Công tác quy hoạch và xây dựng hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố hà nội (Trang 48)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng xây dựng và phát triển các các khu công nghiệp trên địa bàn

3.2.1. Công tác quy hoạch và xây dựng hạ tầng

Theo Quyết định số 1081/QĐ –TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội sẽ có khoảng 33 KCN, khu công nghệ cao được thành lập và nằm trong danh mục quy hoạch với diện tích quy hoạch khoảng 8.500 ha.

Tính đến 30/06/2014, Hà Nội có 08 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích là 1.236 ha, cơ bản lấp đầy 95% đó là : KCN Nội Bài, KCN Bắc Thăng Long, KCN Nam Thăng Long, Quang Minh, Hà Nội - Đài Tư, KCN Sài Đồng B, KCN Thạch Thất -Quốc Oai, KCN Phú Nghĩa.

BẢNG 3.1: VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT CỦA CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2013

Số

TT Khu công nghiệp Chủ đầu tư Điạ điểm

Tổng số vốn đầu tư Diện tích (ha) Triệu USD Tỷ VND 1 Thăng Long Cty TNHH KCN Thăng Long (Việt Nam - Nhật

Bản)

Xã Kim Chung, Võng La, Hải Bối, huyện

Đông Anh 90.33 274.00 2 Nội Bài Cty TNHH KCN Nội Bài (Việt Nam -

Malaysia) Xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn 35.05 116.00

3 Sài Đồng B Cty điện tử Hà Nội

Hanel

Phường Sài Đồng,

quận Long Biên

120.00

47.00

4 Hà Nội - Đài Tư

Cty cổ phần hữu hạn phát triển Hà Nội - Đài

Phường Sài Đồng, quận Long Biên

12.00

40.00

5 Nam Thăng Long

Cty TNHH phát triển hạ tầng Hiệp hội công

thương Hà Nội Xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm 61.00 30.38 6 Thạch Thất-Quốc Oai

Cty Cổ phần Đầu tư phát triển Hà Tây - nâng

cấp từ CCN

Huyện Thạch Thất &

huyện Quốc Oai

410.00

155.00

7 Phú Nghĩa Cty tập đoàn đầu tư Phú

Mỹ Xã Phú Nghĩa, Tiên Phương, Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ 660.00 170.10 8 Quang Minh I

Cty TNHH đầu tư & phát triển hạ tầng Nam

Đức

Xã Quang Minh,

huyện Mê Linh

592.00

334.40

Nguồn: Ban Quản lý các KCN&CX Hà Nội 3.2.2. Tình hình triển khai thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng

Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng của 8 khu công nghiệp tính đến năm 2014

như sau: KCN Thạch Thất – Quốc Oai: Tổng diện tích 155.00 ha với tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng là 410 tỷ đồng.; KCN Phú Nghĩa: Tổng diện tích giai đoạn I là 170.10 ha với tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng là 660 tỷ đồng; KCN Nội Bài: Tổng

diện tích giai đoạn I là 116.00 ha với tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng là 736 tỷ

dựng hạ tầng là 1897 tỷ đồng; KCN Sài Đồng B: Tổng diện tích là 47.00 ha với tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng là 120 tỷ đồng; KCN Nam Thăng Long: Tổng diện tích là 30.38 ha với tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng là 61 tỷ đồng; KCN Hà

Nội Đài Tư: Tổng diện tích là 40.00 ha với tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng là 252

tỷ đồng; KCN Quang Minh I: Tổng diện tích là 334.40 ha với tổng vốn đầu tư xây

dựng hạ tầng là 592 tỷ đồng.

3.2.3. Tình hình thu hút đầu tư thứ phát - Số dự án đăng ký đầu tư vào KCN 545 dự án, - Số dự án đăng ký đầu tư vào KCN 545 dự án, - Vốn đăng ký FDI khoảng 4,68 tỷ USD, - Vốn đăng ký trong nước 10.800 tỷ đồng - Diện tích đất lấp đầy khoảng 1236 ha 3.2.4. Đánh giá chung về thu hút đầu tư

Các dự án đăng ký mới chủ yếu tập trung ở các KCN thuộc địa bàn Hà Nội mở rộng như KCN Quang Minh I, KCN Thạch Thất- Quốc Oai, KCN Phú nghĩa; các dự án đăng ký điều chỉnh tăng vốn chủ yếu tập trung ở 05 KCN thuộc địa bàn Hà Nội cũ như KCN Thăng Long, Nội Bài, Hà Nội - Đài Tư, Sài Đồng, Nam Thăng Long.

