Những yếu tố thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia nhật bản vào việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 53)

CHƢƠNG 1 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Những yếu tố thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

ĐOẠN 1990 - 2015

3.1. Những yếu tố thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

3.1.1. Yếu tố chính sách

3.1.1.1. Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với Nhật Bản

Trong hơn hai thập kỷ vừa qua, bối cảnh quốc tế có nhiều thay đổi hết sức nhanh chóng. Xu hƣớng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến chính sách kinh tế đối ngoại của mỗi quốc gia. Trong bối cảnh đó, xuất phát từ nhu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế đất nƣớc, Việt Nam không thể không thay đổi chính sách kinh tế của mình, trƣớc hết là để đáp ứng kịp thời yêu cầu của đất nƣớc, của xã hội, sau đó là để hội nhập với xu thế chung của toàn cầu và đồng thời cũng là để theo kịp các nƣớc trên thế giới.

Việt Nam và Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21/9/1973. Tuy nhiên phải đến năm 1992 Nhật Bản mới quyết định nối lại viện trợ cho Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1993, Hội nghị kinh tế hỗn hợp Việt Nam - Nhật Bản đƣợc diễn ra hàng năm theo sáng kiến của liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren), thắt chặt mối quan hệ giữa hai nƣớc cũng nhƣ việc các doanh nghiệp Nhật Bản đặt niểm hy vọng vào thị trƣờng Việt Nam. Quan hệ giữa Việt Nam – Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và đã bƣớc sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ kinh tế – chính trị – văn hoá không ngừng đƣợc mở rộng; đã hình thành khuôn khổ quan hệ ở tầm vĩ mô, sự hiểu biết giữa hai nƣớc không ngừng đƣợc tăng lên. Từ khi Việt Nam hội nhập kinh tế với thế giới, đƣờng lối đổi mới của Việt Nam đã có tác động sâu sắc đến quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản, đặc biệt là quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ.

Hàng năm đều có những cuộc gặp cấp cao giữa nguyên thủ hai nƣớc, ngoài ra hai bên đã tạo dựng đƣợc cơ chế đối thoại ở nhiều cấp cả về chính trị, kinh tế và an ninh – quốc phòng. Nhật Bản ủng hộ đƣờng lối đổi mới, mở cửa của Việt Nam, hỗ trợ Việt Nam hội nhập vào khu vực và thế giới (vào APEC, WTO, ASEM, vận

động OECD giúp Việt Nam về kỹ thuật…); coi trọng quan hệ với Việt Nam, lấy lợi ích và mục tiêu lâu dài làm trọng. Nhật Bản còn ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên không thƣờng trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2008 – 2009.

Trong quan hệ kinh tế, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, và là bạn hàng số một của Việt Nam. Nhật Bản là nƣớc tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm khoảng 30% tổng khối lƣợng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam. Mặc dù từ năm 2001, Nhật Bản cắt giảm 10% ngân sách ODA nhƣng vẫn tăng kim ngạch ODA cho Việt Nam. Hai bên đã thoả thuận chƣơng trình viện trợ lâu dài của Nhật Bản cho Việt Nam nhằm vào 5 lĩnh vực chính là: Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng, cải tạo các công trình giao thông và điện lực; phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục đào tạo và y tế; bảo vệ môi trƣờng. Quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản mỗi năm thêm khăng khít, nhờ vào sự hiệp lực của Chính phủ và doanh nghiệp hai quốc gia góp phần vào việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ thông qua hiệp định đầu tƣ Nhật Bản – Việt Nam có hiệu lực tháng 12/2004 hay Chƣơng trình sáng kiến chung Nhật Bản – Việt Nam hiện đang đƣợc thực thi, và Hiệp định Thƣơng mại tự do giữa hai nƣớc đang đƣợc tích cực đàm phán đầu tƣ của Nhật Bản vào Việt Nam đƣợc mong đợi sẽ có một bƣớc tiến đáng kể.

