Triển vọng và thách thức đối với thu hút FDI của TNCs Nhật Bản trong thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia nhật bản vào việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 94)

CHƢƠNG 1 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Triển vọng và định hƣớng thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam trong bối cảnh

4.1.2. Triển vọng và thách thức đối với thu hút FDI của TNCs Nhật Bản trong thời gian

thời gian tới

4.1.2.1. Triển vọng thu hút FDI của TNCs Nhật Bản

Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, cũng trong tháng 11/2006, Việt Nam đăng cai tổ chức Hội nghị thƣợng đỉnh APEC. Những sự kiện quan trọng đó là những điều kiện thực tế tác động trực tiếp vào tâm lý và lợi ích của các nhà đầu tƣ Nhật Bản. Kết hợp với những động thái chung của dòng FDI từ Nhật Bản trong khu vực suốt thời gian qua, có thể khẳng định Việt Nam đang đứng trƣớc cơ hội rất lớn để thu hút FDI nói chung và FDI từ Nhật Bản, đặc biệt là từ các TNC nói riêng để phục vụ phát triển kinh tế đất nƣớc, đó là:

Thứ nhất, nhìn vào thực tế hiện nay so với các nƣớc khu vực, Việt Nam là một trong số ít các nƣớc có nền chính trị ổn định, đây là điều kiện tiên quyết nhằm giảm thiểu những rủi ro kinh tế chính trị của FDI nói chung và FDI từ các nhà đầu tƣ Nhật Bản nói riêng.

Mặt khác, với số dân hơn 90 triệu ngƣời và sức mua ngày càng tăng, Việt Nam đang và sẽ trở thành thị trƣờng tiêu thụ lớn hàng hóa của Nhật Bản nhƣ thiết bị máy móc, hóa chất, hàng tiêu dùng, đồ điện và điện tử, thực phẩm chế biến, xe máy, ô tô… Việt Nam ngày càng trở thành một thị trƣờng tiềm năng, thu hút mạnh mẽ FDI của các TNC Nhật Bản.

Một điểm nổi bật của thị trƣờng Việt Nam so với nhiều quốc gia khác còn ở chỗ, thƣơng hiệu Nhật Bản (Made in Japan) từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức tiêu dùng, tâm lý tiêu dùng của phần lớn ngƣời dân Việt Nam. Chính vì vậy trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng hóa Nhật Bản luôn đƣợc ƣa chuộng và tin tƣởng ở hầu hết các bộ phận dân cƣ. Đặc biệt là trong những năm gần đây, khi mà thu nhập của ngƣời dân tăng lên, đồng nghĩa với việc ngƣời tiêu dùng có xu hƣớng lựa chọn những sản phẩm có chất lƣợng tốt hơn để phục vụ cho bản thân, thì thƣơng hiệu Nhật Bản lại càng trở nên phổ biến và thâm nhập sâu hơn vào thị trƣờng Việt Nam. Đây cũng đƣợc coi là một chiến lƣợc thành công của TNCs Nhật Bản trong tiến

trình đầu tƣ và cạnh tranh tại Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung: “Thƣơng hiệu đi trƣớc, lợi nhuận đến sau”.

Thứ hai, chiến lược đầu tư của TNCs trong những năm đầu thế kỷ XXI đã và đang tạo cơ hội cho dòng FDI trong đó có FDI của Nhật Bản chảy mạnh vào Việt Nam.

Nếu nhƣ ODA chịu sự chi phối của các quốc gia, vay tín dụng chịu sự chi phối của các tập đoàn tài chính quốc tế thì FDI lại chịu sự chi phối của TNCs. HIện nay với mạng lƣới dày đặc các chi nhánh phủ kín toàn cầu, chúng trở thành những chủ thể đầu tƣ trực tiếp với khối lƣợng kiểm soát trên 90% tổng FDI toàn thế giới, nắm giữ 40% sản lƣợng công nghiệp, 60% ngoại thƣơng, 80% kỹ thuật thế giới9. Chiến lƣợc hoạt động của TNCs tạo nên những luồng FDI lớn trên thế giới, với việc triển khai chiến lƣợc kinh doanh toàn cầu và chiến lƣợc đầu tƣ trọng điểm, bên cạnh các khu vực đầu tƣ truyền thống, TNCs Nhật Bản đang tích cực đẩy mạnh đầu tƣ vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng. Vì vậy các quốc gia đang phát triển trong khu vực này – trong đó có Việt Nam, đang có cơ hội rất lớn để thu hút có hiệu quả FDI vào phát triển kinh tế đất nƣớc.