- Các dự án đầu tư nước ngoài vào các KCN trong 5 năm qua đến từ nhiều nước trong khu vực và vùng lãnh thổ như : Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan …Các doanh nghiệp Nhật Bản chiếm tới 60 % vốn đăng ký, nhiều tập đoàn lớn như : MeiKo sản xuất bảng mạch điện tử, vốn đăng ký 300 triệu USD, Yougfat 100 triệu USD…

- Các ngành nghề thu hút đầu tư : Chủ yếu các lĩnh vực : CN điện tử khoảng 56.10 % vốn đăng ký, cơ khí 18.14%, ngành nghề khác 17.89%, vật liệu xây dựng 3.03%, dệt may 2.35 %, chế biến thực phẩm 1.72%, ngành in 0.77%.

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ vốn đầu tư theo ngành nghề tại các KCN năm 2013

Nguồn: Ban quản lý các KCN & CX Hà Nội

- Về tình hình thực hiện triển khai dự án và tiến độ giải ngân, các dự án đầu tư vào KCN được triển khai đúng mục đích, cơ bản đáp ứng yêu cầu về tiến độ. Tiến độ giải ngân các dự án FDI cũng đạt kết quả khá cao so với dự án đầu tư ngoài KCN. Theo thống kế báo cáo, tiến độ giải ngân đạt khoảng 62 % vốn đăng ký. 3.2.5. Về thu hút đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh

Đến nay các KCN Hà Nội đã thu hút 545 dự án đầu tư thứ phát, trong đó dự án đầu tư nước ngoài với mức vốn đăng ký 4,68 tỷ USD, dự án đầu tư trong nước với mứcvốn đăng ký 10.800 tỷ đồng.

21 quốc gia và vùng Lãnh thổ có dự án đầu tư vào các KCN Hà Nội, trong đó những quốc gia có tỷ trọng vốn lớn : Nhật Bản là quốc gia đứng đầu với số vốn đăng ký chiếm 57,64%, Hàn Quốc 9,89%, Trung quốc, Hồng Kông 9,77% …tổng vốn đăng ký FDI; Nhiều dự án có quy mô vốn lớn từ 100 đến hơn 300 triệu USD, sử dụng công nghệ cao của các hãng : Canon, Panasonic, Yamaha, Meiko, Youfat...Hà Quốc... Đài Loan..

Cơ cấu ngành đầu tư : Công nghiệp điện tử 56.10 %, cơ khí chế tạo 18.14%, các ngành công nghiệp khác (dược phẩm, chế biến nông sản, may mặc, công nghiệp in…) chiếm 25.76 %.

Các dự án đã đăng ký vào KCN cơ bản thực hiện đúng mục tiêu đã đăng ký, tỷ lệ giải ngân đạt khá cao (62 % vốn đăng ký), nhiều dự án FDI thực hiện đầu tư mở rộng nâng công suất mức vốn đăng ký tăng thêm với tỷ lệ cao.

Trong số 545 dự án đăng ký đầu tư đến nay có khoảng 400 dự án đi vào hoạt động, số còn lại đang trong giai đoạn xây dụng cơ bản. Trong những năm gần đây mặc dù chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là động đất, sóng thần tại Nhật Bản,các dự án trong KCN hoạt động sản xuất kinh doanh khá ổn định.

Doanh thu năm 2008 đạt gần 2616.7 triệu USD, năm 2010 là 3345.2 triệu USD, năm 2012 là 4542 triệu USD, năm 2013 là 5000.5 triệu USD.

Biểu đồ 3.2: Doanh thu của các doanh nghiệp KCN trên địa bàn Hà Nội từ năm 1995 đến năm 2013

Giá trị xuất khẩu năm 2008 đạt 1621 triệu USD, năm 2010 là 2132 triệu USD, năm 2012 là 2664 triệu USD, năm 2013 là 2915 triệu USD. Các sản phẩm xuât khẩu chủ yếu điện tử, cơ khí. Giá trị nhập khẩu năm 2008 là 1621 triệu USD, năm 2012 là 2664 triệu USD, năm 2013 là 2013 triệu 2915.

Biểu đồ 3.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp

Nguồn: Ban quản lý các KCN & CX Hà Nội

Thu hút giải quyết việc làm mỗi năm từ 7000 đến 10000 lao động. Tính đến nay, các KCN thu hút trên 13 vạn lao động, mỗi ha đất bình quân đã tạo việc làm mới được gần 100 lao động ; Nộp ngân sách gần 2000 tỷ đồng, bình quân 1 ha thu ngân sách trên 1,5 tỷ đồng.