3.1.1.2. Tăng cường ký kết các hiệp định về đầu tư và xây dựng các chương trình hợp tác phát triển Việt Nam - Nhật Bản

Một trong những hoạt động quan trọng của Việt Nam nhằm thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ kinh tế giữa hai nƣớc để tăng cƣờng thu hút FDI của Nhật Bản là cùng với Nhật Bản xây dựng và triển khai các chƣơng trình hợp tác phát triển. Bên cạnh đó, hai bên cũng thƣờng xuyên có các cuộc tiếp xúc, ký kết các hiệp định, các bản ghi nhớ và thoả thuận nhằm tạo cơ sở cho sự phát triển sâu hơn mối quan hệ giữa hai nƣớc. Thông qua đó, Việt Nam cũng tranh thủ sự hỗ trợ và thu hút đầu tƣ từ phía Nhật Bản. Các chƣơng trình, hiệp định đã đƣợc ký kết giƣa hai bên có tác động trực tiếp đến dòng vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam bao gồm: Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản về cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam (11/2003), giai đoạn 2 (7/2006); Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ

(12/2004); Hiệp định đối tác kinh tế song phƣơng Việt - Nhật VJEPA (25/12/2008); và Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển CNHT (25/12/2008)

Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản với mục tiêu tăng cƣờng sức cạnh tranh về kinh tế Việt nam thông qua xúc tiến đầu tƣ trực tiếp từ nƣớc ngoài vào Việt Nam. Điểm nổi bật nhất của Sáng kiến chung này là xây dựng kế hoạch hành động tập trung vào hai điểm chính: Xây dựng và thực hiện chiến lƣợc xúc tiến đầu tƣ nƣớc ngoài; và các chính sách và biện pháp cụ thể nhằm cải thiện một cách rõ nét môi trƣờng đầu tƣ.

Giai đoạn 1 bắt đầu từ tháng 11/2003 đã hoàn thành và đạt đƣợc nhiều thành công. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Nhật có xu hƣớng chuyển dịch đầu tƣ từ Việt Nam sang Thái Lan, Indonesia,…

Giai đoạn 2 của Sáng kiến chung ra đời nhằm ngăn chặn làn sóng chuyển dịch quốc gia đầu tƣ của các nhà đầu tƣ Nhật Bản. Giai đoạn này đã tạo điều kiện thuận lợi để 2 bên tăng cƣờng quan hệ hợp tác đồng thời cũng tháo gỡ khó khăn vƣớng mắc mà doanh nghiệp Nhật Bản đang gặp phải trong quá trình đầu tƣ tại Việt Nam. Giai đoạn 3 của Sáng kiến chung thực hiện từ tháng 9/2009 tập trung vào việc phát triển, thu hút và sử dụng đầu tƣ nƣớc ngoài vào CNHT để cải thiện mạnh hơn nữa môi trƣờng đầu tƣ ở Việt Nam.

Ngày 01/07/2011, Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch Đầu tƣ và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản đã ký bản Kế hoạch hành động của Sáng kiến giai đoạn IV. Nội dung Kế hoạch hành động giai đoạn IV gồm 6 vấn đề với 28 hạng mục và 70 tiểu hạng mục liên quan đến các nội dung: điện lực, phát triển nguồn nhân lực, ổn định kinh tế vĩ mô, thuế, sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, phát triển cơ sở hạ tầng. Hai bên cũng thống nhất thời gian triển khai thực hiện

Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản thực sự đã có tác động tích cực giúp môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam không ngừng đƣợc hoàn thiện. Đồng thời vốn đầu tƣ của Nhật Bản và các quốc gia khác vào Việt Nam cũng không ngừng tăng.

Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư đƣợc chính thức ký kết vào tháng 12/2004 đã tạo ra những cơ sở pháp lý và điều kiện để thúc đẩy quan hệ kinh tế,

thƣơng mại, đầu tƣ giữa Việt Nam, Nhật Bản. Hiệp định này đã tạo thêm thuận lợi mới cho nhà đầu tƣ Nhật Bản, khiến họ vững tin hơn khi đầu tƣ vào Việt Nam.

Hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA). Ngày 25 tháng 12 năm 2008, Việt Nam và Nhật Bản đã chính thức ký Hiệp định đối tác kinh tế chiến lƣợc Việt Nam-Nhật Bản,VJEPA. Hiệp định này đã tạo thành một khuôn khổ pháp lý ổn định, thuận lợi cho hoạt động thƣơng mại và đầu tƣ giữa doanh nghiệp hai nƣớc. Hiệp định có hiệu lực từ ngày 01 tháng 10 năm 2009. Hiệp định VJEPA là hiệp định FTA song phƣơng đầu tiên của Việt Nam, các hiệp định FTA mà Việt Nam ký kết và thực hiện trƣớc đó đều trong khuôn khổ ASEAN

