Bài học cho thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố hà nội (Trang 40 - 43)

1.3.2 .Tỉnh Bắc Ninh

1.3.3. Bài học cho thành phố Hà Nội

Qua tìm hiểu kinh nghiệm của các tỉnh Vĩnh Phúc và Bắc Ninh, luận văn rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Hà Nội trong việc phát triển các KCN nhằm nâng cao hiệu quả tác động của nó đối với kinh tế - xã hội của thủ đô, đó là:

Cần có sự thống nhất quan điểm ưu tiên phát KCN trong chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của Hà Nội nói riêng trong hệ thống Đảng và chính quyền các cấp từ Trung ương đến cấp quận, huyện của thành phố Hà Nội.

Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc ban hành các chính sách, chiến lược, quy hoạch phát triển, các tiêu chuẩn, quy phạm để xây dựng các KCN; đề ra các chính sách ưu đãi, khuyến khích để thu hút đầu tư vào KCN.

Do đó, cần đảm bảo sự đồng nhất giữa chính sách của Hà Nội và chính sách của Nhà Nước.

Cần xây dựng quy hoạch tổng thể mạng lưới các KCN ở Hà Nội, xác định vị trí đặt KCN phù hợp của từng khu vực; từng quận, huyện; từng ngành, lĩnh vực cụ thể.

Phát triển KCN phải gắn liền với phát triển đô thị liền kề, Nhà nước và Hà Nội cần có sự hỗ trợ về cơ chế chính sách trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội ngoài hàng rào KCN, đảm bảo tương xứng với hạ tầng trong KCN, đảm bảo tương xứng với hạ tầng trong KCN để hình thành các trung tâm đô thị, bố trí lại dân cư nhằm tạo điều kiện phát triển các KCN đồng bộ.

Lựa chọn chủ đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở có đủ năng lực, kinh nghiệm, nhân lực, tài lực, vật lực nhằm đảm bảo công tác đền bù và giải phóng mặt bằng nhanh chóng, thúc đẩy tiến độ phát triển hạ tầng khu công nghiệp theo kế hoạch, tiết kiệm chi phí, đảm bảo chất lượng. Bên cạnh đó, chính quyền các cấp cần có sự hỗ trợ tích cực đối với các chủ đầu tư phát triển hạ tầng KCN trong công tác đền bù giải tỏa, giải phóng mặt bằng, giữu gìn trật tự, an ninh trong và ngoài khu vực KCN; hỗ trợ cho người dân ổn định đời sồng sau khi nhận tiền bồi thường và giao mặt bằng cho chủ đầu tư.

Đa dạng hóa các thành phần kinh tế trong việc hình thành các công ty kinh doanh phát triển hạ tầng dưới nhiều hình thức theo điều kiện riêng từng KCN như hình thức 100% vốn nước ngoài; hình thức liên doanh, liên kết hoặc 100% vốn của doanh nghiệp trong nước nhằm tạo được sự linh hoạt trong việc huy động các nguồn vốn và sự năng động trong hoạt động từ đó giúp cho các KCN phát triển.

Xây dựng các KCN theo hướng phát triển bền vững, cần triển khai đồng bộ các hạng mục hạ tầng quan trọng như nhà máy xử lý nước thải tập trung, khu xử lý chất thải nguy hại, hạ tầng liên thông ngoài hàng rào KCN và các khu dịch vụ phụ trợ, hạ tầng xã hội phục vụ người lao động.

Xây dựng và hình thành mối liên kết giữa các doanh nghiệp KCN với các cơ sở sản xuất công nghiệp phụ trợ trong và ngoài nước xunh quanh khu vực xây dựng KCN nhằm cung cấp sản phẩm, nguyên liệu, bán thành phẩm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp KCN.

Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có hàm lượng chất xám cao, có tay nghề chuyên môn và gắn đào tạo lý thuyết với thực hành… đồng thời nâng cao chất lượng trường nghề Hà Nội. Khuyến khích nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học công nghệ mới, hiện đại vào sản xuất.

Hỗ trợ tạo điều kiên phát huy vai trò của Ban quản lý các KCN và Chế xuất Hà Nội, Ban quản lý phải đảm bảo đủ năng lực để thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo sự phân cấp và ủy quyền của các Bộ, Ngành có liên quan như: quản lý đầu tư, quản lý lao động, quản lý hoạt động XNK, quản lý quy hoạch, quản lý lao động, quản lý môi trường…

Sự phân cấp rõ ràng, tránh sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ của Ban quản lý nhà nước của địa phương và các Bộ, Ngành chức năng. Thực hiện cơ chế “một cửa liên thông” và đẩy mạnh cái cách các thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện tối đa, giảm bớt phiền hà cho các nhà đầu tư. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp KCN để kịp thời chấn chỉnh hoặc xử lý khi phát sinh vi phạm.

Quá trình phát triển KCN phải gắn liền với việc xây dựng các tổ chức đoàn thể, nhất là xây dựng Công đoàn cơ sở vững mạnh và tiền hành song song với hoạt động của các doanh nghiệp.Tạo điều kiện cho người lao động và người sử dụng lao động có đối tác để thương lượng, hòa giải các tranh chấp phát sinh, giúp nhà đầu tư yên tâm sản xuất kinh doanh, người lao động yên tâm làm việc và góp phần tạo nên sự thành công của KCN phát triển ổn định, bền vững… góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố hà nội (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)