Nằm trong vùng chiến lƣợc đầu tƣ trọng điểm của TNCs, Việt Nam sẽ có cơ hội thu hút vốn FDI từ các nguồn này và đó là cơ hội rất tốt đển Việt Nam thu hút công nghệ tiên tiến trên thế giới. Trong các cuộc thăm dò gần đây của UNCTAD, các nhà đầu tƣ quốc tế đánh giá khá cao môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam, và Việt Nam đã đƣợc TNCs lựa chọn là một trong những điểm ƣu tiên chiến lƣợc đầu tƣ của họ ra nƣớc ngoài. Hơn nữa, hiện nay quan hệ chính trị Trung – Nhật đang trong thời kỳ không thuận lợi, các TNCs của Nhật có xu hƣớng rút bớt khỏi Trung Quốc để quay sang đầu tƣ tại Việt Nam. Đây là cơ hội tốt cho Việt Na, tuy nhiên muốn thu hút đƣợc đầu tƣ của TNCs Nhật Bản, Việt Nam cần phải chuẩn bị sẵn sàng và thiết lập đầy đủ các điều kiện để tạo môi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn đón FDI từ Nhật Bản cũng nhƣ các nƣớc phát triển trên thế giới.

4.1.2.2. Khó khăn, thách thức

Mặc dù đang đứng trƣớc cơ hội rất lớn để thu hút mạnh mẽ FDI từ TNCs Nhật Bản, Việt Nam cũng gặp những khó khăn, thách thức không nhỏ, đó là:

Thứ nhất, trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, những động thái tái cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh của TNCs sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của nhiều mặt hàng ra đời từ các dự án FDI. Nhiều mặt hàng công ngiệp hiện nay do các doanh nghiệp có FDI sản xuất và đƣợc bảo hộ bằng thuế nhập khẩu. Khi hàng rào thuế bị cắt giảm, các nhà đầu tƣ sẽ quan tâm và tập trung sản xuất ở những nƣớc có chi phí thấp nhất, do vậy vấn đề đặt ra là Việt Nam phải làm gì để có thể giữ chân các doanh nghiệp Nhật Bản? Đồng thời cần tạo ra những điều kiện thuận lợi nhƣ thế nào để các TNCs Nhật Bản di chuyển các cơ sở sản xuất kinh doanh ở các nƣớc khác trong khu vực sang Việt Nam. Đây là vấn đề khá phức tạp và nhạy cảm, đặt ra yêu cầu cấp thiết nhanh chóng tìm ra phƣơng thức giải quyết và xử lý, nếu không chúng ta sẽ mất đi những cơ hội lớn để có thể thu hút nhiều hơn nữa FDI phục vụ cho phát triển kinh tế đất nƣớc.

Thứ hai, Cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trong thu hút FDI từ các TNCs

Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với sức ép cạnh tranh quốc gia trong thu hút FDI từ các nƣớc trong khu vực nhƣ Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Phillipines… Với những cải cách nhanh chóng trong những năm gần đây, Thái Lan và Indonesia đang nổi lên là những quốc gia có khả năng thu hút mạnh mẽ FDI từ các TNCs Nhật Bản.

Biểu đồ 2.1: FDI của TNCs Nhật Bản vào một số nƣớc ASEAN từ 2005- 2014

(Đơn vị; Triệu USD)

(Nguồn: Báo cáoJetro năm 2014)

Nhìn lại vào biểu đồ 2.1 (đã nêu trong chƣơng 2), có thể thấy Việt Nam đang dần mất đi lợi thế thu hút vốn FDI từ các TNCs Nhật Bản so với các nƣớc trong khu vực là Thái Lan và Indonesia. Theo số liệu của Jetro Nhật Bản, năm 2012, tỷ trọng đầu tƣ của Nhật Bản vào riêng Việt Nam chiếm 24% tổng vốn đầu tƣ của Nhật vào khu vực ASEAN. Năm 2014, tỷ lệ này đã tụt từ 24% xuống còn 7%.

Dòng vốn này đổ sang Indonesia – quốc gia có xếp hạng năng lực cạnh tranh thứ 33 trong bảng xếp hạng năm 2014 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Trong bảng xếp hạng trên, thứ hạng của Việt Nam ở mức 74.

Căn cứ vào số liệu của Jetro Nhật Bản, số vốn đầu tƣ của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Việt Nam và Indonesia cùng tăng tốc cực mạnh từ năm 2010. Tuy nhiên, trong khi dòng vốn Nhật đổ vào Indonesia vẫn tăng đều đặn từ đó đến nay, thì vốn Nhật đổ vào Việt Nam đã lao dốc. Một trong những nguyên nhân chính của việc này là do các quốc gia đối thủ có những chiến lƣợc quốc gia rất rõ ràng để phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn trong nƣớc. Ví dụ trong ngành công nghiệp ô tô, Thái Lan đã rất thành công và giờ cả Indonesia cũng có những bƣớc thành công

nhằm nâng cao nhận thức và tăng khả năng hút vốn đầu tƣ. Đó chính là những chiến lƣợc mà Việt Nam cần học tập để có thể phát triển đƣợc trong thời kỳ hội nhập quốc tế, cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới

4.1.3. Định hướng thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam trong giai đoạn 2015 - 2020

FDI từ Nhật Bản có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang đặt vấn đề công nghiệp hoá làm chiến lƣợc hàng đầu. Có thể nói tại Việt Nam, doanh nghiệp Nhật Bản đƣợc đánh giá là đóng vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam. Tháng 7/2013, Việt Nam đã phê duyệt “Chiến lƣợc công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản hƣớng đến năm 2020, tầm nhìn 2030” trong đó ƣu tiên phát triển 6 ngành công nghiệp: bao gồm: điện tử; máy nông nghiệp; chế biến nông, thủy sản; đóng tàu; môi trƣờng và tiết kiệm năng lƣợng; và sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô. Với mục tiêu đƣa 6 ngành này thành những ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế, có giá trị gia tăng cao và năng lực cạnh tranh quốc tế, các ngành này sẽ giữ vai trò dẫn dắt về thúc đẩy thu hút đầu tƣ của doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc, trƣớc hết là doanh nghiệp Nhật Bản. Năm 2015, Nhật Bản cam kết tiếp tục tích cực hỗ trợ Việt Nam triển khai Chiến lƣợc, đồng thời hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam; khuyến khích doanh nghiệp Nhật Bản tham gia dự án Đại học Việt - Nhật.

Trọng tâm thu hút đầu tư của TNCs Nhật Bản trong giai đoạn tới:

Theo lĩnh vực, thu hút đầu tƣ từ Nhật Bản giai đoạn tới tập trung 6 lĩnh vực ƣu tiên nhƣ đã xác định trong Chiến lƣợc Công nghiệp hóa Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác với Nhật Bản đã đƣợc Thủ tƣớng Chính Phủ phê duyệt ngày 1/7/2013 gồm: Điện tử; Chế biến nông, thủy sản; Đóng tàu; Công nghệ môi trƣờng và tiết kiệm năng lƣợng; Máy và thiết bị nông nghiệp; Ô tô và linh kiện ô tô.

Đặc biệt thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp trong nông nghiệp, chế biến nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản có công nghệ tốt đầu tƣ sang Việt Nam…Các doanh nghiệp này nằm chủ yếu ở các địa phƣơng Nhật Bản. Bên cạnh đó, Nhà nƣớc cũng tập trung thu hút đầu tƣ của

Nhật vào lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, năng lƣợng, hạ tầng khu công nghiệp, giáo dục đào tạo, y tế đặc biệt theo hình thức đối tác công tƣ PPP.

Theo vùng lãnh thổ, nhà nƣớc định hƣớng phát triển dựa trên những thế mạnh cũng nhƣ những khó khăn hạn chế của từng vùng. Tiếp tục thu hút FDI vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò của các vùng động lực.

4.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam trong thời gian tới Nam trong thời gian tới

Trong thời gian tới, để tiếp tục thu hút có hiệu quả FDI của TNCs Nhật Bản, cần khẳng định rằng Nhật Bản là đối tác chiến lƣợc hàng đầu, trọng tâm thu hút đầu tƣ rất quan trọng và lâu dài. Do đó cần có bƣớc đột phá dành cho TNCs Nhật Bản những ƣu đãi nhất định. Trong quá trình thực hiện Hiệp định Đầu tƣ Việt Nam – Nhật Bản, cần phải tính tới quá trình hội nhập tổng thể của nền kinh tế, khả năng tiếp cận và thậm nhập mạng lƣới sản xuất của khu vực. Cần có các biện pháp cụ thể để cải thiện hơn nữa môi trƣờng đầu tƣ trong nƣớc, nhất là những vấn đề mà nhà đầu tƣ Nhật Bản quan tâm là Chính sách ƣu đãi đầu tƣ, Phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ, đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng và sáng tạo.

4.2.1. Nhóm giải pháp về Pháp luật – Chính sách

Những bất cập về mặt luật pháp và chính sách đã gây nhiều khó khăn cho các nhà đầu tƣ Nhật Bản khi tiếp cận vào thị trƣờng, vùng miền, hình thức đầu tƣ mới ở Việt Nam. Cải thiện hệ thống luật pháp chính sách là hết sức cấp thiết, nhƣng nếu thay đổi quá nhanh chóng, không có bƣớc đi dần dần, hợp lý sẽ có thể gây tâm lý hoang mang cho nhà đầu tƣ. Vậy, nhóm giải pháp về luật pháp chính sách một mặt cần thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả, mặt khác phải thận trọng từng bƣớc.

