Cơ sở lý luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia nhật bản vào việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 35)

CHƢƠNG 1 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Cơ sở khoa học về đầutƣ trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia

2.2.1. Cơ sở lý luận

2.2.1.1. Khái niệm về FDI

Có nhiều quan niệm khác nhau về FDI, tuy nhiên có thể xem xét một số khái niệm sau:

Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đƣa ra khái niệm về FDI vào năm 1997, đƣợc chấp nhận khá rộng rãi: “FDI là nguồn vốn đƣợc đầu tƣ nhằm thu về những lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nƣớc khác (nƣớc nhận đầu tƣ – hosting country), không phải tại nƣớc mà doanh nghiệp đang hoạt động (nƣớc đi đầu tƣ – source country) với mục đích quản lý một cách có hiệu quả doanh nghiệp.” 23, tr.6. Lợi ích lâu dài ở đây ngụ ý sự tồn tại của mối quan hệ dài hạn giữa nhà đầu tƣ trực tiếp với doanh nghiệp có vốn FDI và tác động đáng kể của nhà đầu tƣ đối với việc quản lý doanh nghiệp đó.

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD cũng đƣa ra định nghĩa FDI tƣơng tự nhƣ IMF. Tuy nhiên, OECD có quan điểm rất rộng về nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, đó là: cá nhân, tổ chức thuộc cơ quan chính phủ hoặc không thuộc cơ quan chính phủ đầu tƣ ra nƣớc ngoài. Hội nghị Liên hợp quốc về thƣơng mại và phát triển UNCTAD đƣa ra khái niệm FDI trong Báo cáo đầu tƣ thế giới năm 1996: “Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là đầu tƣ có mối liên hệ, lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân (nhà đầu tƣ nƣớc ngoài hoặc công ty mẹ) đối với một doanh nghiệp ở một nền kinh tế khác (doanh nghiệp FDI hoặc chi nhánh nƣớc ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp).” 25, tr.4. Theo đó, UNCTAD còn đƣa ra một số định nghĩa có liên quan nhƣ:

- Dòng vốn FDI ra và dòng vốn FDI vào là vốn đƣợc nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào doanh nghiệp FDI tại nƣớc tiếp nhận đầu tƣ.

- Vốn cổ phần đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài là giá trị của cổ phần và vốn dự trữ (gồm cả lợi nhuận giữ lại) thuộc về công ty mẹ, cộng thêm các khoản nợ ròng của các công ty thành viên.

Trong khi đó, Tổ chức Thƣơng mại Thế giới lại đƣa ra định nghĩa:“Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tƣ từ một nƣớc (nƣớc chủ đầu tƣ) có đƣợc một tài sản ở một nƣớc khác (nƣớc thu hút đầu tƣ) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phƣơng diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trƣờng hợp, cả nhà đầu tƣ lẫn tài sản mà ngƣời đó quản lý ở nƣớc ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trƣờng hợp đó, nhà đầu tƣ thƣờng hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản đƣợc gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty” 20, tr.3.

Quan điểm về FDI của Việt Nam đƣợc quy định trong Luật đầu tƣ nƣớc ngoài năm 1996 nhƣ sau: “FDI là việc nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣa vào Việt Nam vốn bằng tiền bạc hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tƣ theo quy định của Luật này.” 14, tr.1. Trong đó, nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc hiểu là các tổ chức kinh tế, cá nhân nƣớc ngoài đầu tƣ vào Việt Nam.

Từ các định nghĩa FDI trên, ta có thể hiểu đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài nhƣ sau: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) là loại hình di chuyển vốn giữa các nƣớc trong đó ngƣời chủ sở hữu vốn đồng thời là ngƣời trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động sử dụng vốn. Về bản chất, FDI là loại hình đầu tƣ quốc tế mà chủ đầu tƣ bỏ vốn để xây dựng hoặc bỏ vốn để mua (toàn bộ hoặc một phần) các doanh nghiệp ở nƣớc ngoài để trở thành ngƣời chủ sở hữu và trực tiếp quản lý và điều hành hoặc tham gia quản lý điều hành cơ sở kinh doanh đó. Đồng thời, họ phải chịu trách nhiệm trực tiếp trƣớc kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó (hoặc tòan bộ hoặc một phần tùy theo số vốn họ đóng góp).