3.2.6. Một số vần đề tồn tại

Việc đầu tư, phát triển các KCN của Thành phố vẫn còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng của thành phố. Một số KCN đã đi vào hoạt động nhưng hệ thống hạ tầng kỹ thuật (cả trong và ngoài hàng rào) chưa hoàn chỉnh: KCN Nam Thăng Long đường vào chưa được đầu tư nâng cấp, KCN Phú Nghĩa chưa có đường gom phía Bắc.

3.3. Những tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở thành phố Hà Nội trong thời gian qua ở thành phố Hà Nội trong thời gian qua

3.3.1. Những tác động tích cực

3.3.1.1. Tạo ra nền tảng để huy động được lượng vốn đầu tư lớn của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH hiện nay, KCN với vai trò thu hút và đa dạng hoá các nguồn vốn đầu tư đã thực sự có đóng góp không nhỏ trong việc huy động nguồn lực vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế thành phố.Với mục tiêu ban đầu là tạo môi trường thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển các KCN cũng là một trong những giải pháp để thực hiện chủ trương phát huy nội lực của các thành phần kinh tế.

Năm 2008, sau khi mở rộng địa giới hành chính, Hà Nội có 12 khu công nghiệp; trong đó các KCN Thăng Long, Nội Bài, Sài Đồng B tỷ lệ lấp đầy đạt 100%. Các khu công nghiệp Hà Nội đã thu hút được 22 dự án đầu tư mới với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 75,16 triệu USD. Dự án đầu tư nước ngoài có vốn đăng ký lớn nhất là dự án thành lập công ty TNHH Sumitomo NACCO Materials Handling Viet Nam 100% vốn Nhật Bản. Chủ đầu tư các dự án FDI vào Hà Nội năm 2008 chủ yếu đến từ các nước và vùng lãnh thổ của Châu Á như Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc …

BẢNG 3.2: CÁC QUỐC GIA VÀ VÙNG LÃNH THỔ CÓ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀO CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2013

Stt Quốc gia/ Vùng lãnh

thổ Số dự án

Vốn đầu tư đăng ký (Triệu USD) Tỷ lện % (Vốn đăng ký) 1 Nhật Bản 158 2995,05 57,64 2 Việt Nam 250 514,10 9,89 3 Hàn Quốc 37 512,28 9,86 4 Trung Quốc, Hồng Kong 20 507,68 9,77 5 Hà Lan 1 155,05 2,98 6 Singapore 11 103,80 2,00 7 Đài Loan 25 121,20 2,33 8 Anh 5 39,67 0,76 9 Thái Lan 12 65,75 1,27 10 Malaysia 8 47,68 0,92 11 Ả rập xê út 1 34,00 0,65 12 Nga 3 25,50 0,49

13 Seychelles (châu Phi) 1 25,00 0,48

14 Brunei 2 13,40 0,26 15 Đức 1 12,40 0,24 16 Mỹ 4 9,48 0,18 17 Phillipin 2 8,50 0,16 18 Thụy điển 1 4,00 0,08 19 Bỉ 1 0,66 0,01 20 Palestine 1 0,50 0,01 21 Pháp 1 0,40 0,01 Tổng 21 545 5,196 100

Nguồn: Ban Quản lý các KCN&CX Hà Nội

Tính đến 30/06/2014, Hà Nội có 08 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích là 1.236 ha, cơ bản lấp đầy 95% đó là : KCN Nội Bài, KCN Bắc Thăng Long, KCN Nam Thăng Long, Quang Minh, Hà Nội - Đài Tư, KCN Sài Đồng B, KCN Thạch Thất Quốc Oai, KCN Phú Nghĩa. Với sự nỗ lực của toàn Thành phố,

các khu công nghiệp đã thu hút được 545 dự án, tổng mức vốn đăng ký là 10.800 tỷ đồng và trên 4,68 tỷ USD, trong đó có nhiều dự án FDI của các tập đoàn hàng đầu thế giới như Canon, Panasonic, Meiko, Daewoo, Nippon, Sumitomo, Mitsubishi, Yamaha, Ferroli, Zuelling Pharma…, các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội đã chiếm khoảng 10% số lượng và giá trị các khu công nghiệp của cả nước, tạo ra gần 40% giá trị sản lượng công nghiệp của Thành phố, 45% kim ngạch xuất khẩu 20% GDP của toàn Thành phố và giải quyết việc làm cho 138.162 lao động.

