Những mặt hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia nhật bản vào việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 85 - 91)

CHƢƠNG 1 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá chung

3.4.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành công đã đạt đƣợc, thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian qua cũng bộc lộ một số hạn chế:

3.4.2.1. Hệ thống pháp luật của Việt Nam còn chưa đồng bộ, cải cách hành chính thiếu tính chủ động, sáng tạo

Môi trƣờng kinh doanh còn nhiều điểm cản trở nhƣ Hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nƣớc và hƣớng dẫn còn thiếu tính đồng bộ giữa Luật Đầu tƣ, Luật Doanh nghiệp và pháp luật chuyên ngành. Thủ tục hành chính còn nhiều quan liêu, mất nhiều thời gian và tốn chi phí của nhà đầu tƣ khi thực hiện các thủ tục theo quy định, cũng nhƣ gây khó khăn cho cơ quan nhà nƣớc trong công tác quản lý hoạt động của doanh nghiệp FDI. Chi phí thuế cao, còn tồn tại tham nhũng tại các dự án đầu tƣ có liên quan đến ODA và tác động của các chính sách tăng lƣơng, cải cách luật pháp ... Cụ thể, theo báo cáo, có tới 60% các doanh nghiệp nƣớc này đang đầu tƣ tại Việt Nam cho rằng, chi phí lao động tăng nhanh, thủ tục hành chính phức tạp, chính sách thiếu minh bạch, ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động đầu tƣ kinh doanh của TNCs Nhật Bản tại Việt Nam.

Chính sách về mở cửa FDI và hội nhập kinh tế quốc tế tuy ngày càng đƣợc cải cách, mở cửa song quá trình này đƣợc thực hiện quá nhanh, thiếu sự chuẩn bị kỹ càng về năng lực thể chế, với việc ƣu đãi, “chiều chuộng” một số doanh nghiệp FDI quá mức trong khi các đóng góp của khu vực này cho nền kinh tế chƣa tƣơng xứng, thậm chí để lại nhiều hậu quả cho Việt Nam. Những lỗ hổng pháp lý dã thu hút một lƣợng vốn đáng kể đầu tƣ không mong muốn mà bản thân các nƣớc trong

khu vực hạn chế nhƣ: gây ô nhiễm môi trƣờng, đe dọa an ninh - chủ quyền quốc gia, chuyển giá và trốn thuế, lách thuế. Ngoài ra, các chính sách đối với đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam nhƣ thuế, bất động sản, lao động, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ…vẫn còn nhiều bất cập, nhiều quy định thiếu, nhiều quy định có nhƣng không đồng bộ đã không chỉ gây khó khăn cho việc thực hiện các dự án đầu tƣ đã đƣợc cấp giấy phép mà còn hạn chế khả năng thu hút vốn FDI của nƣớc ta.

Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cũng nhƣ các địa phƣơng chƣa chú trọng công tác quy hoạch, tạo mặt bằng riêng cho khu vực FDI. Công tác quy hoạch ngành còn chậm, chƣa rõ ràng và không có định hƣớng quy hoạch mặt bằng cho khu vực FDI, chƣa nói đến việc quy hoạch mặt bằng và xây dựng nhà xƣởng cho sản xuất phù hợp với các doanh nghiệp Nhật Bản.

Biểu đồ 3.6: Các vấn đề tồn tại chủ yếu tại Việt Nam theo ý kiến của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tƣ ở Việt Nam

Nguồn:JBIC (2011), Survey Report on Overseas Business Operations

Bên cạnh hệ thống pháp luật phát triển chƣa đầy đủ, môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam đang bộc lộ nhiều hạn chế khác mà theo các nhà đầu tƣ Nhật Bản thì đó là những vấn đề lớn có thể cản trở đầu tƣ nƣớc ngoài vào Việt Nam, đó là: chi phí

3.4.2.2. Nguồn nhân lực cho các dự án FDI của TNCs Nhật Bản còn nhiều bất cập về cơ cấu và chất lượng

Theo kết quả điều tra năm 2014 của JETRO về các vấn đề lực lƣợng lao động và tình hình phát triển nguồn nhân lực của Châu Á cho thấy, tại Việt Nam các công ty Nhật Bản lo ngại về vấn đề tăng lƣơng đặc biệt cao, chiếm tới 75,9% (Các nƣớc có cùng tỷ lệ tƣơng tự là Indonesia – 85,8% và Ấn Độ - 72,1%). Nguyên nhân của vấn đề này là do nguồn nhân lực của Việt Nam chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của các nhà đầu tƣ Nhật Bản. TNCs Nhật Bản đang cần nhân lực có trình độ cao đặc biệt trong các lĩnh vực cơ khí và điện, điện tử nhƣng rất khó tuyển bởi tình trạng thiếu hụt nhân viên trình độ, xuất phát từ hạn chế của các cơ sở đào tạo ở Việt Nam không theo kịp những thay đổi về công nghệ của TNCs Nhật Bản, chƣơng trình dạy nghề chƣa đào tạo đƣợc những nghề đặc thù mà nhà đầu tƣ yêu cầu.

Một vấn đề nữa là mặc dù Việt Nam đƣợc đánh giá là quốc gia có đủ lực lƣợng lao động dồi dào, nhƣng lại thiếu các kỹ sƣ, cán bộ quản lý cấp trung gian và nhân viên nói đƣợc tiếng Nhật, tiếng Anh có trình độ. Chính vì vậy các công ty Nhật Bản lại phải tổ chức đào tạo lại, kể cả tay nghề và trình độ ngoại ngữ.

3.4.2.3. Chuyển giao công nghệ từ các dự án đầu tư của TNCs Nhật Bản chưa đạt hiệu quả cao

Nhìn tổng thể FDI của TNCs Nhật Bản ở Việt Nam trong những năm qua là rất đáng khích lệ. Mặc dù vậy, đánh giá năng lực chuyển giao công nghệ của TNCs Nhật Bản ở Việt Nam mới chỉ đạt hiệu quả ở mức thấp bởi các trở ngại sau: Thứ nhất, Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, giá rẻ song sự yếu kém trong đào tạo không thể đáp ứng đƣợc nguồn nhân lực chất lƣợng cao, không đủ năng lực để tiếp thu đƣợc hết những công nghệ hiện đại của đối tác. Thứ hai, loại hình xí nghiệp liên doanh phía Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nƣớc, phần lớn đội ngũ cán bộ đƣợc cử đến hạn chế về kỹ năng đã làm giảm hiệu quả của việc hấp thụ tri thức và kinh nghiệm từ đồng nghiệp ngƣời nƣớc ngoài. Thứ ba, liên kết dọc giữa các doanh nghiệp FDI Nhật Bản với các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, chƣa phát huy đƣợc năng lực chuyển giao công nghệ giữa hai bên.

Trừ những dự án sản xuất xuất khẩu 100%, còn lại phần lớn các dự án sản xuất phục vụ thị trƣờng nội địa hoặc kết hợp giữa sản xuất cho thị trƣờng nội địa và xuất khẩu vẫn chƣa thực sự chuyển giao những quy trình cơ bản nhất của công nghệ chế tạo cho phía Việt Nam. Cán bộ nhân viên đƣợc cử đi đào tạo chỉ đƣợc học cách điều khiển thiết bị để lắp ráp sản phẩm, trong khi những kỹ thuật đang sử dụng tại các công ty phải phụ thuộc vào công ty mẹ ở Nhật Bản về bí quyết sản xuất, kỹ năng quản lý, bằng sáng chế và quy trình chế tạo.

Một hạn chế nữa là trong khi Việt Nam muốn tăng cƣờng hơn nữa việc chuyển giao công nghệ nhƣng TNCs Nhật Bản thì lại chƣa sẵn sàng. Trong chiến lƣợc tái cấu trúc mạng sản xuất Đông Á, TNCs Nhật Bản xem Singapore thuộc nhóm 1, Thái Lan và Malaysia thuộc nhóm 2, Việt Nam và Indonesia thuộc nhóm 3. Với việc thực hiện AFTA, việc tiếp cận và chuyển giao công nghệ từ TNCs Nhật Bản để xây dựng những lĩnh vực công nghiệp có trình độ công nghệ cao, tích cực tham gia mạng sản xuất Đông Á càng trở nên khó khăn.

Còn thiếu vắng nhiều quy định về chuyển giao công nghệ, các bất cập trong chính sách bảo vệ môi trƣờng. Các quy định về chuyển giao công nghệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ chƣa đƣợc ban hành đồng bộ và thống nhất, phần nào ảnh hƣởng tới hoạt động chuyển giao công nghệ trong các doanh nghiệp FDI. Tuy công nghệ sử dụng trong các doanh nghiệp FDI thƣờng cao hơn so với công nghệ cùng ngành, cùng loại sản phẩm sử dụng tại các doanh nghiệp trong nƣớc, nhƣng so với thế giới thì phần lớn các công nghệ này chƣa phải vào loại hiện đại, thậm chí lạc hậu, giá thành cao, gây lãng phí và làm tăng thêm sự lạc hậu về công nghệ của nền kinh tế, chƣa kể gây tình trạng ô nhiễm môi trƣờng. Chuyển giao và phổ biến công nghệ diễn ra chƣa đạt nhƣ mong đợi, ngoài nguyên nhân về khuôn khổ pháp lý nêu trên, còn có nguyên nhân từ các doanh nghiệp trong nƣớc phần lớn có quy mô nhỏ, thiếu năng lực về tài chính và trình độ lao động nên khả năng hấp thụ công nghệ còn hạn chế; sự yếu kém trong kiểm tra giám sát của cơ quan chức năng đã để cho máy móc thiết bị lạc hậu dễ dàng chuyển vào Việt Nam.