2.2.1.2. Tác động của đầu tư nước ngoài đối với nước nhận đầu tư

(i) Tác động tới kinh tế

FDI bổ sung vốn cho nền kinh tế. Bởi lẽ nguồn vốn trong nƣớc, đặc biệt ở các nƣớc đang phát triển và kém phát triển còn rất thiếu để phát triển từ các ngành nghề nhƣ công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ đến các lĩnh vực hỗ trợ cho các ngành nghề

đó nhƣ đầu tƣ cải thiện cơ sở hạ tầng, hoàn thiện luật pháp chính sách, đào tạo nhân lực… Do vậy, FDI chính là nguồn cung vốn quan trọng cho các ngành, lĩnh vực trên. Ngoài ra, FDI còn là nguốn vốn ổn định hơn so với các luồng vốn đầu tƣ quốc tế khác bởi FDI dựa trên quan điểm dài hạn về thị trƣờng, về triển vọng tăng trƣởng và không tạo ra nợ cho Chính phủ nƣớc tiếp nhận đầu tƣ, do vậy ít có thay đổi khi có tình huống bất lợi.

FDI giúp mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu. Xuất khẩu là yếu tố quan trọng của tăng trƣởng. Nhờ có đẩy mạnh xuất khẩu mà những lợi thế so sánh của nƣớc chủ nhà đƣợc phát huy một cách hiệu quả hơn trong phân công lao động quốc tế. Thông qua FDI, các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ có thể tiếp cận với thị trƣờng thế giới, vì hầu hết các hoạt động FDI đều do TNCs thực hiện. Ở tất cả các nƣớc đang phát triển, TNCs đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu do vị thế và uy tín của chúng trong hệ thống sản xuất và thƣơng mại quốc tế.

FDI thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước chủ nhà phù hợp với xu hướng của thế giới, vì nó làm xuất hiện nhiều lĩnh vực và ngành nghề kinh tế mới, góp phần nâng cao nhanh chóng trình độ kỹ thuật và công nghệ ở nhiều ngành kinh tế, tăng năng suất lao động của các ngành này. Mặt khác, dƣới tác động của FDI, một số ngành nghề đƣợc kích thích phát triển, nhƣng cũng có một số ngành nghề bị mai một và dần bị xoá bỏ. Tạo liên kết ngành giữa khu vực trong nƣớc và khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Đây là tác động mà nƣớc chủ nhà rất quan tâm.

FDI cung cấp công nghệ mới cho sự phát triển. Vai trò này đƣợc thể hiện qua hai khía cạnh chính là chuyển giao công nghệ sẵn có từ công ty mẹ và góp phần phát triển khả năng côngnghệ của các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng của nƣớc chủ nhà. Mặt khác, trong quá trình sử dụng công nghệ nƣớc ngoài, doanh nghiệp trong nƣớc học đƣợc cách thiết kế, chế tạo từ công nghệ nguồn, sau đó cải tiến cho phù hợp với điều kiện sử dụng ở nƣớc mình. Đây là một trong những tác động tích cực quan trọng của FDI đối với phát triển công nghệ ở các nƣớc đang phát triển.

Tác động lan tỏa của FDI đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế.

nghiệp tăng vốn đầu tƣ, mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, có tác động lan tỏa đến các thành phần khác của nền kinh tế thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn FDI với các doanh nghiệp trong nƣớc, công nghệ và năng lực quản lý, kinh doanh đƣợc chuyển giao từ doanh nghiệp có vốn FDI. Sự lan tỏa này có thể theo hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong ngành dọc hoặc theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành. Mặt khác, các doanh nghiệp FDI cũng tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nƣớc nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa, qua đó nâng cao đƣợc năng lực của các doanh nghiệp trong nƣớc.

Phụ thuộc về kinh tế đối với các nước nhận đầu tư

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thƣờng đƣớc chủ yếu do các công ty xuyên quốc gia, đã làm nảy sinh nỗi lo rằng các công ty này sẽ tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế của nƣớc nhận đầu tƣ vào vốn, kỹ thuật và mạng lƣới tiêu thụ hàng hóa của các công ty xuyên quóc gia. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài có đóng góp phần vốn bổ sung quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế và thực hiện chuyển giao công nghệ cho các nƣớc nhận đầu tƣ. Đồng thời cũng thông qua các công ty xuyên quốc gia là những bên đối tác nƣơc ngoài để chúng ta có thể tiêu thụ hàng hóa vì các công ty này nắm hầu hết các kênh tiêu thụ hàng hóa từ nƣớc này sang nƣớc khác. Vậy nếu càng dựa nhiều vào đầu tuu trực tiếp nƣớc ngoài, thì sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các nƣớc công nghiệp phát triển càng lớn . Và nếu nền kinh tế dựa nhiều vào đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài thì sự phát triển của nó chỉ là một phồn vinh giả tạo. Sự phồn vinh có đƣợc bằng cái của ngƣời khác.

