CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3. Những tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế-xã
3.3.2. Một số hạn chế về tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội Hà Nội và nguyên nhân
Bên cạnh những tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cùng với những đóng góp to lớn thì khu công nghiệp cùng tồn tại một số hạn chế. Cụ thể như sau:
Một là, vấn đề quy hoạch và triển khai xây dựng hạ tầng thiếu đồng bộ
sách mở rộng, điều đó làm thay đổi cấu trúc giao thông và quy hoạch phát triển công nghiệp của Thủ đô, không phù hợp với chủ trương xây dựng KCN là để di dời các cơ sở công nghiệp ra khỏi nội đô, xa khu dân cư tập trung. Việc phân bố và quy hoạch một số KCN chưa hợp lý, KCN Sài Đồng B, Quang Minh thiếu đồng bộ, hàng rào KCN không tách rời khỏi khu dân cư mà vẫn bị lẫn với đường đi lại của dân cư xung quanh. Bên cạnh đó, sự thiếu đồng bộ giữa hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào KCN bao gồm hệ thống giao thông ngoài hàng rào KCN, hệ thống cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc, xử lý nước thải…và chưa coi trọng phát triển đồng bộ các công trình hạ tầng xã hội, nhất là xây dựng khu dân cư, nhà ở cho công nhân, trạm y tế, khu vui chơi giải trí do vậy đã gây ra tình trạng quá tải cho khu vực xung quanh nơi đặt KCN. Ngoài KCN Thăng Long, các KCN còn lại hầu như chưa tiền hành xây dựng nhà ở tập trung cho thuê, chưa cung cấp các dịch vụ văn hóa – xã hội cho công nhân viên.
Nguyên nhân là do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển đô thị Thủ đô dài hạn với quy hoạch phát triển các KCN. Công tác dự báo phát triển của Thủ đô đã không lường trước được tốc độ phát triển đô thị của Hà Nội. Các cấp chính quyền chưa có sự quan tâm thấu đáo, ngân sách của địa phương và thành phố còn hạn hẹp, định hướng quy hoạch thiếu yếu tố xã hội, tốc độ gia tăng của lao động nhất là lao động di cư tăng nhanh, đột biến … do vậy đã tạo nên sự không đồng bộ trong việc phát triển kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN, thậm chí sự phát triển hạ tầng còn mang tính tự phát và không có quy hoạch rõ ràng.
Hai là, chưa thu hút được nhiều dự án công nghệ cao
Tuy đã có thu hút được một số dự án công nghệ cao và công nghiệp cơ bản nhưng chủ yếu là công nghiệp lắp ráp, số đó không nhiều và chủ yếu tập trung ở các khu Thăng Long, Sài Đồng, Nội Bài, máy móc thiết bị phần lớn đã qua sử dụng ở chính quốc được các nhà đầu tư nước ngoài tận dụng di chuyển sang đầu tư ở nước ta nhằm đổi mới công nghệ ở chính quốc. Công nghệ kỹ thuật cũng là công nghệ cũ so với chính quốc, tỷ lệ vốn trang bị cho một công nhân là không cao. Còn ở Khu Nam Thăng Long chủ yếu là các dự án của các nhà đầu tư trong nước, các mặt hàng sản xuất chủ yếu là hàng tiêu dùng. Khu Hà Nội- Đài tư là các dự án của các công
ty Đài Loan, Trung Quốc thì chủ yếu các ngành nghề sản xuất sử dụng sức tay chân lao động là chính chứ hàm lượng công nghệ không cao, khả năng gây ô nhiễm môi trường cao.
Nguyên nhân là do công tác xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư còn mang tình hình thức, hiệu quả các đoàn ra nước ngoài để xúc tiến đầu tư là chưa cao, chủ yếu vẫn là hình thức đi thăm quan, học tập kinh nghiệm là chủ yếu còn hoạt động quảng bá KCN Hà Nội ra thế giới còn dừng ở mức độ khiêm tốn.