Xét riêng về các ƣu đãi thuế, Nhật Bản cam kết cắt giảm thuế suất bình quân từ mức 6,51% năm 2008 xuống còn 0,4% vào năm 2019 (sau 10 năm thực hiện Hiệp định). Trong số này, đáng quan tâm là sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản sẽ đƣợc thuế 0% (giảm từ mức trung bình 7%) ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực ngày 1 tháng 10 năm 2009. Các sản phẩm da, giày của Việt Nam cũng sẽ đƣợc hƣởng thuế nhập khẩu 0% trong vòng từ 5-10 năm. Đối với nông sản, lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu nhƣng cũng là lĩnh vực Nhật Bản bảo hộ mạnh mẽ, Nhật Bản cam kết giảm từ thuế suất bình quân từ mức 8,1%năm 2008 xuống còn 4,74% vào năm 2019. Theo cam kết này, rau quả tƣơi của

Hiệp định này đã đƣa quan hệ kinh tế giữa Việt Nam với Nhật Bản phát triển lên một tầm cao mới và chắc chắn sẽ tạo ra tiền đề quan trọng cho hoạt động xúc tiến đầu tƣ của Việt Nam nhằm thu hút FDI của TNCs Nhật Bản. Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đƣợc ký kết cùng ngày với hiệp định đối tác kinh tế song phƣơng giữa hai nƣớc. Đây là cơ sở phát triển mối quan hệ hợp tác và đầu tƣ giữa Việt Nam và Nhật Bản trong ngành CNHT nói riêng và đầu tƣ của Nhật Bản vào Việt Nam nói chung trong tƣơng lai.

3.1.1.3. Hoàn thiện luật pháp, chính sách đầu tư nước ngoài

Trong quá trình thu hút FDI nói chung và thu hút FDI của Nhật Bản nói riêng, Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách nhằm khuyến khích đầu tƣ nƣớc ngoài theo hƣớng ngày càng thông thoáng và hấp dẫn hơn đối

với cá nhà đầu tƣ. Để đảm bảo các nguyên tắc tối huệ quốc và nguyên tắc đối xử quốc gia khi gia nhập các tổ chức quốc tế, các quy định pháp lý của Việt Nam đã dần đƣợc cải thiện công bằng hơn, bình đẳng hơn đối với nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài, đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đến từ các quốc gia khác nhau. Bởi vậy, các văn bản pháp luật liên quan đến đầu tƣ hiện nay đang đƣợc áp dụng cho tất cả các nhà đầu tƣ có mặt trên đất nƣớc Việt Nam, trong đó có đầu tƣ của Nhật Bản.

Hệ thống văn bản luật liên quan đến đầu tƣ của Việt Nam rất nhiều, song những văn bản nổi bật, quan trọng nhất là: Luật Đầu tƣ (2005), Nghị định 108/2006 hƣớng dẫn thi hành Luật Đầu tƣ, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (2008), Luật thuế xuất nhập khẩu (2005), cùng một số văn bản khác. Dấu mốc quan trọng nhất đối với việc hoàn thiện chính sách pháp luật về đầu tƣ của Việt Nam là từ tháng 7 năm 2006 cùng với sự ra đời của Luật Đầu tƣ chung năm 2005, mọi quy định liên quan đến doanh nghiệp đƣợc áp dụng chung cho cả doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. Điều này không những giúp giảm chi phí quản lý mà còn tạo môi trƣờng đầu tƣ công bằng, bình đẳng, thể hiện nguyên tắc đối xử quốc gia khi gia nhập vào các tổ chức quốc tế và khu vực. Bên cạnh đó, một số quy định ƣu đãi, khuyến khích

đầu tƣ đƣợc đề cập đến trong một số văn bản pháp luật nhƣ: Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (6/2008), Luật thuế xuất khẩu và nhập khẩu (6/2005), Luật đất đai (2003).

Để thu hút đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ nƣớc ngoài, trong những năm qua Việt Nam đã thực hiện chính sách “trải thảm đỏ” kêu gọi thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài bằng nhiều chính sách, khuyến khích, ƣu đãi đầu tƣ, trong đó có chính sách ƣu đãi về thuế. Luật thuế thu nhập năm 2004 bãi bỏ sự phân biệt đối xử đối với doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài, bãi bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài mặc dù tăng mức thuế phổ thông lên 28% so với 25% trong Luật thuế thu nhập năm 1997; Luật thuế thu nhập năm 2008 đã chỉnh mức thuế suất phổ thông chỉ còn 25%, và thời gian hƣởng ƣu đãi thuế dài hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp mới thành lập cũng có thể đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp tuỳ theo điều kiện. Luật số 32/2013/QH13 sửa đổi một số điều của Luật Thuế TNDN đƣợc Quốc hội thông qua ngày 19/6/2013 (có hiệu lực từ 01/01/2014) đƣợc đánh giá là có sự đổi mới mạnh mẽ với nhiều chính sách ƣu đãi, khuyến khích DN đầu tƣ phát triển. Theo đó, ƣu

đãi thuế suất (10% lên đến 15 năm và 20% lên đến 10 năm); miễn, giảm thuế có thời hạn (tối đa đến 9 năm); cho phép chuyển lỗ (trong vòng 5 năm); miễn đánh thuế chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài; hoàn thuế cho lợi nhuận tái đầu tƣ; cho phép đƣợc khấu hao nhanh.

