CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3. Những tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế-xã
3.3.1. Những tác động tích cực
3.3.1.1. Tạo ra nền tảng để huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay, KCN với vai trò thu hút và đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư đã thực sự có đóng góp không nhỏ trong việc huy động nguồn lực vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế thành phố.Với mục tiêu ban đầu là tạo môi trường thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các KCN cũng là một trong những giải pháp để thực hiện chủ trương phát huy nội lực của các thành phần kinh tế.
Năm 2008, sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có 12 khu công nghiệp; trong đó các KCN Thăng Long, Nội Bài, Sài Đồng B tỷ lệ lấp đầy đạt 100%. Các khu công nghiệp Hà Nội đã thu hút được 22 dự án đầu tư mới với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 75,16 triệu USD. Dự án đầu tư nước ngoài có vốn đăng ký lớn nhất là dự án thành lập công ty TNHH Sumitomo NACCO Materials Handling Viet Nam 100% vốn Nhật Bản. Chủ đầu tư các dự án FDI vào Hà Nội năm 2008 chủ yếu đến từ các nước và vùng lãnh thổ của Châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc …
BẢNG 3.2: CÁC QUỐC GIA VÀ VÙNG LÃNH THỔ CÓ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2013
Stt Quốc gia/ Vùng lãnh
thổ Số dự án
Vốn đầu tư đăng ký (Triệu USD) Tỷ lện % (Vốn đăng ký) 1 Nhật Bản 158 2995,05 57,64 2 Việt Nam 250 514,10 9,89 3 Hàn Quốc 37 512,28 9,86 4 Trung Quốc, Hồng Kong 20 507,68 9,77 5 Hà Lan 1 155,05 2,98 6 Singapore 11 103,80 2,00 7 Đài Loan 25 121,20 2,33 8 Anh 5 39,67 0,76 9 Thái Lan 12 65,75 1,27 10 Malaysia 8 47,68 0,92 11 Ả rập xê út 1 34,00 0,65 12 Nga 3 25,50 0,49
13 Seychelles (châu Phi) 1 25,00 0,48
14 Brunei 2 13,40 0,26 15 Đức 1 12,40 0,24 16 Mỹ 4 9,48 0,18 17 Phillipin 2 8,50 0,16 18 Thụy điển 1 4,00 0,08 19 Bỉ 1 0,66 0,01 20 Palestine 1 0,50 0,01 21 Pháp 1 0,40 0,01 Tổng 21 545 5,196 100
Nguồn: Ban Quản lý các KCN&CX Hà Nội
Tính đến 30/06/2014, Hà Nội có 08 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích là 1.236 ha, cơ bản lấp đầy 95% đó là : KCN Nội Bài, KCN Bắc Thăng Long, KCN Nam Thăng Long, Quang Minh, Hà Nội - Đài Tư, KCN Sài Đồng B, KCN Thạch Thất Quốc Oai, KCN Phú Nghĩa. Với sự nỗ lực của toàn Thành phố,
các khu công nghiệp đã thu hút được 545 dự án, tổng mức vốn đăng ký là 10.800 tỷ đồng và trên 4,68 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án FDI của các tập đoàn hàng đầu thế giới như Canon, Panasonic, Meiko, Daewoo, Nippon, Sumitomo, Mitsubishi, Yamaha, Ferroli, Zuelling Pharma…, các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đã chiếm khoảng 10% số lượng và giá trị các khu công nghiệp của cả nước, tạo ra gần 40% giá trị sản lượng công nghiệp của Thành phố, 45% kim ngạch xuất khẩu 20% GDP của toàn Thành phố và giải quyết việc làm cho 138.162 lao động.
Cùng kỳ tháng 6/2014, thành phố Hà Nội đã cấp mới và điều chỉnh tăng vốn cho 195 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 583,2 triệu USD. Trong số 145 dự án được cấp mới trong kỳ báo cáo có 15 dự án trong khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư đăng ký 34,75 triệu USD. Ngoài khu công nghiệp có 130 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký 81,17 triệu USD. Trong số các dự án được phê duyệt có 74,5% các dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài, còn lại là các dự án đầu tư thực hiện dưới hình thức liên doanh. Hiện Hàn Quốc đang là quốc gia có số vốn đầu tư đứng đầu tại Hà Nội, sau đó là Nhật Bản và Hong Kong cùng các quốc gia khác. Trong số các dự án đầu tư được cấp mới, lĩnh vực chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất về mức đầu tư trên địa bàn thành phố. Các doanh nghiệp FDI trong 6 tháng qua đầu tư tại địa bàn ước đạt 450 triệu USD. Doanh thu của khối này ước đạt 102.184 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 4,86 tỷ USD với kim ngạch xuất, nhập khẩu ước đạt 2.606,5 triệu USD.