Ba là, cơ cấu phát triển KCN thiếu cân đối, thiếu tính liên kết
Trong số 8 khu công nghiệp đề cập đến thì mới chỉ có KCN Thăng Long là manh tính chuyên ngành, mặc dù vẫn ở mức độ rất thấp, còn lại tất cả các KCN đều là KCN đa ngành. Do vậy việc tận dụng lợi thế chuyên môn hóa và tận dụng được nguồn nguyên, phụ liệu của nhau, sản phẩm của nhà máy này là vật tư, phụ liệu của nhà máy kia để tạo ra một KCN liên hợp đồng bộ từ cung cấp nguyên liệu đến sản xuất các sản phẩm có tình mũi nhọn, mang tính chuyên môn hóa cao là chưa có. Sự đa dạng về mặt hàng, ngành hàng ở đây làm cho tính liên kết ngành nghề không phát huy được tác dụng, một số KCN còn tồn tại cả những ngành công nghiệp vốn đối lập nhau về cách thức sản xuất, vệ sinh an toàn, xử lý ô nhiễm mơi trường như trong KCN Sài Đồng B còn có doanh nghiệp sản xuất thức ăn gia súc (New Hope Ha Noi), may mặc (MSA – Hapro), Bánh kẹo Biên Hòa, khí đốt Gia Định … xen lẫn các doanh nghiệp sản xuât điện tử.
Các dự án FDI đầu tư vào nước ta nhằm mục đích khai thác nguồn lao động địa phương và nguồn nguyên liệu trong nước. Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp100% nguyên liệu nhập ngoại. Đặc biệt các ngành công nghiệp trong các khu Thăng Long, Nội Bài, Sài Đồng nguyên liệu chủ yếu là sắt, thép thì hoàn toàn là nhập từ các nước Đài Loan, Nhật, Singapo, Thái Lan…Tỷ lệ sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước rất thấp, giá trị không cao, và đa phần là các nguồn nguyên liệu dùng cho mặt hàng chế biến thực phẩm và tiêu dùng.
Giá trị xuất khẩu dôi ra so với nhập khẩu rất ít, thậm chí có năm còn đạt giá trị âm (-) như năm 2011 (-22 triệu USD), năm 2012 (-7 triệu USD), năm 2013 (-13
triệu USD), năm 2007 đạt giá trị cao nhất cũng chỉ có 216 triệu USD. Điều này cho thấy hiệu quả xuất khẩu của các dự án không cao. Vấn đề này cho thấy việc tìm tòi khai thác các nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương, trong nước, hoặc tạo nguồn nguyên liệu cung cấp trực tiếp cho các doanh nghiệp tại các KCN còn hạn chế. Riêng công nghiệp phụ trợ chủ yếu tập trung cho các ngành xe máy, điện và điện tử nhưng theo hướng liên kết của các nhà đầu tư nước ngoài với nhau, công nghiệp phụ trợ của địa phương hầu như chưa phát triển.
Cơ cấu vốn của các thành phần kinh tế thiếu bền vững. Thể hiện, các dự án đầu tư vào các KCN chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài, còn doanh nghiệp trong nước thì số lượng ít. Mặt khác, các dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu là từ Châu Á như: Nhật, Hàn Quốc, Singapo, Ả rập xê út, Đài Loan… như KCN được quan tâm nhất hiện nay là khu Thăng Long thì 100% là các công ty của Nhật. Có rất ít các doanh nghiệp Châu Âu (Medicos France- Pháp) cũng như Châu Mỹ. Việc độc quyền của các doanh nghiệp Nhật trong các KCN Hà Nội sẽ làm giảm tính cạnh tranh của các doanh nghiệp. Trong khi đó, các quốc gia Âu, Mỹ là các nước có trình độ khoa học công nghệ cao, có năng lực cạnh tranh và trình độ quản lý kinh tế tốt, có thị phần thế giới lớn và ổn định thì các KCN Hà Nội không thu hút được. Mà các tiêu chí này chính là tiêu chuẩn quan trọng đánh giá chất lượng đầu tư.
Nguyên nhân là do các doanh nghiệp phát triển hạ tầng lấy chỉ tiêu lấp đầy là chỉ tiêu kinh tế chính để thu hút đầu tư và đồng thời thành phố chưa xây dựng định hướng lựa chọn ngành nghề đầu tư vào KCN rõ ràng. Thành phố chưa có chính sách cụ thể nhằm thu hút các dự án có vốn lớn, công nghệ cao, công nghệ mũi nhọn đàu tư vào KCN nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và đảm bảo tính bền vững.
Bốn là, chất lượng lao động chưa cao
Mặc dù Hà Nội là nơi tập trung rất nhiều các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học, dạy nghề và có lợi thế hơn so với các địa phương khác nhưng chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được kỳ vọng của các nhà đầu tư, nhất là lao động có trình độ kỹ thuật cao. Trong tổng số 70.568 lao động, thì lao động có trình độ Đại học và Cao đẳng chỉ chiếm khoảng 5.83% và gần 85% là lao động phổ thông. Sự
mất cân đối này về cơ cấu lao động theo trình độ nghề và chuyên môn là một thách thức rất lớn cho các KCN Hà Nội trong tương lai. Ngay cả đội ngũ cán bộ quản lý chuyên trách cũng thiếu về số lượng và yếu về trình độ, tầm nhìn và tác phong công nghiệp.