3.1.2. Yếu tố kinh tế

3.1.2.1. Lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên

Việt Nam là một đất nƣớc có vị trí địa lý rất thuận lợi, án ngữ trên bán đảo Đông Dƣơng là nơi giao thƣơng hàng hải quốc tế từ các nƣớc SNG, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc sang các nƣớc Nam Á, Trung Đông và Châu Phi nên Việt Nam dễ dàng giao lƣu về kinh tế và văn hoá với nhiều nƣớc trên thế giới.

Lãnh thổ Việt Nam gồm hai bộ phận: phần đất liền (diện tích 330.991km2) và phần biển rộng lớn gấp nhiều lần so với phần đất liền, nên có nhiều điều kiện phát triển du lịch, vận tải biển viễn thông. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, đặc điểm này đã làm cho thiên nhiên nƣớc ta khác hẳn với các nƣớc có cùng vĩ độ ở Tây Á, Đông Phi, Tây Phi và tác động sâu sắc tới các hoạt động kinh tế. Việt Nam nằm ở khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động của thế giới. Nền kinh tế của các nƣớc trong khu vực đứng đầu là Singapore, sau đó là Malaysia, Thái Lan có nhiều chuyển biến đáng kể và ngày càng chiếm vị trí cao hơn trong nền kinh tế toàn cầu cũng nhƣ ở Châu Á - Thái Bình Dƣơng, và khẳng định vị thế của ASEAN ngày càng tăng cao.

Về tài nguyên, Việt Nam là một đất nƣớc có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú với một vùng thềm lục địa rộng lớn, mở ra khả năng cung cấp nhiều tài nguyên khoáng sản để phát triển nhiều ngành nghề khác nhau. Từ Nông – Lâm – Ngƣ nghiệp đến các ngành công nghiệp và đƣợc trải dài trên toàn bộ lãnh thỗ. Với rất nhiều tài nguyên quý hiếm với trữ lƣợng đáng kể nhƣ: Titan, quặng sắt, boxit, dầu khí, vật liệu xây dựng, than…Từ trƣớc chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên liệu từ Việt Nam nhƣ than, cao su ống, tôm đông lạnh, gỗ, sản phẩm dệt… Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đƣợc các nhà đầu tƣ Nhật Bản chú ý bởi có tiềm năng dầu khí ở thềm lục địa (trữ khoảng 9 tỷ tấn quy dầu), than (trữ lƣợng khoảng 2,3 tỷ tấn), apatit (1,7 tỷ tấn), quặng sắt

(700 triệu tấn). Nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lƣợng này là một trong những ƣu thế của Việt Nam so với các nƣớc khác để phát triển các ngành khai khoáng, hóa chất cung cấp cho một số ngành công nghiệp cơ bản cho xuất khẩu. Các nguồn nguyên liệu nông, lâm, thủy hải sản của Việt Nam cũng rất phong phú và có giá thành tƣơng đối rẻ cho các nhà đầu tƣ Nhật Bản.

3.1.2.2. Lợi thế về thị trường

Với dân số hơn 90 triệu dân, Việt Nam mở ra khả năng cung ứng một nguồn nhân công dồi dào với mức chi phí thấp, đồng thời cũng hứa hẹn một thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm với sức mua ngày càng tăng trong tƣơng lai. Mục đích chủ yếu để các nhà đầu tƣ Nhật Bản khi thực hiện các dự án FDI ở Việt Nam vẫn là vấn đề chiếm lĩnh thị trƣờng tiềm năng của Việt Nam. Cùng với làn sóng FDI vào Việt Nam trong những năm qua, các TNCs Nhật Bản đã lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tƣ dài hạn. Nhiều tập đoàn đã quyết định xây dựng tại Việt Nam các tổ hợp công nghệ lớn, đƣợc xem là các cứ điểm sản xuất và phân phối quan trọng trên bản đồ kinh doanh toàn cầu của họ.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tƣ Nhật Bản cũng rất coi trọng tỷ lệ lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh ở thị trƣờng Việt Nam. Họ cho rằng kinh doanh ở thị trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia nhật bản vào việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)