Nhƣng vấn đề này có xảy ra hay không còn phụ thuộc vào chính sách và khả năng tiếp nhận kỹ thuật của từng nƣớc. Nếu nƣớc nào tranh thủ đƣợc vốn, kỹ thuật và có ảnh hƣởng tích cực ban đầu của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài mà nhanh chòng phát triển công nghệ nội đại, tạo nguồn tích lũy trong nƣớc, đa dạng hóa thị trrƣờng tiêu thụ và tiếp nhận kỹ thuật mới cũng nhƣ đẩy mạnh nghiên cứu và triển khai trong nƣớc thì sẽ đƣợc rất nhiều sự phụ thuộc của các công ty đa quốc gia.

Chi phí cho thu hút FDI và sản xuất hàng hóa không thích hợp

Để thu hút FDI, các nƣớc đầu tƣ phải áp dụng một số ƣu đãi cho các nhà đầu tƣ nhƣ là giảm thuế hoặc miễn thuế trong một thời gian khá dài cho phần lớn các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài. Hoặc việc giảm tiền cho họ cho việc thuê đất, nhà xƣởng và một số các dịch vụ trong nƣớc là rất thấp so với các nhà đầu tƣ trong nƣớc. Hay trong một số lĩnh vực họ đƣợc Nhà nƣớc bảo hộ thuế quan.... Và nhƣ vậy đôi khi lợi ích của nhà đầu tƣ có thể vƣợt lợi ích mà nƣớc chủ nhà nhận đƣợc. Thế mà, các nhà đầu tƣ còn tính giá cao hơn mặt bằng quốc tế cho các yếu tố đầu vào. Các nhà đầu tƣ thƣờng tính giá cao cho các nguyên vật liệu,bán thành phẩm, máy móc thiết bị mà họ nhập vào để thực hiện đầu tƣ. Việc làm này mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tƣ chẳng hạn nhƣ trốn đƣợc thuế, hoặc giấu đƣợc một số lợi nhuận thực tế mà họ kiếm đƣợc. Từ đó hạn chế cạnh tranh của các nhà đầu tƣ khác xâm nhập vào thị trƣờng. Ngƣợc lại, điều này lại gây chi phí sản xuất cao ở nƣớc chủ nhà và nƣớc chủ nhà phải mua hàng hóa do các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sản xuất với giá cao hơn.

Tuy nhiên việc tính giá cao chỉ xảy ra khi nƣớc chủ nhà thiếu thông tin, trình độ kiểm soát, trình độ quản lý, trình độ chuyên môn yếu, hoặc các chính sách của nƣớc đó còn nhiều khe hở khiến cho các nhà đầu tƣ có thể lợi dụng đƣợc.

Các nhà đầu tƣ còn bị lên án là sản xuất và bán hàng hóa không thích hợp cho các nƣớc kém phát triển, thậm chí đôi khi còn lại là những hàng hóa có hại cho khỏe con ngƣời và gây ô nhiễm môi trƣờng. Ví dụ nhƣ khuyến khích dùng thuốclá, thuốc trừ sâu, nƣớc ngọt có ga thay thế nƣớc hoa quả tƣơi, chất tẩy thay thế xà phòng vv...

(ii) Tác động tới xã hội

FDI giúp phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm.

Nguồn nhân lực có ảnh hƣởng trực tiếp tới các hoạt động sản xuất, các vấn đề xã hội và mức độ tiêu dùng của dân cƣ. Việc cải thiện chất lƣợng cuộc sống thông qua đầu tƣ vào các lĩnh vực: sức khoẻ, dinh dƣỡng, giáo dục, đào tạo nghề nghiệp và kỹ năng quản lý của các doanh nghiệp FDI làm tăng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, nâng cao đƣợc năng suất lao động và các yếu tố sản xuất khác, nhờ đó thúc đẩy tăng trƣởng.

Ngoài ra, tạo việc làm không chỉ tăng thu nhập cho ngƣời lao động mà còn góp phần tích cực giải quyết các vấn đề xã hội. FDI ảnh hƣởng trực tiếp đến cơ hội tạo ra việc làm thông qua việc cung cấp việc làm trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. FDI còn tạo ra những cơ hội việc làm trong những tổ chức khác khi các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài mua hang hóa dịch vụ từ các nhà sản xuất trong nƣớc, hoặc thuê họ thông qua các hợp đông gia công chế biến. FDI đóng góp tích cực tạo ra việc làm trong các ngành sử dụng nhiều lao động nhƣ ngành may mặc, điện tử, chế biến. Thông qua khoản trợ giúp tài chính hoặc mở các lớp đào tạo dạy nghề, FDI còn góp phần quan trọng đối với phát triển giáo dục của nƣớc chủ nhà trong các lĩnh vực giáo dục đại cƣơng, dạy nghề, nâng cao năng lực quản lý. Nhiều nhà ĐTNN đã đóng góp vào quỹ phát triển giáo dục phổ thông, cung cấp một số thiết bị giảng dạy cho các cơ sở giáo dục của nƣớc chủ nhà, tổ chức các chƣơng trình phổ cập kiến thức cơ bản cho ngƣời lao động bản địa làm việc trong dự án (trong đó có nhiều lao động đƣợc đi đào tạo ở nƣớc ngoài). FDI cũng góp phần nâng cao năng lực quản lý của nƣớc chủ nhà theo nhiều hình thức nhƣ các khoá học chính quy, không chính quy, và hoc thông qua làm.

