Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của SD7
3.3.1. Phân tích môi trường vĩ mô thông qua công cụ PEST
Để phân tích môi trường vĩ mô ảnh hưởng thế nào tới sản xuất kinh doanh của SD7, phân tích PEST được sử dụng.
Hình 3.3: Mô hình phân tích PEST
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Sự ganh đua của các công ty hiện có
Nguy cơ của các đối thủ tiềm năng
Nguy cơ cạnh tranh của sản phẩm thay thế Năng lực của nhà cung cấp Năng lực của khách hàng Chính trị - pháp luật: Ổn định; các chính sách điều hành của CP tốt Quốc tế: Mở cửa thị trường theo cam kết WTO Công nghệ: Dễ dàng áp dụng công nghệ mới trong sản xuất Kinh tế cơ bản ổn định; GDP gần 1900USD/người
Xã hội - Dân số: Thu nhập tăng cao, tăng dân số cơ học tại các đô thị
Môi trường chính trị:
Môi trường chính trị ổn định, các chính sách của Chính phủ ngày càng hoàn thiện tạo hành lang pháp lý rõ ràng hơn để các DN chủ động hoạt động, tạo động lực mạnh mẽ để phát triển kinh doanh.
Luật DN đang được sửa đổi theo hướng DN có quyền tự chủ hơn trước. Môi trường hoạt động của DN ngày càng được thông thoáng và tạo điều kiện hơn thể hiện qua chính sách thuế mới, giảm thuế đối với các DN và thủ tục thuận lợi hơn.
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị thường, giải quyết nợ xấu.
Sơ đồ 3.2: Chi đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách Nhà nước
(Nguồn: Số liệu dự toán chi ngân sách 2011 - 2013 và kế hoạch 2014 - Tổng cục Thống kê)
Luật Đấu thầu sửa đổi 2014 được áp dụng từ 01/7/2014 góp phần hoàn thiện chính sách về đấu thầu sử dụng vốn Nhà nước, đảm bảo tốt sự cạnh tranh và minh bạch trong đấu thầu.
Chi tiêu ngân sách Nhà nước ngày càng được siết chặt, để thực hiện được thu chi ngân sách Nhà nước do Quốc hội giao ngày 12/11/2013 nhiều giải pháp kiểm soát chặt chẽ sẽ được thực hiện bao gồm: bố trí nguồn vốn đầu tư từ NSNN cho đến các dự án trọng điểm, quan trọng; ưu tiên cho những dự án, công trình đã hoàn thành và đã bàn giao đưa vào sử dụng trước năm 2013 nhưng chưa đủ vốn, thanh toán nợ XDCB; các dự án dự kiến hoàn thành năm 2014...Chi ngân sách nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản có xu hướng giảm dần (Nguồn: Số liệu dự toán chi ngân sách 2011 - 2013 và kế hoạch 2014 - Tổng cục Thống kê).
Môi trường kinh tế:
Tình hình kinh tế thế giới có nhiều chuyển biến tích cực trong năm 2014, tăng trưởng trên toàn cầu cơ bản đang trên đà phục hồi. Kinh tế Châu Âu vẫn phải đối mặt với thách thức như thất nghiệp, nợ công và nguy cơ lạm
phát thấp (Nguồn: Trung tâm nghiên cứu - BIDV RESEARCH).
Nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam có những dấu hiệu tốt lên. Tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII ngày 20/5/2014, Chính phủ đã nêu lên 7 nhiệm vụ mang tính tổng quát, trọng tâm của 6 tháng cuối năm 2014, trong đó khẳng định tiếp tục thực hiện nhất quán nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô; tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Tỷ lệ lạm phát tại Việt Nam luôn ở mức cao, có tính không ổn định giữa các năm: năm 2013 tỷ lệ lạm phát là 6,54%; năm 2014 là 4,09%; năm 2015 Chính phủ đề ra kế hoạch kiềm chế lạm phát ở mức 4,3% (theo công bố của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia thì: tỷ lệ lạm phát 5 tháng đầu năm 2015 ở mức dưới 4,5%; dự báo, từ nay đến cuối năm, nếu không có sự biến động về giá các mặt hàng cơ bản thì nhiều khả năng lạm phát cả năm 2015 sẽ vào khoảng 4,5%). Như vậy với tỷ lệ lạm phát ở mức độ chấp nhận được (5 -
Mức tăng trưởng GDP năm 2014 đạt 5,98%. Trong cơ cấu của GDP, tỷ trọng của ngành công nghiệp - xây dựng đang có xu hướng tăng lên và đạt 38,3% năm 2014. GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 đạt mức gần 1.900 USD/người, cao nhất từ trước đến nay (Nguồn: Tổng cục Thống kê).
Lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm và dần ổn định, giúp cho các DN có điều kiện vay vốn nhằm duy trì và mở rộng sản xuất kinh doanh.
Kinh tế Việt Nam đang trên đường hội nhập, việc chuẩn bị ký kết đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP); Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và các nước Liên minh thuế quan Nga - Belaus - Kazakstan; Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu; tăng tốc hội nhập khu vực kinh tế ASEAN....hy vọng sẽ tạo ra những cơ hội mới cho kinh tế Việt Nam.
Môi trường văn hóa xã hội - dân số:
Đi kèm với kinh tế không ngừng được phát triển, đời sống người dân được cải thiện. Khi đời sống kinh tế xã hội được nâng cao, nhu cầu sử dụng điện của người dân không ngừng tăng cao.
Dân số có xu hướng trẻ hóa, người dân trong độ tuổi lao động tăng, tốc độ tăng trưởng nhanh với số lượng dân số năm 2014 là 90 triệu dân và dự kiến năm 2015 sẽ đạt 91,3 triệu dân. Theo đánh giá của quy hoạch điện VII, tốc độ tăng tiêu thụ điện cao nhất thuộc về ngành công nghiệp (chiếm 16,1%)
và sau đó là hộ gia đình (chiếm 14%).
Môi trường Khoa học công nghệ:
Các bộ, ngành cũng đã có chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đối với lĩnh vực phụ trách. Bộ xây dựng đã ban hành Quyết định số 527/QĐ- BXD ngày 29/5/2013 về chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành xây dựng đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Có thể nói máy móc thiết bị công nghệ trong ngành xây dựng cũng như sản xuất vật liệu xây dựng hiện nay phát triển rất mạnh mẽ, ngày càng nhiều thiết bị hiện đại đáp ứng trình độ công nghệ cao. Chính vì vậy, nếu Công ty
có phương án đầu tư bài bản, tận dụng cơ hội đi đầu trong đổi mới công nghệ thi công và sản xuất vật liệu xây dựng thì sẽ chiếm lợi thế hơn trong việc nâng cao chất lượng, năng suất, đảm bảo hạ thấp giá thành và tiến độ thực hiện.
Vấn đề môi trường:
Vấn đề môi trường và an toàn xây dựng đang ngày càng được thắt chặt nhất là sau sự cố tại một số công trình, dự án lớn gần đây, Việt Nam và các DN sẽ ngày càng phải tuân thủ chính sách về môi trường khi hội nhập quốc tế và thực hiện cam kết đối với các nhà tài trợ.
Môi trường toàn cầu:
Việt Nam đã gia nhập WTO, đây là điều kiện để các DN nước ngoài (bao gồm DN xây dựng) ngày càng thâm nhập sâu vào thị trường Việt Nam. Thông qua việc tiếp cận các nguồn vốn ODA cho đầu tư, phát triển, các DN nước ngoài với công nghệ tiên tiến và tiềm lực tài chính mạnh hoàn toàn có thể trúng thầu các công trình nguồn điện, các công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông. Do đó việc cạnh tranh với các Nhà thầu nước ngoài ngày càng rõ nét, công ty cần phải sớm tiếp cận và hình thành tư duy cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập.