Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia nhật bản vào việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 105 - 108)

CHƢƠNG 1 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện thu hút FDI của TNCs Nhật Bản vào Việt Nam trong

4.2.4. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo môi trƣờng thu hút FDI, bởi đây không những là yếu tố cần thiết, đầu vào của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, mà chất lƣợng và cơ cấu nguồn nhân lực có tác động trực tiếp đến cơ cấu vốn đầu tƣ. Hay nói cách khác, hiệu quả đầu tƣ chịu tác động trực tiếp của nguồn nhân lực. Chính ngƣời lao động đóng vai trồ quyết định năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm do khai thác tốt công suất máy móc, thiết bị. Các kỹ năng, thái độ ứng xử của ngƣời lao động với thị trƣờng cũng góp phần mang lại lợi ích cho nhà đầu tƣ. Điều đó cũng có nghĩa là để thu hút đƣợc TNCs, các dự án công nghệ

cao theo mục tiêu chiến lƣợc phát triển đất nƣớc thì cần phải có chính sách tạo ra đội ngũ lao động có đủ trình độ, khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các nhà đầu tƣ. Nhà đầu tƣ sẽ không đầu tƣ hoặc đầu tƣ với mức độ hạn chế nếu nhƣ nguồn nhân lực không đáp ứng đƣợc yêu cầu, không tạo ra sức hấp dẫn cho họ. Nguồn nhân lực ở Việt Nam có thế mạnh ở sự thông minh, cần cù, nhƣng lại thiếu môi trƣờng đào tạo chuyên nghiệp cũng nhƣ rèn luyện các kỹ năng trong công việc. Vì vậy, để phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng cần chú ý một số vấn đề sau:

4.2.4.1. Đẩy mạnh đào tạo nhân lực trong các doanh nghiệp:

Đẩy mạnh việc đào tạo đội ngũ cán bộ và lực lƣợng lao động tham gia làm việc trong các xí nghiệp có FDI của TNCs Nhật Bản vì trình độ kinh tế kỹ thuật và quản lý kinh tế của các công ty Nhật là rất cao, phía cán bộ Việt Nam ít trƣờng hợp đáp ứng đƣợc. Qua đó nâng cao khả năng hợp tác có hiệu quả giữa phía Việt Nam và Nhật Bản trong doanh nghiệp có vốn FDI. Để nâng cao khả năng làm việc và giao dịch quốc tế, tiếp cận các tiêu chuẩn, các thông lệ của thế giới thì cần chú trọng phát triển những kiến thức, kỹ năng chủ yếu nhƣ:

- Năng lực về ngoại ngữ (mặc dù có thể sử dụng ngƣời phiên dịch nhƣng cần có ngoại ngữ tối thiểu và nên hạn chế sự phụ thuộc hoàn toàn vào phiên dịch). Đây có lẽ là một trong những điểm đáng chú ý nhất đối với các doanh nghiệp ở nƣớc ta.

- Kiến thức cơ bản về văn hoá, xã hội, lịch sử trong kinh doanh quốc tế. - Giao tiếp quốc tế và xử lý sự khác biệt về văn hoá trong kinh doanh. - Thông lệ quốc tế trong lĩnh vực /ngành kinh doanh.

4.2.4.2. Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Một là, tăng cƣờng năng lực quản trị kinh doanh của các giám đốc và cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp. Doanh nhân cần đƣợc chú trọng nâng cao những kỹ năng cần thiết và cập nhật những kiến thức hiện đại để đủ sức bƣớc vào nền kinh tế tri thức. Một số kiến thức và kỹ năng có thể đã có nhƣng cần đƣợc hệ thống hoá và cập nhật, trong đó, cần đặc biệt chú ý những kỹ năng hữu ích nhƣ: Kỹ năng quản trị hiệu quả trong môi trƣờng cạnh tranh; kỹ năng lãnh đạo của nghiệp chủ và giám đốc doanh nghiệp; kỹ năng quản lý sự thay đổi; kỹ năng thuyết trình, đàm phán, giao tiếp và quan hệ công chúng; kỹ năng quản lý thời gian. Những kỹ năng

này kết hợp với các kiến thức quản trị có hiệu quả sẽ có tác động quyết định đối với các doanh nhân, các nghiệp chủ và các nhà quản lý doanh nghiệp DN qua đó làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Hai là, phát triển năng lực quản trị chiến lƣợc của cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp. Để bồi dƣỡng, phát triển năng lực quản lý chiến lƣợc và tƣ duy chiến lƣợc cho đội ngũ giám đốc và cán bộ kinh doanh trong các doanh nghiệp, cần chú trọng đặc biệt những kỹ năng: Phân tích kinh doanh, dự đoán và định hƣớng chiến lƣợc, lý thuyết và quản trị chiến lƣợc, quản trị rủi ro và tính nhạy cảm trong quản lý.

Về mặt chiến lƣợc cạnh tranh, các doanh nghiệp Việt Nam còn rất yếu về liên kết nhóm, đặc biệt là trên phạm vi quốc gia. Vừa cạnh tranh vừa hợp tác, hợp tác để tăng cƣờng khả năng cạnh tranh; nếu các doanh nghiệp chỉ thuần tuý chú ý đến mặt cạnh tranh mà bỏ qua mặt hợp tác thì rất sai lầm. Phải biết hợp tác đi đôi với cạnh tranh để giảm bớt căng thẳng và tăng cƣờng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ba là, tăng cƣờng vai trò của các hiệp hội, các câu lạc bộ giám đốc và các tổ chức chuyên môn đối với sự phát triển của các doanh nghiệp. So với nhiều nƣớc có nền kinh tế phát triển, vai trò của các hiệp hội chuyên ngành, các câu lạc bộ... ở nƣớc ta trong việc giao lƣu, xúc tiến thƣơng mại, trao đổi thông tin và hỗ trợ phát triển chuyên môn còn hạn chế, mờ nhạt cả về số lƣợng, quy mô và nội dung hoạt động. Vì vậy cần chú trọng hơn nữa việc tổ chức các buổi trao đổi sinh hoạt, giới thiệu kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế, cập nhật thông tin về ngành và về hoạt động kinh doanh. Những hoạt động đó tuy đơn giản nhƣng rất bổ ích, tạo điều kiện phát triển và hoàn thiện năng lực của các giám đốc và cán bộ quản lý kinh doanh.

Bốn là, bồi dƣỡng khả năng kinh doanh quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp. Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thƣơng trƣờng quốc tế thì chính bản thân các giám đốc và cán bộ quản lý trƣớc hết cần tăng cƣờng khả năng đó. Đây là đòn bẩy nhân tố con ngƣời trong các tổ chức kinh doanh. Điều này các doanh nhân và nhà quản lý trong các doanh nghiệp có thể thực hiện đƣợc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia nhật bản vào việt nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 105 - 108)