FDI tác động tới Văn hóa – Xã hội của nước chủ nhà

Văn hoá - xã hội là lĩnh vực rất nhạy cảm và mang đậm bản sắc của mỗi quốc gia. Khi tiếp nhận FDI, có nghĩa là nƣớc chủ nhà đã mở của giao lƣu với nền văn hoá các dân tộc trên thế giới. FDI tác động mạnh vào mối quan hệ giữa giữ gìn bản sắc của dân tộc và tiếp nhận nền văn hoá bên ngoài ở các mặt quan trọng nhƣ: đổi mới tƣ duy; thái độ và đạo đức nghề nghiệp; lối sống, tập quán; giao tiếp ứng xử; bình đẳng giới và các vấn đề xã hội. Chất lƣợng của tƣ duy là yếu tố quyết định sự phát triển của xã hội. Đổi mới tƣ duy tức là đổi mới cách nghĩ, cách làm. FDI tác động rât tích cực vào quá trình này thông qua trực tiếp đào tạo các nhà quản lý bản địa có kiến thức kinh doanh hiện đại, những lao động làm việc trong các công ty nƣớc ngoài, tiếp xúc với công nghệ hiện đại và gián tiếp tạo ra trong xã hội, nhất là thế hệ trẻ, một lối nghĩ mới có hiệu quả của nền kinh tế tri thức, hội nhập.

Thái độ và đạo đức nghề nghiệp có ảnh hƣởng rất lớn đến hành vi và chất lƣợng lao động của mỗi cá nhân. Do hoạt động trong môi trƣờng cạnh tranh gay

gắt, những ngƣời làm việc trong cac dự án FDI phải có thái độ nghiêm túc với công việc và đảm bảo uy tín cao đối với khách hàng. Nhờ đó, góp phần quan trọng hình thành nên văn hóa, văn minh trong kinh doanh sản xuất.

(iii) Tác động tới môi trường

Ảnh hưởng của chuyển giao công nghệ

Khi nói về vấn đề chuyển giao kỹ thuật thông qua kênh đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở phần trên, một nguy cơ xảy ra là nƣớc tiếp nhận đầu tƣ sẽ nhận nhiều kỹ thuật không thích hợp. Các công ty nƣớc ngoài thƣờng chuyển giao những công nghệ kỹ thuật lạc hậu và máy móc thiết bị cũ. Điều này cũng có thể giải thich là: Một là, dƣới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật cho nên máy móc công nghệ nhanh chóng trở thành lạc hậu. Vì vậy họ thƣờng chuyển giao những máy móc đã lạc hậu cho các nƣớc nhận đầu tƣ để đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, nâng cao chát lƣợng của sản phẩm của chính nƣớc họ.Hai là, vào giai đoạn đầu của sự phát triển, hầu hết các nƣớc đều sử dụng công nghệ, sự dụng lao động.Tuy nhiên sau một thời gian phát triển giá của lao động sẽ tăng, kết quả là giá thánhản phẩm cao. Vì vậy họ muốn thay đổi công nghệ bằng những công nghệ có hàm lƣợng cao để hạ giá thành sản phẩm. Do vậy việc chuyển giao công nghệ lạc hậu đã gây thiệt hại cho các nƣớc nhận đầu tƣ nhƣ sau:

Một là, rất khó tính đƣợc giá trị thực của những máy móc chuyển giao đó. Do đó nƣớc đầu tƣ thƣờng bị thiệt hại trong việc tính tỷ lệ góp trong các doanh nghiệp liên doanh và hậu quả là bị thiệt hại trong việc chia lợi nhuận.

Hai là, gây tổn hại môi trƣờng sinh thái. Do các công ty nƣớc ngoài bị cƣỡng chế phải bảovệ môi trƣờng theo các quy định rất chặt chẽ ở các nƣớc công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia nhật bản vào việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)