán bộ quản lý tại các công ty con: sàng lọc, cho thuyên chuyển hoặc bổ nhiệm vào chức vụ quản lý của các Chi nhánh trực thuộc và bổ sung vào bộ máy quản lý của công ty mẹ.

- Đối với cán bộ nhân viên các công ty con: tuyển chọn sắp xếp vào các Chi nhánh trực thuộc SD7 và bổ sung vào các Phòng của công ty.

- Hoán đổi cổ phiếu, sát nhập Công ty cổ phần 7.04 vào SD7, lộ trình xong trong năm 2016.

Sau khi tái cấu trúc, sơ đồ tổ chức được thể hiện tại Sơ đồ 4.1

4.3.3. Giải pháp chiến lược tài chính

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cần bán để thu hồi vốn và các khoản đầu tư bằng nguồn vốn vay ngắn hạn phải được ưu tiên tìm đối tác chuyển nhượng dự án để có nguồn trả nợ vay ngân hàng.

- Tiếp tục tiến hành thoái vốn tại các công ty con và công ty liên kết hoạt động kém hiệu quả hoặc ngoài ngành nghề kính doanh chính của công ty, mục đích giảm tối đa tỷ lệ sở hữu của SD7 ở các công ty này để cân đối lại cơ cấu vốn, khắc phục tính trạng mất cân đối nguồn vốn ngắn hạn và dài hạn.

- Tập trung công tác thu hồi vốn, thu hồi công nợ, đặc biệt là nợ tạm ứng cá nhân, thu tiền chuyển nhượng cổ phần, thu hồi công nợ phải thu tại các công trình đã hoàn thành: thủy điện Nậm Chiến, thủy điện Hố Hô, đô thị Vườn Cam... để thu hồi vốn về trả nợ ngân hàng.

- Làm việc với các Ngân hàng, Tổ chức tín dụng để mở rộng các Ngân hàng tài trợ vốn cho SXKD và đầu tư để đa dạng hóa các nguồn tài trợ tạo điều kiện để lựa chọn các nguồn vốn có chi phí thấp.

4.3.4. Giải pháp về công tác đầu tư

- Tìm đối tác chuyển nhượng một số dự án thủy điện, bất động sản để thu hồi vốn đã đầu tư. Triển khai ngay công tác điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án sắp hết thời hạn hoàn thành theo Giấy chứng nhận đầu tư để tránh bị thu hồi dự án.

- Tập trung quản lý dự án theo các tiêu chí: các công việc phải được hoàn thành theo kế hoạch được duyệt và bảo đảm yêu cầu về chất lượng,

trong phạm vi tổng mức đầu tư được duyệt, đúng tiến độ và không điều chỉnh quy mô dự án.

4.3.5. Giải pháp tiếp thị đấu thầu

- Bộ phận Đấu thầu phải có các đầu mối chuyên trách cho từng lĩnh vực kinh doanh như xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông. Bổ sung lực lượng cán bộ có tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực này và có sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Công ty. Xây dựng các biện pháp để tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp (cát, đá, bê tông) tạo việc làm và thu nhập ổn định;

- Xây dựng quy trình kiểm soát và cân bằng: Cơ chế quyết định tham

gia hoặc không tham gia thầu rõ ràng; Cơ chế lượng hóa rủi ro và dự phòng. Không tham gia đấu thầu các công trình mà công tác tiếp thị chưa tốt. Xây dựng hệ thống đơn giá, định mức nội bộ và phải được cập nhật thường xuyên.

- Khi tham gia đấu thầu: Cần tìm hiểu rõ địa điểm, khối lượng và chủng loại để đảm bảo các yếu tố về nhu cầu vật tư, vật liệu; sử dụng lao động phù hợp tính chất công việc và trình độ theo yêu cầu của HSMT; đầu tư trang bị các loại máy móc chuyên dùng hoặc liên doanh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước có ưu thế về trang thiết bị xây dựng phương án thi công tối ưu để để thực hiện tiết kiệm chi phí giảm giá thành công trình.

- Sau khi xây dựng các phương án thi công, lựa chọn được phương án tối ưu, xác định giá chuẩn theo phương án đã chọn, mới xét đến khả năng định giá bỏ thầu.

4.3.6. Giải pháp chiến lược mua sắm vật tư, phụ tùng

Về chiến lược mua sắm, công ty đã có quy định về quản lý vật tư, phụ tùng hiện đang áp dụng, về cơ bản đang đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Song để cải thiện năng lực mua sắm, cần tập trung một số giải pháp sau:

- Tập trung hóa việc mua sắm các loại hàng hóa thông thường tại công ty, phân cấp cho đơn vị mua các loại vật tư nhỏ lẻ với số lượng không lớn, sẵn có tại khu vực thi công và chi phí không lớn hơn công ty mua.

- Nhân sự bộ phận mua sắm yêu cầu có kinh nghiệm, năng lực, luôn linh hoạt, năng động và có trách nhiệm cao.

-. Xây dựng và triển khai cơ chế và quy trình dự báo nhu cầu: Việc xây dựng kế hoạch sử dụng vật tư, phụ tùng phải được thực hiện nghiêm túc, phải có kế hoạch sử dụng vật tư phụ tùng hàng năm, hàng quý, hàng tháng.

4.3.7. Giải pháp chiến lược quản trị rủi ro:

- Coi trọng QTRR trong công tác quản lý điều hành, không ngừng hoàn thiện, cải tiến nâng cao chất lượng hệ thống bộ máy QTRR của Công ty.

- Xây dựng các chính sách, cơ chế kiểm soát tương ứng đối với từng loại rủi ro nhằm ngăn chặn, giảm thiểu rủi ro.

- Xây dựng quy trình QTRR phù hợp, hiệu quả: Tổ chức xây dựng, hoàn thiện quy trình QTRR phù hợp, hiệu quả, trên cơ sở áp dụng tiêu chuẩn quốc tế mới ISO 31000:2009, quản lý rủi ro - Các nguyên tắc và các hướng dẫn.

- Xây dựng, hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động SXKD: Đầu tư phát triển nhân lực, tạo môi trường làm việc tốt; nâng cao nhận thức phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro trong SXKD đối với CBCNV; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo thị trường; tạo mối quan hệ hợp tác chiến lược đối với các đối tác quan trọng; nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động SXKD của Công ty.

- Xây dựng, hoàn thiện các giải pháp giảm thiểu rủi ro trong SXKD của Công ty: Lập quỹ dự phòng; mua bảo hiểm; lập kế hoạch giải quyết các rủi ro khi chúng xảy ra; đưa ra các điều khoản phạt, bồi thường, yêu cầu bảo lãnh với những rủi ro xảy ra do của đối tác ký kết hợp đồng kinh tế.

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ tổ chức của SD7 từ năm 2016

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT

PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KỸ THUẬT - THIẾT BỊ - CÔNG NGHỆ PHÒNG KINH TẾ KẾ HOẠCH PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN CTY CỔ PHẦN THỦY ĐIỆN NẬM HE CHI NHÁNH SĐ 7.04 CHI NHÁNH SĐ 705 CHI NHÁNH SĐ707 PHÒNG DỰ ÁN - ĐẤU THẦU

Cty CP THỦY ĐIỆN CAO NGUYÊN

SÔNG ĐÀ 7

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược phát triển của công ty cổ phần sông đà 7 đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)