Tính đến nay, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tại Hà Nội đạt 23,08 tỷ USD
với tổng số 3.012 dự án. Trong đó, hiện có 2.806 dự án còn hiệu lực.(Nguồn: Ban quản
lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội.[61]
3.3.1.2.Góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng CNH, HĐH và đóng góp không nhỏ trong sự tăng trưởng kinh tế chung của thành phố.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm. Nếu cơ cấu năm 2008 là: dịch vụ 52,10%; công nghiệp - xây dựng 41,40%; nông nghiệp 6,60%, thì năm 2014 cơ cấu các ngành tương ứng là: 53,91%; 41,58% và 4,51%.
BẢNG 3.3: CƠ CẤU KINH TẾ CỦA HÀ NỘI GIAI ĐOẠN (2008 - 2014)
Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Dịch vụ % 52.10 52.30 52.38 52.35 52.35 53.51 53.91
Công nghiệp và xây dựng % 41.40 41.50 34.85 41.72 41.72 41.68 41.58
Nông, lâm nghiệp, thủy sản % 6.60 6.20 5.21 5.94 5.94 4.81 4.51
Nguồn: Cục thống kê TP.Hà Nội
Giai đoạn 2008 – 2014, bình quân GRDP tăng 9.07%, công nghiệp và xây dựng tăng 9.16%, dịch vụ tăng 8.69%, nông – lâm – thủy sản tăng 3.83%. Có thể thấy mức tăng trưởng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tương đối cao so với nông – lâm – thủy sản. Cụ thể như sau: năm 2008, GRDP tăng 10.58%, công nghiệp và xây dựng tăng 11.70%, dịch vụ tăng 10.80%, nông – lâm – thủy sản tăng 2.70%. Năm 2014, GRDP tăng 8.80%, công nghiệp và xây dựng tăng 8.50%, dịch vụ tăng 9.60%, nông – lâm – thủy sản tăng 2.00%.
BẢNG 3.4: MỨC TĂNG TRƯỞNG CÁC CHỈ TIÊU CỦA HÀ NỘI (2008 - 2014)
Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Trung bình Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) % 10.58 6.67 11.00 10.10 8.10 8.25 8.80 9.07 Công nghiệp, xây dựng % 11.70 6.85 11.6 10.2 7.70 7.57 8.50 9.16 Dịch vụ % 10.80 7.43 11.10 10.8 9.30 9.42 9.60 9.78 Nông, lâm, thủy sản % 2.70 0.08 7.20 4.40 0.40 2.46 2.00 2.75
Nguồn: Cục thống kê TP.Hà Nội
Thực tiễn xây dựng và phát triển cho thấy, cac KCN đã và đang có những đóng góp ngày càng lớn vào việc nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong GDP của thành phố. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Thành phố đã tăng lên đáng kể từ mức khoảng
8% năm 1996 lên 14% năm 2000 và ước tính đến 2014, giá trị sản xuất công nghiệp tại các KCN đóng góp khoảng 29% - 33% giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) theo giá trị hiện hành, đóng góp khoảng 72% - 78% giá trị của ngành công nghiệp và xây dựng.
Các ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn và các ngành có trình độ công nghệ cao tiếp tục được chú trọng phát triển, đến nay có 57 sản phẩm công nghiệp chủ lực của 48 doanh nghiệp thuộc các ngành cơ khí - điện tử, hóa nhựa, dệt may - da giầy, chế biến lương thực, thực phẩm.
BẢNG 3.5: BẢNG SO SÁNH TỈ LỆ ĐÓNG GÓP CỦA DOANH NGHIỆP KCN VỚI GRDP CỦA HÀ NỘI
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011 2012 2013
1
Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành (GRDP)
Tỷ
đồng 206,505 243,210 291,750 326,470 321,691
2 Doanh thu của các doanh nghiệp khu công nghiệp
Tỷ
đồng 66,860 74,449 85,432 95,382 105,011
3
Tỉ lệ đóng góp của doanh nghiệp KCN đối với GRDP
% 32 31 29 29 33
Nguồn: Cục thống kê TP.Hà Nội
BẢNG 3.6: BẢNG SO SÁNH TỈ LỆ ĐÓNG GÓP CỦA DOANH NGHIỆP KCN VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP & XÂY DỰNG CỦA HÀ NỘI
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011 2012 2013
1 Công nghiệp và xây dựng Tỷ
đồng 85,700 102,761 121,704 136,301 134,086
2 Doanh thu của các doanh nghiệp khu công nghiệp
Tỷ
đồng 66,860 74,449 85,432 95,382 105,011
3
Tỉ lệ đóng góp của doanh nghiệp KCN đối với toàn ngành công nghiệp và xây dựng
% 78 72 70 70 78
Nguồn: Cục thống kê TP.Hà Nội
Biểu đồ 3.4: Doanh thu của các doanh nghiệp KCN với GRDPcủa Hà Nội và
với ngành công nghiệp – xây dựng (2009 – 2013)
Năm 2008 địa giới Thủ đô Hà Nội đã được mở rộng, với diện tích là 334.853 ha gấp 3.6 lần so với diện tích cũ của Hà Nội, dân số Hà Nội là 695,7 nghìn người, với 42% dân thành thị và 58% dân nông thôn. Đến năm 2014 dân số lên đến 7265,6 nghìn người tăng 1,9% so với năm 2013, trong đó dân số thành thị là 3553,9 nghìn người chiếm 48,9% tổng số dân và tăng 17,5%; dân số nông thôn là 3711,7 nghìn người giảm 9,6%.
Với điều kiện tự nhiên phong phú, nguồn lực cho phát triển dồi dào Hà Nội có nhiều tiềm năng và lợi thế so vớicác tỉnh, thành phố khác đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức lớn cho việc phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô. Trong những năm qua kinh tế Hà Nội đã có sự tăng trưởng liên tục, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của cả nước.
BẢNG 3.7: MỘT SỐ CHỈ TIÊU TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HÀ NỘI (2009 - 2014)
Stt Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011 2012 2013 2014
1 Tổng sản phẩm trên địa
bàn theo giá hiện hành Tỷ đồng 206,505 243,210 291,750 326,470 321,691 349,867
Dịch vụ 108,002 128,804 152,723 171,754 172,133 188,610
Công nghiệp và xây dựng 85,700 102,761 121,704 136,301 134,086 145,470
Nông, lâm nghiệp, thủy sản 12,803 14,322 17,323 18,415 15,472 15,787
2 Tăng tổng sản phẩm trên địa
bàn % 7,37 11,04 10,13 8,10 8,25 8,80
Dịch vụ 7,10 11,11 10,80 9,30 9,42 9,60
Công nghiệp và xây dựng 8,90 11,72 10,21 7,70 7,57 8,50
Nông, lâm nghiệp, thủy sản 0,10 6,44 4,29 0,40 2,46 2,0
3 GDP/người Tr.đồng 31,92 36,79 43,0 46,90 52,3 57,5
4 Thu NSNN trên địa bàn Tỷ đồng 85,448 108,301 121,919 131,407 138,373 131,407
5 Dân số trung bình Tr.người 6 7 7 7 7 7
Năm 2012, với dân số chiếm 7,84% cả nước, thành phố Hà Nội đã đóng góp10,06% GDP, 9% kim ngạch xuất khẩu, 13,5% giá trị sản xuất công nghiệp, 23,5% vốn đầu tư phát triển, 19,73% thu ngân sách và 23,5% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Giai đoạn 2006 – 2010 mức tăng trưởng bình quân là 10,73%/năm (cả nước là 6,2%). Năm 2011GDP tăng 10.14 % gấp 1.7 lần so với mức tăng GDP của cả nước (5.89%); năm 2012GDP tăng 8.3% gấp 1.6 lần so với mức tăng GDP của cả nước (5.03%). Năm 2013 là năm bản lề của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015, trước những khó khăn của nền kinh tế, Hà Nội đã vượt lên, tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng và có những bước phát triển, đóng góp 10,1% GDP; 7,5% kim ngạch xuất khẩu;17,2% thu ngân sách và 21,64% tổng vốn đầu tư của cả nước. Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 8,25% đạt kế hoạch đề ra là từ 8,0-8,5% và bằng 1,53 lần mức tăng chung của cả nước (5.4%). Kinh tế Thủ đô năm 2014 tiếp tục duy trì tăng trưởng với GDP tăng 8,80%.. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) quý II tăng 8,1% - cao hơn quý I (6,6%) và cùng kỳ năm 2013 (7,85%).
Nhìn chung KCN đã có những đóng góp quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố theo hướng CNH-HĐH và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế chung của Thủ đô.