Nguyên nhân là do sự phát triển các KCN,CCN còn thiếu đồng bộ và chưa gắn với chiến lược, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nên chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của KCN. Thiếu sự chuẩn bị, đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật nên dẫn đến mất cân đối về cung - cầu lao động kỹ thuật, thiếu nghiêm trọng lao động có trình độ kỹ thuật cao.
Năm là, công tác quản lý nhà nước đối với các KCN chưa thực sự hiệu quả
Mặc dù UBND thành phố Hà Nội đã có quy chế về quản lý hoạt động KCN trên địa bàn, nhưng việc phân cấp quản lý các doanh nghiệp trong các KCN còn bị chồng chéo với chức năng của một số sở, ngành khác của thành phố … nên hiệu quả, hiệu lực của Ban quản lý các KCN và CX Hà Nội đối với hoạt động KCN Hà Nội chưa cao. Mặt khác, thẩm quyền và trách nhiệm quản lý chưa đi đôi với nhau nên một số hoạt động quản lý và hoạch định chính sách phát triển KCN chưa rõ đầu mối chủ trì và các cơ quan phối hợp do đó chưa thực hiện đầy đủ việc phân cấp hoặc có phân cấp nhưng lại đặt ra các quy định khác làm vô hiệu thẩm quyền của Ban quản lý các KCN và CX.
Công tác quản lý việc thực hiện quy hoạch còn lỏng lẻo, một số KCN đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch tuy nhiên trong quá trình triển khai xây dựng hạ tầng vẫn còn nhưng điểm vi phạm về mật độ xây dựng, vi phạm hành lang quy hoạch bao quanh KCN (KCN Sài Đồng B, Quang Minh, Nam Thăng Long). Hiện nay, việc lập quy hoạch và thực thi quy hoạch đang là khâu yếu nhất trong hệ thống chính sách đối với việc phát triển các KCN cả nước nói chung và KCN Hà Nội nói riêng.
Việc thanh tra, chế tài xử phạt đối với các vi phạm tại các KCN như: công tác bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, quản lý xây dựng theo quy hoạch .. còn nhiều bất cập, dẫn đến việc các doanh nghiệp chấp hành các quy định của nhà
nước chưa nghiêm. Nguyên nhân là do sự phối hợp giữa Ban quản lý các KCN Hà Nội với các cơ quan liên quan và các địa phương trong kiểm tra xử phạt đối với các vi phạm chưa thường xuyên, chưa đồng bộ, giải quyết không triệt để.
Công tác cải cách hành chính quy đã có bước chuyển biến tích cực, nhưng vẫn chưa thực sự đồng bộ, việc giải quyết các vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cũng chư tốt. Cơ chế “một cửa, tại chỗ” tuy đã dược quan tâm và thực hiện công khai nhưng vẫn còn nhiều hạn chế do chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa bộ phận “một cửa” với các phòng chức năng của Ban quản lý.
Sáu là, tình trạng ô nhiễm môi trường của các KCN Hà Nội
Việc bất hợp lý trong quy hoạch xây dựng KCN như bố trí KCN gần đường giao thông, khoảng cách quá gần so với khu dân cư gây ảnh hưởng không tốt tới môi trường xung quanh tring quá trình hoạt động. Tính đến nay, mới chỉ 2 KCN đưa hệ thống xử lý nước thải tập trung đi vào hoạt động là KCN Bắc Thăng Long, KCN Nội Bài, khả năng xử lý nước thải và chất thải trong các KCN Hà Nội được đánh giá là ở mức trung bình so với các địa phương khác. Vấn đề ô nhiễm nước thải trong các KCN ngày cành trở nên nghiêm trọng và là một thách thức lớn đối với các KCN Hà Nội trong công tác xử lý.
Bên cạnh đó, các khu xử lý chất thải rắn chưa được quy hoạch, chưa thiết lập hệ thống thu gom, phân loại, lưu trữ vận chuyển chất thải rắn, chất thải nguy hại … gây tác động không hề nhỏ đến môi trường và sức khỏe của nhân dân quanh vùng. Công tác kiểm tra, thanh tra, đánh giá tác động của KCN đến môi trường còn buông lỏng.
CHƯƠNG 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC CỦA KHU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ
HỘI Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI