Tính lan tỏa toàn cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia nhật bản vào việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 81 - 82)

CHƢƠNG 1 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.7. Tính lan tỏa toàn cầu

Tác động lan tỏa (spillover effect - còn đƣợc gọi là tác động tràn hay hiệu ứng lan tỏa) đƣợc nhiều trƣờng phái lý thuyết kinh tế trên thế giới bắt đầu nói đến từ cuối những năm 70 của thế kỷ trƣớc. Khái niệm này đƣợc đặt ra khi các nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực khác nhau tiến hành nghiên cứu, xem xét ảnh hƣởng của vốn nƣớc ngoài và của các công ty đa quốc gia tới các nƣớc tiếp nhận (nƣớc sở tại). Tác động lan tỏa của FDI chính là từ việc lôi kéo đƣợc TNCs để phát huy lợi thế của đất nƣớc tạo ra những sản phẩm, ngành nghề, dịch vụ mới và hiện đại thông qua việc lựa chọn có tính toán để nƣớc ta tham gia vào một số khâu, một số sản phẩm có quy mô đủ lớn trong từng hệ thống sản xuất toàn cầu. Mỗi khi có một dự án lớn đƣợc cấp phép đầu tƣ hay triển khai thì nó sẽ tạo ra một hiệu ứng lan toả về sự tin cậy đối với môi trƣờng đầu tƣ. Khi họ thấy có những dự án đầu tƣ lớn nhƣ vậy thì chắc chắn họ sẽ cảm thấy tự tin hơn khi quyết định đầu tƣ tại Việt Nam. FDI của TNCs Nhật Bản góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nƣớc nhƣ viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hoá chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe

năng lực sản xuất, đã gia tăng số lƣợng các dự án đầu tƣ vào lĩnh vực ô tô của TNCs khác, nhƣ: Nissan, Mitsubishi, Huyndai,… Hiệu quả hoạt động của TNCs Nhật Bản đƣợc nâng cao qua số lƣợng các doanh nghiệp tăng vốn đầu tƣ, mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, có tác động lan tỏa đến các thành phần khác của nền kinh tế thông qua sự liên kết giữa TNCs Nhật Bản với các doanh nghiệp trong nƣớc, công nghệ và năng lực kinh doanh đƣợc chuyển giao từ TNCs Nhật Bản. Sự lan tỏa này có thể theo hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong ngành dọc hoặc theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành. Bên cạnh đó, không chỉ đóng góp trực tiếp về kinh tế, chính TNCs Nhật Bản là tác nhân tạo ra áp lực lớn buộc các công ty trong nƣớc phải đổi mới, phải chuyển mình để có thể lớn mạnh và tồn tại trong nền kinh tế thị trƣờng. Sự hoạt động và cạnh tranh của TNCs Nhật Bản là tác nhân quan trọng để hiện đại hóa thể chế kinh tế thị trƣờng và thúc đẩy quá trình tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nƣớc cần tận dụng những lợi ích lan tỏa từ TNCs Nhật Bản bằng cách xây dựngchiến lƣợc tham gia vào chuỗi giá trị của các công ty này trên thị trƣờng thế giới cũng nhƣ trong nƣớc với tƣ cách là nhà thầu phụ, nhà cung ứng các dịch vụ đầu vào và đầu ra, cung ứng nguồn lao động, đặc biệt là lao động có chất lƣợng cao… Chính phủ cũng cần có những chính sách riêng hỗ trợ cho các doanh nghiệp này trong việc phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, kể cả trong việc liên doanh với nƣớc ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia nhật bản vào việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 81 - 82)