Nhóm giải pháp về Pháp luật – Chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia nhật bản vào việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 99)

CHƢƠNG 1 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam trong

4.2.1. Nhóm giải pháp về Pháp luật – Chính sách

Những bất cập về mặt luật pháp và chính sách đã gây nhiều khó khăn cho các nhà đầu tƣ Nhật Bản khi tiếp cận vào thị trƣờng, vùng miền, hình thức đầu tƣ mới ở Việt Nam. Cải thiện hệ thống luật pháp chính sách là hết sức cấp thiết, nhƣng nếu thay đổi quá nhanh chóng, không có bƣớc đi dần dần, hợp lý sẽ có thể gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tƣ. Vậy, nhóm giải pháp về luật pháp chính sách một mặt cần thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả, mặt khác phải thận trọng từng bƣớc.

4.2.1.1. Cải thiện môi trường – chính sách đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư.

Theo đó, chính sách thu hút và ƣu đãi đầu tƣ phải đƣợc xây dựng theo hƣớng thuận lợi và có tính cạnh tranh hơn so với các nƣớc trong khu vực, nhất là môi trƣờng đầu tƣ phải ổn định, có tính tiên lƣợng và minh bạch. Môi trƣờng đầu tƣ phải vừa thông thoáng, vừa minh bạch, nhất là có giải pháp hữu hiệu trong việc

chống hối lộ và tham nhũng…, thì mới thu hút đƣợc những nhà đầu tƣ có trách nhiệm, biết cân bằng lợi ích, lợi nhuận, và trách nhiệm xã hội.

Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản đƣợc ký kết năm 2003 giữa Chính phủ hai nƣớc là một bƣớc đi tích cực, nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ và tăng cƣờng thu hút đầu tƣ từ phía Nhật Bản. Vì vậy, Việt Nam vẫn phải nỗ lực đƣa giai đoạn V (7/2013 – 12/2014) vào triển khai để hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ, tạo niềm tin vững chắc đối với các doanh nghiệp cũng nhƣ Chính phủ Nhật Bản. Trong đó, cần chú ý một số vấn đề liên quan đến đầu tƣ nhƣ điện lực, phát triển nguồn nhân lực, ổn định kinh tế vĩ mô, thuế, sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, phát triển cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, cũng cần phải nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi bao gồm: đảm bảo tính minh bạch, tính đồng bộ, độ tin cậy, tốc độ, đơn giản hoá nghiệp vụ hải quan; hợp lý hoá công tác thuế vụ; cải thiện hoạt động quản lý về quyền sở hữu trí tuệ; đấu tranh chống tham nhũng và hạn chế gian lận trong nhập khẩu.

Thực thi chính sách ưu đãi, hỗ trợ các nhà đầu tư Nhật Bản. Đặc biệt đối với các dự án của TNCs Nhật Bản trong các lĩnh vực công nghiệp chế tạo cần có chính sách bảo hộ hợp lý, xác định rõ lĩnh vực, mức độ, thời gian và điều kiện bảo hộ, tránh bảo hộ tràn lan. Cần có các biện pháp để TNCs Nhật Bản không di chuyển các cơ sở sản xuất từ Việt Nam sang các nƣớc ASEAN khác sau khi nƣớc ta thực hiện AFTA đầy đủ.

Rà soát lại các văn bản pháp lý, công tác quản lý liên quan đến hoạt động thu hút FDI trong điều kiện gia nhập WTO, minh bạch hóa, công khai hóa các thông tin cho các nhà đầu tƣ. Thực hiện nghiêm các điều khoản đã ký kết với WTO, thực hiện nghiêm chỉnh lộ trình mở cửa. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chống hàng giả, hàng nhái một cách hiệu quả.

4.2.1.2. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản thủ tục đầu tư

Thủ tục hành chính rắc rối phiền hà đƣợc xem nhƣ một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm tính hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ Việt Nam đối với các TNCs Nhật Bản. Do đó, cần xây dựng cơ chế quản lý theo hƣớng một cửa, một đầu mối ở Trung ƣơng và ở địa phƣơng để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài. Cần phải tiến hành cải cách hành chính một cách mạnh mẽ theo hƣớng: số

lƣợng các cơ quan tham gia vào quá trình xét duyệt nên giảm xuống, chính quyền địa phƣơng cũng có quyền nhất định và sự xét duyệt của họ cũng cần thiết nhƣ sự xét duyệt của các cơ quan trung ƣơng, chỉ nên có một cơ quan đƣợc trao đầy đủ quyền lực đối với các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài, để cho dịch vụ "một cửa" trở thành hiện thực, đẩy mạnh đào tạo và nâng cao trình độ các cán bộ trong bộ máy hành chính, giảm tối đa bệnh quan liêu cửa quyền và sự áp dụng các quy định một cách tùy tiện…

- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở Trung ƣơng và địa phƣơng trong hoạt động quản lý FDI; phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh.

- Cải tiến mạnh thủ tục hành chính liên quan đến FDI theo hƣớng đơn giản hoá việc cấp phép và mở rộng phạm vi các dự án thuộc diện đăng ký cấp phép đầu tƣ. Điều cốt yếu ở đây là cần nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi của chính phủ - các cơ quan hải quan, thuế vụ, toà án, cơ quan quản lý quyền sở hữu trí tuệ,… là những đơn vị hành chính quản lý trực tiếp hoạt động FDI.

4.2.2. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư

Đổi mới công tác quảng bá và xúc tiến đầu tư đối với TNCs Nhật Bản

Đối với công tác quảng bá, cần chủ động tiếp thị và đổi mới tƣ duy tiếp thị đầu tƣ. Phải chỉ ra cho TNCs Nhật Bản thấy về chiến lƣợc Việt Nam muốn đạt đến, và cần phải làm gì để đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp. Công tác tiếp thị, quảng bá, chƣơng trình cụ thể phải đƣợc quan tâm nhiều hơn trong các hội nghị, hội thảo về xúc tiến đầu tƣ nƣớc ngoài.

Triển khai các kênh cung cấp thông tin chung về quy hoạch, kế hoạch phát triển của các địa phƣơng: Ban hành và công bố công khai, thƣờng xuyên cập nhật trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng (Báo chí, trang thông tin điện tử của Nhà nƣớc, các Bộ,Sở ban ngành…). Các thông tin cung cấp bằng tiếng Việt, tiếng Anh và tiếng Nhật bao gồm: thông tin liên quan đến quy hoạch, chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch tổng thể của địa phƣơng, các quy hoạch ngành, lĩnh vực, kế hoạch sử dụng đất, giá đất, danh mục các dự án kêu gọi đầu tƣ…

Cung cấp các thông tin và hƣớng dẫn về thủ tục hành chính: Các Bộ, Sở ngành rà soát lại quy định thủ tục hành chính liên quan đến đầu tƣ và hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, thƣờng xuyên cập nhật các quy định, chính sách pháp luật mới và phải có hƣớng dẫn rõ ràng tại trụ sở cũng nhƣ trên trang thông tin điện tử của Tỉnh, thành phố.

Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ cần nghiên cứu đề xuất phƣơng án cung cấp thông tin hai chiều giữa khối doanh nghiệp trong nƣớc và các doanh nghiệp FDI Nhật Bản để các bên có thể nắm bắt thông tin và thuận tiện trong việc tìm kiếm, lựa chọn đối tác hợp tác và tham gia vào chuối sản xuất, cung ứng dịch vụ.

Đối với công tác xúc tiến đầu tư, cần rà soát, hoàn thiện mô hình cơ quan xúc tiến đầu tƣ hiện tại ở các địa phƣơng để cơ quan này có hiệu lực và hiệu quả hơn trong hoạt động tƣ vấn đối với việc thu hút FDI vào địa phƣơng không chỉ ở các ngành truyền thống nhƣ công nghiệp, dịch vụ ngân hàng, tài chính, bƣu chính viễn thông…mà còn phù hợp với các ngành y tế, giáo dục, CNHT...

Cần hình thành ngân sách dành cho các hoạt động xúc tiến đầu tƣ. Đối với một số dự án cần thiết có thể thuê công ty tiếp thị đầu tƣ từ khu vực đó sẽ có hiệu quả cao hơn, bởi những công ty đó hiểu rõ về chiến lƣợc hoạt động của từng TNC Nhật Bản.

Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng địa phƣơng và từng quốc gia đối tác mà các cơ quan xúc tiến đầu tƣ ở địa phƣơng và ở nƣớc ngoài có thể thành lập riêng bộ phận xúc tiến đầu tƣ vào những ngành mới nếu cần thiết nhằm tăng hiệu quả hoạt động. Ví dụ: đối với những tỉnh thành phố thu hút đƣợc ít FDI trong ngành y tế nhƣng lại có nhu cầu và khả năng lớn đối với dịch vụ khám chữa bệnh chất lƣợng cao do các bệnh viện có vốn nƣớc ngoài cung cấp nhƣ các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu…, cơ quan xúc tiến đầu tƣ của địa phƣơng đó nên có bộ phận chuyên trách về mảng y tế trong thời gian đầu Việt Nam mở cửa thị trƣờng dịch vụ.

Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác xúc tiến và quản lý đầu tư. Vận động và phối hợp với các tổ chức quốc tế hỗ trợ mở các lớp đào tạo về xúc tiến đầu tƣ và quản lý đầu tƣ; tiếp tục kết hợp hoạt động xúc tiến với các

chuyến thăm và làm việc tại các nƣớc của lãnh đạo cấp cao Đảng, Quốc hội, Chính phủ nhằm quảng bá môi trƣờng đầu tƣ nói chung và ngành y tế nói riêng của Việt Nam. Phối hợp chặt chẽ hoạt động xúc tiến đầu tƣ các ngành có liên quan để tăng hiệu quả thu hút, ví dụ nhƣ tổ chức các buổi hội thảo, diễn đàn, triển lãm về ngành văn hóa, y tế, giáo dục, thể thao, du lịch của Việt Nam tại nƣớc ngoài để giúp các nhà đầu tƣ có cái nhìn tổng thể hơn về môi trƣờng đầu tƣ của nƣớc ta, từ đó họ có thể đƣa ra các quyết định đầu tƣ nhanh chóng hơn và quy mô hơn.

Duy trì cơ chế đối thoại thường xuyên giữa lãnh đạo hai nước cũng nhƣ giữa Chính phủ, các Bộ, ngành với các nhà đầu tƣ, đặc biệt là Diễn đàn doanh nghiệp hàng năm để xử lý kịp thời các khó khăn, vƣớng mắc của các dự án trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật hiện hành, đảm bảo các dự án hoạt động đúng. Tăng cƣờng hợp tác song phƣơng, đa phƣơng về xúc tiến đầu tƣ với các tổ chức JICA, JETRO, Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Nippon Keidanren), Ủy ban Kinh tế Nhật – Việt, Các TNC hàng đầu nhƣ Sumitomo, Mitsui, Mitsubishi…

4.2.3. Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng

Theo các chuyên gia Nhật Bản, sở dĩ dòng vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam chƣa cao một phần do điều kiện kết cấu hạ tầng của Việt Nam còn yếu kém. Hệ thống giao thông, điện, nƣớc chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp, khiến cho hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và Nhật Bản nói riêng gặp nhiều khó khăn. Điều này có thể làm nản lòng các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Vì vậy, cải thiện kết cấu hạ tầng có thể đƣợc coi là một trong những nhóm biện pháp chính thúc đẩy thu hút FDI nói chung và FDI của Nhật Bản nói riêng vào Việt Nam trong những năm tới.

4.2.3.1. Đối với hệ thống giao thông

Việt Nam cần có quy hoạch từ tổng thể đến chi tiết trong việc nâng cấp, sửa chữa và xây mới các hệ thống đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thuỷ. Bên cạnh đƣờng bộ và đƣờng sắt, Việt Nam cần đặc biệt chú trọng cải thiện hệ thống cảng biển, cảng sông. Thực tế hiện nay số lƣợng cảng ở Việt Nam khá nhiều song hầu hết là cảng nhỏ, nƣớc nông, tàu lớn không vào đƣợc, và nếu vào đƣợc thì cảng cũng không đảm bảo đƣợc máy móc, thiết bị cho việc bốc dỡ, vận chuyển phức tạp. So

sánh với Singapore, 4 mặt là biển nhƣng chỉ có 5 cảng duy nhất và trở thành trung tâm trung chuyển hàng hoá của khu vực. Điều này cho thấy, Việt Nam cũng cần phát triển hệ thống cảng theo hƣớng tập trung hoá vào một số cảng nhất định có địa thế thuận lợi nhất.

Một giải pháp hữu hiệu là tích cực thu hút FDI vào lĩnh vực giao thông vận tải để một mặt bổ sung vốn, mặt khác bổ sung công nghệ, kỹ thuật cho việc xây dựng các công trình có chất lƣợng cao. Trong đó, cần chú ý tăng cƣờng thu hút FDI của Nhật Bản vào ngành này. Chất lƣợng các công trình của Nhật Bản thƣờng rất tốt, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn. Do vậy, khi FDI của Nhật góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng của Việt Nam thì cũng sẽ có tác dụng khuyến khích nhà đầu tƣ đến từ Nhật Bản và nhiều nƣớc khác đầu tƣ vào các ngành, lĩnh vực khác.

4.2.3.2. Đối với hệ thống điện lực

Để xây dựng một thị trƣờng điện lực cạnh tranh, nhà nƣớc cần dần xoá bỏ các rào cản gia nhập thị trƣờng đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nƣớc ngoài. Đồng thời chính sách giá điện phải theo hƣớng cạnh tranh với các quốc gia khác trong khu vực, giảm dần giá điện cho hoạt động sản xuất. Hiện tại, Việt Nam đã và đang nghiên cứu để từng bƣớc thực hiện giải pháp này, thể hiện thông qua Luật Điện lực năm 2004 khuyến khích phát triển thị trƣờng Điện lực theo hƣớng công khai, công bằng, cạnh tranh lành mạnh và có sự điều tiết của nhà nƣớc. Tuy nhiên, thị trƣờng điện ở Việt Nam vẫn còn mang tính độc quyền, chƣa hình thành thị trƣờng bán lẻ, nên cả giá cả lẫn chất lƣợng điện đều khó lòng cải thiện.

Ngoài ra, vấn để đảm bảo điện cho sản xuất còn là mối quan tâm của rất nhiều nhà đầu tƣ Nhật Bản; bởi đối với các doanh nghiệp sản xuất thì không có điện/cắt điện gây thiệt hại rất lớn, trong khi vẫn phải trả lƣơng cho lao động, chậm chễ tiến độ giao hàng cho đối tác…Do đó, cũng cần phối hợp với Nhật Bản để xây dựng các nhà máy điện theo đúng lộ trình đặt ra để đảm bảo nguồn điện ổn định cho sản xuất và đời sống.

4.2.3.3. Đối với hệ thống xử lý chất thải

Trƣớc hết Việt Nam cần có chính sách xử lý nƣớc thải và chất thải công nghiệp đúng đắn. Cụ thể là: xây dựng quy hoạch cho việc tái sinh và xử lý chất

thải; cải thiện cơ sở vật chất của các công ty môi trƣờng công cộng làm nhiệm vụ xử lý chất thải công nghiệp; kiểm tra, xử phạt một cách công bằng đối với các doanh nghiệp vi phạm xử lý chất thải.

4.2.3.4. Các giải pháp khác

Tiếp tục sử dụng vốn ODA của JBIC vào phát triển cơ sở hạ tầng. Bên cạnh FDI thì ODA là nguồn vốn hỗ trợ đắc lực nhất cho việc xây dựng, nâng cấp giao thông, điện, nƣớc ở những nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Nhật Bản lại là nƣớc cung cấp ODA nhiều nhất cho nƣớc ta, và cũng là nƣớc mong muốn môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam tốt hơn để sản xuất đƣợc thuận lợi hơn. Do vậy, sử dụng vốn ODA của Nhật Bản mà cụ thể là từ ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản cung cấp để phát triển cơ sở hạ tầng là hoàn toàn hợp lý. Vấn đề là Việt Nam cần có các biện pháp thích đáng để sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả cao nhất.

Hoàn thiện hạ tầng hỗ trợ cho hoạt động sản xuất trong khu công nghiệp, bên cạnh việc xây dựng khu công nghiệp dành riêng cho đầu tƣ của Nhật Bản. Hiện tại, trên 30% vốn đầu tƣ của doanh nghiệp nƣớc ngoài vào Việt Nam chảy vào các khu công nghiệp. Trên thực tế, có rất nhiều khu công nghiệp đã đƣợc cấp phép hoặc đã đƣợc phê duyệt kế hoạch, nhƣng chƣa đi vào hoạt động hoặc chƣa hoàn thiện toàn bộ kết cấu hạ tầng. Việc hỗ trợ hoặc ƣu đãi các công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp để đẩy nhanh việc xây dựng khu công nghiệp với hệ thống hạ tầng hoàn thiện làm nơi đón đầu các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài là rất quan trọng.

4.2.4. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo môi trƣờng thu hút FDI, bởi đây không những là yếu tố cần thiết, đầu vào của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, mà chất lƣợng và cơ cấu nguồn nhân lực có tác động trực tiếp đến cơ cấu vốn đầu tƣ. Hay nói cách khác, hiệu quả đầu tƣ chịu tác động trực tiếp của nguồn nhân lực. Chính ngƣời lao động đóng vai trồ quyết định năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm do khai thác tốt công suất máy móc, thiết bị. Các kỹ năng, thái độ ứng xử của ngƣời lao động với thị trƣờng cũng góp phần mang lại lợi ích cho nhà đầu tƣ. Điều đó cũng có nghĩa là để thu hút đƣợc TNCs, các dự án công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia nhật bản vào việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 99)