Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cầu xây (Trang 31 - 35)

1.4. Nội dung các hoạt động cơ bản của quản trị nguồn nhân lực

1.4.2. Hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Đào tạo nguồn nhân lực là các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp một cách toàn diện, đảm bảo sự phù hợp tốt nhất với công việc hiện tại và đáp ứng đƣợc những thay đổi trong tƣơng lai. Nhân sự có năng lực phải có đủ các tiêu chí về các kỹ năng cần thiết cho công việc, khả năng thích nghi, kinh nghiệm và đạo đức.

Ý nghĩa của việc đào tạo và nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực:

* Đối với doanh nghiệp: Đảm bảo cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp có thể thích ứng và theo kịp với phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ; đảm bảo cho doanh nghiệp có một nguồn lao động giỏi, có tay nghề cao.

* Đối với ngƣời lao động: Ngƣời lao động phải nâng cao trình độ văn hóa và nghề nghiệp chuyên môn để không bị tụt hậu. Nhờ đó ngƣời lao động làm việc tự tin, đạt hiệu quả cao hơn, thích ứng với kỹ thuật mới.

* Đối với kinh tế: Cho phép tránh đƣợc sự thất nghiệp có tính cơ cấu do khi có nghề mới xuất hiện, nghề cũ bị thu hẹp và mất đi, sẽ nảy sinh về hiện tƣợng cầu về lao động ở loại này tăng và giảm ở loại khác

Quá trình đào tạo đƣợc thực hiện qua các bƣớc sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo

Nhu cầu đào tạo thƣờng phát sinh khi nhân viên không có đủ các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc. Xác định nhu cầu đào tạo để nhận biết những nhu cầu đào tạo thích hợp và loại trừ những chƣơng trình đào tạo không thích hợp từ đó sẽ xác định mục tiêu đào tạo cho các chƣơng trình đƣợc vạch ra. Các phƣơng pháp đƣợc dùng để đánh giá nhu cầu đào tạo có thể là: phỏng vấn, phiếu điều tra, kiểm tra, phân tích các vấn đề của nhóm, phân tích các báo cáo hoặc ghi chép, phân tích công việc và đánh giá kết quả công việc.

Bước 2: Lập kế hoạch đào tạo

Thực chất của giai đoạn này là lên kế hoạch và phát triển chƣơng trình đào tạo. Trong quá trình thiết kế chƣơng trình đào tạo, doanh nghiệp phải chú ý đến nhiều yếu tố quan trọng nhƣ:

- Nội dung đào tạo: Học các kỹ năng cơ bản hay kiến thức cơ bản, học kinh nghiệm hay học từ lý luận sách vở…

- Các nguyên tắc của việc học: Để đào tạo có hiệu quả phải chú ý các nguyên tắc học sau đây: phản hồi, thực hành, sự thích hợp, sự tham gia, ứng dụng những điều học đƣợc.

- Đặc điểm của học viên: Khả năng tiếp thu của học viên , số lƣợng học viên…

- Giới hạn của tổ chức: Đó là các giới hạn về tài chính, cán bộ giảng dạy, thời gian hoặc các phƣơng tiện thực hiện…

- Các phƣơng pháp đào tạo: Mỗi một nội dung đào tạo khác nhau sẽ có các phƣơng pháp hay kỹ thuật đào tạo phù hợp tƣơng ứng.

Các nội dung cụ thể cần xác định khi lên kế hoạch tổng quát quá trình đào tạo nhƣ sau:

- Tên của chƣơng trình đào tạo và nội dung cụ thể của chƣơng trình đào tạo - Các mục tiêu của chƣơng trình đào tạo

- Giáo viên và tài liệu hƣớng dẫn; - Thời gian, địa điểm, chi phí đào tạo - Hình thức, phƣơng pháp đào tạo; - Đánh giá sau đào tạo.

Bước 3: Thực hiện đào tạo

Sau khi xác định đƣợc nhu cầu đào tạo và lên kế hoạch đào tạo, doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện quá trình đào tạo. Mỗi một chƣơng trình đào tạo đƣợc thực hiện sẽ có nội dung và phƣơng pháp đào tạo tƣơng ứng. Căn cứ theo các tiêu chí khác nhau có thể phân chia đào tạo và phát triển thành các loại khác nhau:

* Theo đối tƣợng đào tạo: Có đào tạo cho công nhân, nhân viên và cán bộ quản lý.

* Theo nội dung đào tạo: Có đào tạo các lĩnh vực chuyên môn nhƣ kế toán, tài chính, quản trị nhân lực, xây dựng, cơ khí…cũng nhƣ những vấn đề chuyên sâu của từng chuyên ngành cụ thể.

* Theo mục đích đào tạo:

- Đào tạo định hƣớng: Chủ yếu là phổ biến thông tin, định hƣớng và cung cấp kiến thức mới nhƣ giải thích cho ngƣời lao động về cấu trúc tổ chức mới của doanh nghiệp hay cung cấp các thông tin cơ bản về tổ chức cho những ngƣời mới.

- Đào tạo mới: Khi ngƣời lao động vừa vào làm việc cần có quá trình đào tạo cho họ làm quen với thực tế thực hiện công việc tại tổ chức.

- Đào tạo lại và đào tạo nâng cao: Cùng với việc tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp còn tổ chức các khoá học giúp ngƣời lao động bổ sung lại những kiến thức đã có và nâng cao hơn nữa kỹ năng, hiểu biết của mình về công việc.

Có nhiều phƣơng pháp để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và mỗi phƣơng pháp này đề có những ƣu, nhƣợc điểm riêng. Các doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn các phƣơng pháp đào tạo sao cho phù hợp với đặc thù công việc, lao động và nguồn lực tài chính của mình. Hiện nay, có hai nhóm phƣơng pháp đào tạo và phát triển chủ yếu mà các doanh nghiệp hay áp dụng đó là:

- Đào tạo trong công việc: Là các phƣơng pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, ngƣời học sẽ đƣợc tiếp nhận các kiến thức, kỹ năng thông qua thực tế thực hiện công việc và thƣờng là dƣới sự hƣớng dẫn của những lao động lành nghề hơn. Đào tạo trong công việc có thể có các hình thức sau: Đào tạo theo chỉ dẫn công việc; Đào tạo theo kiểu học nghề; Kèm cặp và chỉ bảo; Luân chuyển và thuyên chuyển công việc.

- Đào tạo ngoài công việc: Đào tạo ngoài công việc là phƣơng pháp đào tạo trong đó ngƣời học đƣợc tách khỏi sự thực hiện các công việc thực tế. Phƣơng pháp đào tạo ngoài công việc có thể có các hình thức sau: Tổ chức các lớp cạnh doanh nghiệp; cử đi học ở các trƣờng chính quy; các bài giảng, các hội nghị hoặc hội thảo; đào tạo theo kiểu chƣơng trình hoá với sự trợ giúp của máy tính; đào tạo theo phƣơng thức từ xa; đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm

Bước 4: Đánh giá chương trình đào tạo

Tất cả các chƣơng trình đào tạo đều hƣớng đến mục tiêu cuối cùng là hiệu quả làm việc của nhân viên có thay đổi theo hƣớng mong muốn hay không? Do đó cần so sánh hiệu quả làm việc của nhân viên trƣớc và sau khi đƣợc đào tạo để xác định liệu chƣơng trìnhđào tạo có đáp ứng đƣợc các mục tiêu đào tạo hay không. Khi đánh giá chƣơng trình đào tạo cần lƣu ý các nội dung nhƣ sau:

- Phản ứng của ngƣời học nhƣ thế nào: các học viên có cảm thấy đào tạo là bổ ích hay không?. Để đo lƣờng phản ứng của ngƣời học chúng ta có thể thăm dò ý kiến của họ thông qua phiếu điều tra đánh giá về khóa học.

- Kết quả sau học tập: ngƣời học đã học đƣợc những gì sau học tập

- Áp dụng kết quả học tập: ngƣời học có thay đổi hành vi và cách làm của họtrong công việc hay không ?

- Những hành vi đã thay đổi đó ảnh hƣởng đến kết quả của tổ chức: kết quả đem lại từ đào tạo có dẫn đến việc tăng năng suất lao động hay chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ hay không ?

- Thái độ của ngƣời học: các học viên có cái nhìn tốt đẹp, thiện cảm hơn về công việc hay doanh nghiệp mà mình đang làm hay không ?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cầu xây (Trang 31 - 35)