4.2.1.1. Cải thiện môi trường – chính sách đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư.

Theo đó, chính sách thu hút và ƣu đãi đầu tƣ phải đƣợc xây dựng theo hƣớng thuận lợi và có tính cạnh tranh hơn so với các nƣớc trong khu vực, nhất là môi trƣờng đầu tƣ phải ổn định, có tính tiên lƣợng và minh bạch. Môi trƣờng đầu tƣ phải vừa thông thoáng, vừa minh bạch, nhất là có giải pháp hữu hiệu trong việc

chống hối lộ và tham nhũng…, thì mới thu hút đƣợc những nhà đầu tƣ có trách nhiệm, biết cân bằng lợi ích, lợi nhuận, và trách nhiệm xã hội.

Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản đƣợc ký kết năm 2003 giữa Chính phủ hai nƣớc là một bƣớc đi tích cực, nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ và tăng cƣờng thu hút đầu tƣ từ phía Nhật Bản. Vì vậy, Việt Nam vẫn phải nỗ lực đƣa giai đoạn V (7/2013 – 12/2014) vào triển khai để hoàn thiện môi trƣờng đầu tƣ, tạo niềm tin vững chắc đối với các doanh nghiệp cũng nhƣ Chính phủ Nhật Bản. Trong đó, cần chú ý một số vấn đề liên quan đến đầu tƣ nhƣ điện lực, phát triển nguồn nhân lực, ổn định kinh tế vĩ mô, thuế, sở hữu trí tuệ, an toàn thực phẩm, phát triển cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, cũng cần phải nâng cao năng lực của các cơ quan thực thi bao gồm: đảm bảo tính minh bạch, tính đồng bộ, độ tin cậy, tốc độ, đơn giản hoá nghiệp vụ hải quan; hợp lý hoá công tác thuế vụ; cải thiện hoạt động quản lý về quyền sở hữu trí tuệ; đấu tranh chống tham nhũng và hạn chế gian lận trong nhập khẩu.

Thực thi chính sách ưu đãi, hỗ trợ các nhà đầu tư Nhật Bản. Đặc biệt đối với các dự án của TNCs Nhật Bản trong các lĩnh vực công nghiệp chế tạo cần có chính sách bảo hộ hợp lý, xác định rõ lĩnh vực, mức độ, thời gian và điều kiện bảo hộ, tránh bảo hộ tràn lan. Cần có các biện pháp để TNCs Nhật Bản không di chuyển các cơ sở sản xuất từ Việt Nam sang các nƣớc ASEAN khác sau khi nƣớc ta thực hiện AFTA đầy đủ.

Rà soát lại các văn bản pháp lý, công tác quản lý liên quan đến hoạt động thu hút FDI trong điều kiện gia nhập WTO, minh bạch hóa, công khai hóa các thông tin cho các nhà đầu tƣ. Thực hiện nghiêm các điều khoản đã ký kết với WTO, thực hiện nghiêm chỉnh lộ trình mở cửa. Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và chống hàng giả, hàng nhái một cách hiệu quả.

4.2.1.2. Đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản thủ tục đầu tư

Thủ tục hành chính rắc rối phiền hà đƣợc xem nhƣ một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm tính hấp dẫn của môi trƣờng đầu tƣ Việt Nam đối với các TNCs Nhật Bản. Do đó, cần xây dựng cơ chế quản lý theo hƣớng một cửa, một đầu mối ở Trung ƣơng và ở địa phƣơng để tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài. Cần phải tiến hành cải cách hành chính một cách mạnh mẽ theo hƣớng: số

lƣợng các cơ quan tham gia vào quá trình xét duyệt nên giảm xuống, chính quyền địa phƣơng cũng có quyền nhất định và sự xét duyệt của họ cũng cần thiết nhƣ sự xét duyệt của các cơ quan trung ƣơng, chỉ nên có một cơ quan đƣợc trao đầy đủ quyền lực đối với các dự án đầu tƣ nƣớc ngoài, để cho dịch vụ "một cửa" trở thành hiện thực, đẩy mạnh đào tạo và nâng cao trình độ các cán bộ trong bộ máy hành chính, giảm tối đa bệnh quan liêu cửa quyền và sự áp dụng các quy định một cách tùy tiện…

- Phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở Trung ƣơng và địa phƣơng trong hoạt động quản lý FDI; phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cơ quan trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia nhật bản vào việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 94)