Tính đến năm 2013, BQLKCN Vĩnh Phúc đã làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 19 dự án với tổng vốn đầu tư 315,7 triệu USD và 5.179,77 tỷ đồng. Trong đó có 15 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 315,7 triệu USD và 4 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 5,179.77 tỷ đồng. Hiện tại, có 08 KCN đang triển khai đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động với tổng diện tích vào khoảng 6,196 ha. Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp trong KCN trên diện tích đã thu hồi đạt 69,7%. Tổng vốn đầu tư hạ tầng đối với dự án trong nước là 675,1 tỷ đồng, đạt 40,42% tổng vốn đầu tư đăng ký, đối với dự án nước ngoài là 44,17 triệu USD đạt 18,32% tổng vốn đầu tư đăng ký. Các nhà đầu tư nước ngoài tiêu biểu là Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc với các lĩnh vực chủ yếu như: sản xuất và lắp ráp ô tô, xe máy, Công nghiệp hỗ trợ ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, công nghiệp hỗ trợ ngành công nghiệp điện tử, dệt may, sản xuất gạch ốp lát ...
(Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Vĩnh Phúc).
Những đóng góp chủ yếu của các KCN vào sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc như sau:
Đóng góp vào tổng thu nhập nội địa của tỉnh: Trong những năm qua Vĩnh Phúc đã sản xuất nhiều sản phẩm, phục vụ nhu cầu trong và ngoài tỉnh, trong đóchủ yếu các sản phẩm của ngành chế tạo và lắp ráp ôtô, xe máy. Sự hình thành một số doanh nghiệp sản xuất phụ tùng, chi tiết ôtô, xe máy trong các KCN đã góp phần nâng tỷ lệ nội địa hoá ôtô lên khoảng 27%, xe máy lên 81%. Những ngành công nghiệp chủ đạo trên đem lại 80% tổng giá trị gia tăng toàn ngành công nghiệp Vĩnh Phúc.
Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH: Tính đến hết tháng 12/2009 trên địa bàn tỉnh có 194 dự án đầu tư vào KCN, CCN, chiếm 42,45% tổng số dự án đầu tư vào địa bàn tỉnh. Các dự án này tập trung chủ yếu vào lĩnh vực như: sản xuất ôtô, xe máy; linh kiện ôtô, xe máy; chế biến nông sản; may mặc... Việc ngày càng có nhiều dự án FDI đầu tư vào trong KCN đã có tác động mạnh mẽ đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Vĩnh Phúc.
Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh: Hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thực sự trở nên sôi động kể từ khi các dự án trong KCN được
thực hiện, đi vào sản xuất và một số doanh nghiệp tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hoá.
Đóng góp vào ngân sách: Nhờ sự hoạt động có hiệu quả và sự đóng góp đáng kể của dự án trong KCN, đặc biệt là các dự án FDI, ngân sách của tỉnh Vĩnh Phúc đã liên tục được cải thiện, năm sau cao hơn năm trước.
Thúc đẩy quá trình hiện đại hoá hệ thống kết cấu hạ tầng: Để tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn nói chung và KCN nói riêng, đồng thời phục vụ công tác đẩy mạnh thu hút nguồn vốn cho phát triển KCN, nên trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã đặc biệt chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bao gồm cả đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, các dịch vụ bưu chính viễn thông.
Nâng cao trình độ công nghệ cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh:
Sự gia tăng của các dự án đầu tư nước ngoài vào các KCN, kéo theo đó là sự xuất hiện của các mô hình tổ chức sản xuất công nghiệp tiên tiến, hiện đại của nhiều quốc gia trên thế giới được chuyển giao cho tỉnh. Chính điều này đã làm cho trình độ công nghệ của nhiều lĩnh vực đã tăng khá nhanh so với trước đây.
Một số hạn chế trong quá trình phát triển KCN:
- Việc xây dựng kết cấu hạ tầng còn chậm, chưa theo kịp công tác xúc tiến đầu tư.
- Tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) các KCN và các dự án trên địa bàn tỉnh chậm.
- Tỷ lệ lấp đầy còn thấp.
- Tình hình triển khai các dự án trong KCN trên địa bàn tỉnh không đảm bảo tiến độ đăng ký.
- Mối quan hệ giữa chủ và người lao động chưa được cải thiện.
- Trình độ người lao động trong một số doanh nghiệp còn thấp và thiếu trầm trọng.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các KCN:
- Phải đảm bảo tính nhất quán và đồng bộ trong quy hoạch phát triển KCN. - Đẩy nhanh việc giải quyết bồi thường, giải phóng mặt bằng và giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất:
- Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp. - Nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư.
- Sửa đổi một số cơ chế, chính sách về thu hút đầu tư vào KCN. - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các KCN. - Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường tại các KCN. [29]