3.2. Các giải pháp về xây dựng và quản lý chế độ tiền lƣơng
3.2.3. Tháo gỡ những vƣớng mắc về cơ chế của ngành
Do đặc thù ngành, Tập đoàn Điện lực Việt Nam cần đề nghị Chính phủ xem xét:
- Giải quyết vƣớng mắc cho ngành điện về nguyên tắc tiền lƣơng tính theo năng suất lao động để đảm bảo đƣợc tiền lƣơng và thu nhập cho ngƣời lao động trong khi giá điện chƣa đƣợc định theo giá thị trƣờng.
Theo cơ chế tiền lƣơng hiện tại, để đảm bảo đƣợc tốc độ tăng tiền lƣơng thì Công ty phải có kế hoạch sử dụng lao động hợp lý để đảm bảo đƣợc tốc độ tăng năng suất lao động. Tránh tuyển dụng ồ ạt nhƣ những năm qua (đặc biệt là năm 2011, 2012, 2013) làm giảm năng suất lao động.
Công ty cần căn cứ vào kế hoạch phát triển lƣới điện, kế hoạch nâng cao chất lƣợng điện phục vụ khách hàng để xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động hợp lý, đảm bảo đáp ứng nhu cầu sản xuất và đẩy mạnh chất lƣợng nguồn nhân lực trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Hiện nay Công ty có chính sách ƣu tiên tuyển dụng con em cán bộ công nhân viên trong Công ty là chính sách mang đầy tính nhân văn, nhân đạo nhƣng chính sách này thực hiện quá lạm dụng nên chƣa thực sự đáp ứng đƣợc nhu cầu về sản xuất và phát triển nguồn nhân lực. Khi tuyển dụng phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:
+ Phải đáp ứng về nhu cầu về số lƣợng lao động: tuyển dụng đủ nhu cầu sản xuất, đúng vị trí chức danh cần tuyển dụng, đảm bảo chỉ tiêu về kế hoạch tuyển dụng.
- Phân tích, xác định nhóm khách hàng mang tính thị trƣờng và nhóm khách hàng mang tính công ích. Đối với nhóm khách hàng mang tính công ích Nhà nƣớc quản lý và chi từ nguồn Ngân sách Nhà nƣớc. Đối với nhóm khách hàng mang tính thị trƣờng thì ngành điện quản lý, kinh doanh dịch vụ khách hàng theo cơ chế thị trƣờng có sự giám sát, quản lý của Nhà nƣớc. Có nhƣ vậy mới giải quyết những khó khăn thực sự cho ngành điện và tránh hiện tƣợng lỗ triền miên, thâm hụt Ngân sách Nhà nƣớc. Tránh cơ chế xin-cho, ảnh đến công tác sản xuất kinh doanh nói chung và công tác tiền lƣơng nói riêng.