3.3.1.3. Tiếp nhận kỹ thuật công nghệ mới cho ngành công nghiệp ở Hà Nội
Cùng với dòng vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án sản xuất, kinh doanh trong KCN, các nhà đầu tư còn đưa vào Hà Nội những dây chuyền sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Trong đó, đặc biệt phải kể đến những dự án công nghệ kỹ thuật cao tập trung ở KCN của các thương hiệu lớn như Samsung, Canon, Panasonic,Yamaha, Toto, Zamil Steel, Honda... những lĩnh vực mà chúng ta còn yếu và cần khuyến khích phát triển như cơ khí chính xác, điện tử. Các dự án đầu tư nước ngoài vào KCN không những góp phần nâng cao hàm lượng công nghệ trong sản phẩm của các doanh nghiệp KCN, mà qua mối quan hệ hợp tác đầu tư với nước ngoài, vị thế và sức hấp dẫn đầu tư của thành phố Hà Nội không ngừng được cải thiện.
Trong những năm trở lại đây, nhờ có FDI mà vùng Thủ đô đã có các sản phẩm công nghiệp cao cấp cơ điện tử mang tính đột phá như: máy in văn phòng, điện thoại, xe máy có giá trị cao, sản lượng lớn, kim ngạch xuất khẩu lớn, chính thức đưa Việt Nam có tên trên bản đồ sản phẩm công nghiệp toàn cầu.
Ngoài ra, đã có nhiều công nghệ mới đã lan tỏa, ứng dụng hiệu quả trong ngành công nghiệp Hà Nội. Chẳng hạn như công nghệ sơn tĩnh điện của Cty Chinh Hai, công nghệ sản xuất tấm lợp kim loại của Cty Austnam, công nghệ sản xuất cửa nhựa lõi thép của Eurowindow, công nghệ thiết kế chế tạo khung nhà tiền chế của Zamil, công nghệ hàn vi mạch điện tử của Daewoo Hanel. Thông qua FDI mà Hà Nội đã hình thành thêm được lực lượng đội ngũ công nhân tác phong công nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng mô hình quản trị tiên tiến, áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế trong quy trình quản lý sản xuất và chất lượng. Nhờ quan hệ liên kết suôi, liên kết ngược giữa doanh nghiệp trong nước với đối tác ngoại mà đã có các hiệu ứng lan tỏa công nghệ cho nhau khá hiệu quả. Ví dụ: Về liên kết ngược, Cty Nhựa Hà Nội, Cty Legroup nhờ quan hệ hợp tác làm phụ tùng chi tiết xe máy cho Honda, Yamaha… mà đã được các hãng này trợ giúp về tài liệu kỹ thuật, các giải pháp quản lý, kiểm soát chất lượng. Về liên kết suôi, Cty Dụng cụ Anmi, nhờ làm đại lý cho các hãng chế tạo dụng cụ cắt quốc tế mà đã nhận được sự chuyển giao kỹ thuật của các hãng này về công nghệ gia công phục hồi dụng cụ cắt. Thông qua các quan hệ hợp tác này mà các doanh nghiệp trong nước tại Hà Nội đã bắt đầu tham gia vào chuỗi giá trị sản phẩm công nghiệp mang tính toàn cầu.
Các doanh nghiệp ở Hà Nội có thể tiếp thu các công nghệ mới từ khối FDI bằng các hình thức như: sao chép và bắt chước, quan sát học hỏi hông qua việc tiếp nhận và di chuyển lao động đã được đào tạo và có kinh nghiệm giữa khối FDI và doanh nghiệp trong nước, thông qua hợp tác làm ăn trực tiếp giữa doanh nghiệp trong nước với FDI dưới hình thức là nhà cung cấp, là nhà phân phối, là nhà tư vấn để nhận được các hỗ trợ trực tiếp từ phía họ.
3.3.1.4. Góp phần quan trọng giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng lao động
Xuất phát từ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của thành phố, đội ngũ công nhân lao động trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ngày càng được nâng cao về số lượng và chất lượng, lao động được đào tạo bài bản về trình độ tay nghề chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, kỷ luật lao động, phẩm chất đạo đức cũng như sự hiểu biết về pháp luật lao động.
Chỉ tính riêng KCN, đến hết năm 2013, tổng số lao động làm việc trên địa bàn thành phố Hà Nội là: 136.375 người, so với năm 2008 đã tăng 49.886 người. Tính đến hết tháng 6/2014, tổng số lao động làm việc trong các KCN trên địa bàn thành phố Hà Nội là: 138.162 người, trong đó: lao động Việt Nam 136.983 người và lao động nước ngoài 1.179 người.
BẢNG 3.8: SỐ LAO ĐỘNG CỦA KCN Ở HÀ NỘI (2008-2013) VÀ DỰ BÁO ĐẾN 2020
(Đơn vị: Người) STT Khu công nghiệp 2008 2009 2010 2011 2012 2013