1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về khu công nghiệp
1.2.5. Vai trò của nhà nước trong việc phát huy tác động tích cực và khắc phục
những hạn chế của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Công tác quy hoạch phát triển các KCN: Nhà nước đảm bảo việc xây dựng
các KCN phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) và chiến lược CNH, HĐH; bảo đảm sự cân đối, hợp lý cơ cấu quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ trong vùng; gắn với quy hoạch phát triển hệ thống đô thị, hạ tầng kỹ thuật của vùng và quốc gia. Công tác quy hoạch KCN cần đi trước một bước, đồng bộ và được công bố công khai.
Thủ tục hành chính đối với hoạt động đầu tư vào KCN: Một trong những
điểm được các nhà đầu tư trông chờ tại các KCN là độ thông thoáng, linh hoạt về các thủ tục hành chính so với khu vực khác trong nước. Ở hầu hết các KCN hoạt động thành công, mọi công việc liên quan đến đầu tư được giải quyết thông qua cơ chế "một cửa". Theo cơ chế này, khi có nhu cầu các nhà đầu tư chỉ cần đến Ban Quản lý các khu công nghiệp để giải quyết các thủ tục. Cơ chế quản lý "một cửa, tại chỗ" do Ban Quản lý khu công nghiệp thực hiện theo nhiệm vụ và quyền hạn được Chính phủ quy định và thông qua cơ chế ủy quyền.
Tổ chức bộ máy nhà nước đối với các KCN: Từng bước xây dựng bộ máy
quản lý hành chính trong sạch, có hiệu lực. Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà nước về khu công nghiệp. Phân công rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan cứ vào phạm vi quản lý. Chỉ đạo thực hiện, giám sát, kiểm tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành và phát triển khu công.
Tính hấp dẫn của môi trường đầu tư: Nhà nước đưa ra những phân tích,
đánh giá để tiếp hoàn thiện môi trường đầu tư của đất nước để có thể duy trì và tăng dòng vốn đầu tư từ nước ngoài. Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách hành chính, xây dựng và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, hoàn thiện các chính sách kinh tế - tài chính, xây dựng và phát triển các loại thị trường và đào tạo lao động cho KCN. Các giải pháp này cần được thực hiện đồng bộ trong mối quan hệ qua lại, nhằm mục tiêu chung là tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho tất cả các nhà đầu tư. Đây sẽ là điều kiện quan trọng để thu hút sự đầu tư vào các KCN.
Thiết lập các tổ chức chính trị - xã hội (CT - XH) trong KCN: Vai trò của các
tổ chức CT - XH trong KCN là rất quan trọng vì các tổ chức này hỗ trợ hoạt động QLNN trên nhiều mặt, nhất là trong giám sát hoạt động của DN và bảo vệ lợi ích của người lao động.