Cùng kỳ tháng 6/2014, thành phố Hà Nội đã cấp mới và điều chỉnh tăng vốn cho 195 dự án, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 583,2 triệu USD. Trong số 145 dự án được cấp mới trong kỳ báo cáo có 15 dự án trong khu công nghiệp với tổng vốn đầu tư đăng ký 34,75 triệu USD. Ngoài khu công nghiệp có 130 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư đăng ký 81,17 triệu USD. Trong số các dự án được phê duyệt có 74,5% các dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài, còn lại là các dự án đầu tư thực hiện dưới hình thức liên doanh. Hiện Hàn Quốc đang là quốc gia có số vốn đầu tư đứng đầu tại Hà Nội, sau đó là Nhật Bản và Hong Kong cùng các quốc gia khác. Trong số các dự án đầu tư được cấp mới, lĩnh vực chế biến chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất về mức đầu tư trên địa bàn thành phố. Các doanh nghiệp FDI trong 6 tháng qua đầu tư tại địa bàn ước đạt 450 triệu USD. Doanh thu của khối này ước đạt 102.184 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 4,86 tỷ USD với kim ngạch xuất, nhập khẩu ước đạt 2.606,5 triệu USD.

Tính đến nay, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký tại Hà Nội đạt 23,08 tỷ USD

với tổng số 3.012 dự án. Trong đó, hiện có 2.806 dự án còn hiệu lực.(Nguồn: Ban quản

lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội.[61]

3.3.1.2.Góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố theo hướng CNH, HĐH và đóng góp không nhỏ trong sự tăng trưởng kinh tế chung của thành phố.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm. Nếu cơ cấu năm 2008 là: dịch vụ 52,10%; công nghiệp - xây dựng 41,40%; nông nghiệp 6,60%, thì năm 2014 cơ cấu các ngành tương ứng là: 53,91%; 41,58% và 4,51%.

BẢNG 3.3: CƠ CẤU KINH TẾ CỦA HÀ NỘI GIAI ĐOẠN (2008 - 2014)

Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Dịch vụ % 52.10 52.30 52.38 52.35 52.35 53.51 53.91

Công nghiệp và xây dựng % 41.40 41.50 34.85 41.72 41.72 41.68 41.58

Nông, lâm nghiệp, thủy sản % 6.60 6.20 5.21 5.94 5.94 4.81 4.51

Nguồn: Cục thống kê TP.Hà Nội

Giai đoạn 2008 – 2014, bình quân GRDP tăng 9.07%, công nghiệp và xây dựng tăng 9.16%, dịch vụ tăng 8.69%, nông – lâm – thủy sản tăng 3.83%. Có thể thấy mức tăng trưởng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ tương đối cao so với nông – lâm – thủy sản. Cụ thể như sau: năm 2008, GRDP tăng 10.58%, công nghiệp và xây dựng tăng 11.70%, dịch vụ tăng 10.80%, nông – lâm – thủy sản tăng 2.70%. Năm 2014, GRDP tăng 8.80%, công nghiệp và xây dựng tăng 8.50%, dịch vụ tăng 9.60%, nông – lâm – thủy sản tăng 2.00%.

BẢNG 3.4: MỨC TĂNG TRƯỞNG CÁC CHỈ TIÊU CỦA HÀ NỘI (2008 - 2014)

Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Trung bình Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) % 10.58 6.67 11.00 10.10 8.10 8.25 8.80 9.07 Công nghiệp, xây dựng % 11.70 6.85 11.6 10.2 7.70 7.57 8.50 9.16 Dịch vụ % 10.80 7.43 11.10 10.8 9.30 9.42 9.60 9.78 Nông, lâm, thủy sản % 2.70 0.08 7.20 4.40 0.40 2.46 2.00 2.75

Nguồn: Cục thống kê TP.Hà Nội

Thực tiễn xây dựng và phát triển cho thấy, cac KCN đã và đang có những đóng góp ngày càng lớn vào việc nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong GDP của thành phố. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của Thành phố đã tăng lên đáng kể từ mức khoảng

8% năm 1996 lên 14% năm 2000 và ước tính đến 2014, giá trị sản xuất công nghiệp tại các KCN đóng góp khoảng 29% - 33% giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP) theo giá trị hiện hành, đóng góp khoảng 72% - 78% giá trị của ngành công nghiệp và xây dựng.

Các ngành công nghiệp chủ lực, mũi nhọn và các ngành có trình độ công nghệ cao tiếp tục được chú trọng phát triển, đến nay có 57 sản phẩm công nghiệp chủ lực của 48 doanh nghiệp thuộc các ngành cơ khí - điện tử, hóa nhựa, dệt may - da giầy, chế biến lương thực, thực phẩm.

BẢNG 3.5: BẢNG SO SÁNH TỈ LỆ ĐÓNG GÓP CỦA DOANH NGHIỆP KCN VỚI GRDP CỦA HÀ NỘI

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2009 2010 2011 2012 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của khu công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố hà nội (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)