3.4.2.4. Công nghiệp phụ trợ còn thiếu và yếu

Thực hiện nội địa hóa nguyên liệu là mục tiêu đang đƣợc triển khai trọng tâm tại một số nƣớc nhƣ Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan… Tỷ lệ doanh nghiệp mong muốn nội địa hóa chiếm trên 75% và việc tăng tỷ lệ nội địa hóa cũng đƣợc ƣu tiên mua từ nhà cung cấp địa phƣơng hơn là từ nhà cung cấp Nhật Bản vì mục tiêu giảm giá thành, tuy nhiên các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại vẫn chƣa đáp ứng đƣợc cả về yêu cầu loại sản phẩm, số lƣợng và chất lƣợng.

Theo kết quả điều tra, tỷ lệ nội địa hóa của các nhà sản xuất Nhật Bản ở Việt Nam chỉ đạt 32,2,9%, thấp hơn bình quân chung là 47,8% và thấp hơn nhiều so với Trung Quốc (60,8%), Thái Lan (52,9%) và Indonesia (43,3%). Còn theo báo cáo mới cập nhật của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) thì chỉ có 36% doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào mạng lƣới phát triển toàn cầu, thấp so với gần 60% ở

Malaysia và Thái Lan. Chi phí nguyên liệu và linh kiện nhập khẩu vào Việt Nam ƣớc tính lên đến 90% giá trị xuất khẩu các sản phẩm chế tác của Việt Nam ra nƣớc ngoài.

Các nhà cung cấp nguyên liệu, linh kiện nội địa tại Việt Nam khoảng 45% là doanh nghiệp địa phƣơng, 37% là doanh nghiệp Nhật Bản và 18% là các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài khác. Điều này ảnh hƣởng đến các TNCs Nhật Bản trong việc tìm kiếm các nhà cung cấp phù hợp ở Việt Nam để giảm chi phí sản xuất kinh doanh.Một nguyên nhân nữa đang ảnh hƣởng đến quyết định đầu tƣ của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam là ngành công nghiệp phụ trợ chƣa phát triển, làm cho tỷ lệ nội địa hóa tại Việt Nam thấp hơn so với các nƣớc khác trong khu vực.

3.4.2.5.Cơ sở hạ tầng yếu kém gây tâm lý ngần ngại đối với các nhà đầu tư Nhật Bản

Biểu đồ 3.8 cho thấy 44,6% trong số 121 nhà đầu tƣ tham gia cuộc điều tra của JBIC năm 2011 cho rằng vấn đề cơ sở hạ tầng là một vấn đề lớn còn tồn tại ở Việt Nam. Nổi cộm hiện nay có vấn đề về giao thông vận tải, điện, nƣớc sạch. Xét riêng trong số các ý kiến của các nhà đầu tƣ Nhật Bản thì 70% ý kiến về sân bay, 36% ý kiến về hệ thống điện, 34% ý kiến về hệ thống đƣờng, 17% ý kiến về hệ thống cung cấp nƣớc sạch của Việt Nam cần đƣợc nâng cấp, sửa chữa.

Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ các yếu tố của cơ sở hạ tầng cần đƣợc cải thiện ở Việt Nam theo ý kiến của các nhà đầu tƣ Nhật Bản

Nguồn:JBIC (2011), Survey Report on Overseas Business Operations

Có thể đơn dẫn ra một số ví dụ nhƣ hiện tƣợng đào đƣờng tràn lan ở các tuyến đƣờng, sau đó chỉ đƣợc san lấp qua loa đã vừa ảnh hƣởng tới mỹ quan và còn gây ra các hiện tƣợng sụt lún, giảm tuổi thọ công trình. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu điện dẫn tới cắt điện luân phiên, nhiều khi cắt điện không theo lịch khiến cho các doanh nghiệp gặp khó khăn không nhỏ trong điều hành và hoàn thành kế hoạch sản xuất.

CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN THU HÚT FDI CỦA CÁC CÔNG TY XUYÊN QUỐC GIA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia nhật bản vào việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)