Mục tiêu phát triển của các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội đến năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố hà nội (Trang 79 - 82)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Mục tiêu phát triển của các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội đến năm

2015 và tầm nhìn đến 2020

4.2.1. Mục tiêu tổng quát

- Công nghiệp thành phố Hà Nội và khu công nghiệp Hà Nội cần phát triển nhanh, bền vững để Hà Nội phát huy vai trò đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, tầm nhìn 2020, công nghiệp Hà Nội và KCN tiếp tục là động lực quan trọng thúc đẩy quá tình công nghiệp hóa, hiện đại hóa kinh tế xã hội Thủ đô, đồng thời hỗ trợ các địa phương trong vùng phát triển.

- Phát triển công nghiệp và KCN phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hướng vào những ngành có lợi thế so sánh như công nghệ cao, công nghệ sinh học, vật liệu mới, các ngành công nghiệp chủ đạo của nền kinh tế đất nước; đặc biệt coi trọng các yêu cầu bả vệ môi trường môi sinh.

- Phát triển công nghiệp và KCN trên cơ sở đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài và ngoài quốc doanh. Chú trọng thu hút và hợp tác chặt chẽ với các tập đoàn đa quốc gia nhằm tham gia vào hệ thống sản xuất và phân phối quốc tế.

- Phát triển công nghiệp và KCN phải phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; kết hợp, điều tiết thống nhất, phát huy thế mạnh của từng địa phương và tổng hợp được sức mạnh của vùng.

4.2.2. Mục tiêu cụ thể

- Một là, thực hiện phân công hợp tác giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong việc phát triển công nghiệp vùng, phù hợp với quy hoạch tổng thể vùng và quy hoạch toàn ngành công nghiệp thì các KCN kiên quyết không thu hút những ngành sử dụng nhiều lao động, có nhu cầu vận chuyển khối lượng lớn và những ngành công nghiệp này sẽ chuyển dịch dần về các tỉnh lân cận. Không cấp phép các dự án sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, ảnh hưởng tới môi trường vào các KCN. Khuyến khích đặc biệt các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển [28].

- Hai là, cần tập trung phát triển để KCN Hà Nội thành những trung tâm nghiên cứu thiết kế, chế tạo sản phẩm mới và có vai trò đầu tàu trong vùng, cả nước nhằm thu hút các ngành tạo ra sản phẩm có hàm lượng tri thức, công nghiệp sạch và giá trị gia tăng, công nghệ cao (công nghệ tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới); các ngành có lợi thế cạnh tranh, có thương hiệu như: các sản phẩm công nghiệp điện tử (máy tính, máy văn phòng, điện tử công nghiệp, điện tử, y tế…), công nghệ thông tin, sản phẩm cơ khí chế tạo (máy công cụ và động lực, lắp ráp, chế tạo ô tô, xe máy, máy biến thế,….)

- Ba là, phát triển đồng bộ hệ thống các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề truyền thống tạo sự liên kết, tương hỗ với các khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao Hòa Lạc phù hợp với quy hoạch mở rộng thành phố Hà Nội và với toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ;

- Bốn là, khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ cho các ngành công nghiệp chủ lực như điện, điện tử, cơ khí, … phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp

vừa và nhỏ bằng nguồn vốn tư nhân, tạo ra một mạng lưới các vệ tinh sản xuất và xuất khẩu cho các công ty lớn.

- Năm là, tiếp tục hoàn thiện hạ tầng và bổ sung các hạng mục còn thiếu của 08 KCN đã và đang hoạt động với tổng diện tích trên 1200 ha, bao gồm: KCN Thăng Long, KCN Nội Bài, KCN Nam Thăng Long, KCN Hà Nội Đài Tư, KCN Sài Đồng B, KCN Thạch THất – Quốc Oai, KCN Phú Nghĩa, KCN Quang Minh I;

- Sáu là, hoàn thành tiến độ giải phóng mặt bằng và xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng 05 KCN và 01 KCNC đã được thành lập nhưng chưa chính thức đi vào hoạt động: Khu công nghệ cao sinh hoạt Từ Liêm 200ha; KCN Phụng Hiệp 174 ah; KCN Quang Minh II 266 ha; KCN Bắc Thường Tín 388ha; Khu công viên phần mềm công nghệ thông tin Him Lam 38ha; KCNC Hòa Lạc.

- Bảy là, tập trung hoàn thiện thủ tục để khẩn trương triển khai xây dựng hạ tầng dồng bộ của 04KCN đã được Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt trong quy hoạch danh mục các KCN của cả nước gồm: KCN Nam Phú Cát 500ha, KCN Đông Anh 300ha, KCN Sóc Sơn 340ha và KCN Kim Hoa 45ha.

- Tám là, ngoài 17KCN và 01 KCNC đã được quy hoạch, tùy theo mức độ lấp đầy và nhu cầu mặt bằng xây dựng của các nhà đầu tư, có thể quy hoạch thêm một vài KCN đồng bộ với quy mô khoảng 400 – 600ha. Việc thành lập KCN mới cần đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội trong giai đoạn tới; quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của từng huyện đồng thời có các điều kiện thuận lợi hoặc có khả năng xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, triển khai đồng bộ và kết hợp chặt chẽ giữa quy hoạch phát triển KCN với quy hoạch phát triển đô thị, phân bố dân cư, nhà ở và các công trình xã hội phục vụ công nhân trong KCN. Thành phố Hà Nội cần quy hoạch xây dựng các công trình xử lý rác thải công nghiệp tập trung quy mô lớn ở những khu vực tập trung các KCN.

- Chín là, xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù của Thủ đô nhằm khuyến khích phát triển các KCN đồng bộ, thu hút các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ hàng đầu…

Trên cơ sở bối cảnh trong nước và quốc tế mới cũng như các quan điểm và mục tiêu nêu trên, để phát huy những tác động tích cực của khu công nghiệp đối với dự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Hà Nội cần tiến hành một hệ thống các giải pháp. Trong giới hạn nghiên cứu của Luận văn, cũng như việc phân tích các đặc điểm kinh tế - xã hội của Hà Nội , thực trạng hoạt động và tác động tích cực – tiêu cực của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố học viên xin đưa ra 8 giải pháp chủ yếu đó là:

Huy động vốn đầu tư vào các KCN

Nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp Về nguồn nhân lực.

Về quy hoạch các KCN.

Về chính sách tăng cường nội địa hoá.

Tăng cường quản lý nhà nước của BQL các KCN&CX Hà Nội Về công tác đền bù, giải phóng mở rộng các KCN

Các chính sách marketing và công tác xúc tiến đầu tư.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố hà nội (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)