CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.3. Các giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực của khu công nghiệp đố
4.3.5. Về chính sách tăng cường nội địa hoá
Các doanh nghiệp trong các KCN hiện nay đa phần sử dụng nguyên liệu nhập ngoại mà chưa tận dụng được nguồn nguyên liệu trong nước. Mà nguồn nguyên liệu trong nước vẫn có khả năng đáp ứng về nhu cầu chất lượng và số lượng.
Cần có các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa như: tăng thuế nhập khẩu nguyên vật liệu, tỷ lệ thành phẩm càng cao thì đánh thuế càng cao, đồng thời có các chính sách giảm thuế khi sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước.
Đồng thời nên có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước vào các KCN, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận các doanh nghiệp nước ngoài, vừa học hỏi kinh nghiệm, công nghệ và tăng cường nội địa hoá,
phát huy nội lực. Hà Nội là thủ đô, là trung tâm kinh tế lớn, là nơi tập trung rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh thì thu hút các doanh nghiệp trong nước vào các KCN là một việc cần thiết.
Theo thông tin thu thập được, thì hiện nay ở các KCN của Hà Nội, các dịch vụ hỗ trợ sản xuất như logistics không cần đòi hỏi trình độ khoa học công nghệ cao nhưng vẫn là các dự án của nước ngoài, trong khi đó ta hoàn toàn có thể đầu tư các dự án này. Logistics là một hoạt động thương mại do các thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho bãi, làm thủ tục hải quan và các loại giấy tờ, tư vấn khách hàng, đóng gói, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa để hưởng phí thù lao. Ở KCN Nội Bài có công ty Nippo Konpo (Nhật). Nếu như ở Việt Nam, logistics còn là một ngành mới mẻ thì trên thế giới đã là một dịch vụ hoạt động lâu năm với nhiều tập đoàn hoạt động với quy mô toàn cầu như: Maersk Logistics, Mitsui OSK, APL...Logistics là một hoạt động tổng hợp mang tính dây chuyền, hiệu quả của quá trình này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của ngành công nghiệp và thương mại mỗi quốc gia. Đối với những nước phát triển như Nhật và Mỹ chi phí logistics chiếm khoảng 10% GDP. Đối với những nước kém phát triển thì tỷ lệ này có thể hơn 30%.Với doanh số hàng tỷ USD, dịch vụ này rất hấp dẫn các nhà đầu tư và họ đang đầu tư và kinh doanh sôi động tại Việt Nam. Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng. Logistics phát triển tốt sẽ mang lại khả năng tiết giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên, điều đáng nói là nguồn lợi lớn từ dịch vụ này ngay trên sân nhà hiện không nằm trong tay các doanh nghiệp Việt Nam mà đang chảy về túi các nhà đầu tư nước ngoài. Đây là điều rất đáng tiếc, là chưa có một doanh nghiệp trong nước nào trong các KCN, mà tát cả đều là các dự án đầu tư nước ngoài,vì ngành này chúng ta hoàn toàn có khả năng đầu tư . Trong thời gian tới, Hà Nội cần khuyến khích và thu hút các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào lĩnh vực này.