Đánh giá các điều kiện ảnh hƣởng đến công tác xây dựng và quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng và quản lý chế độ tiền lương ở Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương (Trang 74 - 88)

2.3. Đánh giá công tác xây dựng và quản lý chế độ tiền lƣơng ở Công ty

2.3.1. Đánh giá các điều kiện ảnh hƣởng đến công tác xây dựng và quản lý

TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng

2.3.1. Đánh giá các điều kiện ảnh hƣởng đến công tác xây dựng và quản lý chế độ tiền lƣơng ở Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng lý chế độ tiền lƣơng ở Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng

Công tác xây dựng và quản lý chế độ tiền lƣơng đối với Công ty luôn chịu sự tác động ảnh hƣởng từ các yếu tố môi trƣờng bên ngoài và bên trong nội bộ doanh nghiệp, cụ thể nhƣ:

2.3.1.1. Các điều kiện bên ngoài

- Về luật pháp và cơ chế chính sách của Nhà nƣớc: Đây là căn cứ quan trọng nhất để xây dựng một cơ chế quản lý tiền lƣơng đối với doanh nghiệp, Nhà nƣớc ban hành các qui định và hƣớng dẫn cho doanh nghiệp thực hiện. Đồng thời Nhà nƣớc cũng có những qui định rõ ràng buộc doanh nghiệp phải tuân thủ để bảo vệ quyền lợi cho ngƣời lao động – Đó là những qui định chung nhất để điều chỉnh mối quan hệ giữa ngƣời sử dụng lao động và ngƣời lao động.

Các qui định của Nhà nƣớc về chế độ tiền lƣơng thay đổi theo từng thời kỳ. Bởi vậy, Công ty luôn phải nắm bắt kịp thời mọi qui định của Nhà nƣớc để có sự điều chỉnh cho phù hợp.

- Về cơ chế ngành: Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng là một đơn vị hạch toán độc lập, nhƣng cũng nhƣ các đơn vị khác là đơn vị thành viên của EVN, Công ty luôn phải chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Bắc, mà cụ thể ở đây là việc giao và điều chỉnh kế hoạch các chỉ tiêu kinh doanh. Chính vì vậy, việc ra quyết định về lƣơng Công ty không hoàn toàn quyết định đƣợc mà vẫn nằm trong sự cân đối trong toàn ngành thông qua việc duyệt và giao các chỉ tiêu kế hoạch năm nhƣ: Chỉ tiêu lợi nhuận, chỉ tiêu điện thƣơng phẩm, giá mua điện nội bộ, …

- Về sức ép cạnh tranh: Đối với công tác tiền lƣơng của Công ty hiện nay cũng phải chịu một sức ép về cạnh tranh để có thể thu hút đƣợc lao động chất lƣợng cao. Tuy mặt bằng về thu nhập bình quân của công ty là khá cao, tuy nhiên vẫn chƣa có chế độ đãi ngộ xứng đáng để thu hút nhân tài nên việc thu hút đƣợc lao động chất lƣợng cao là khó khăn, bởi một số doanh nghiệp trên địa bàn của Tỉnh cũng sử dụng lao động cùng loại và có mức lƣơng cao hơn, chẳng hạn nhƣ: Kỹ sƣ tin học, kỹ sƣ điện tử viễn thông, cử nhân kinh tế,

… có thể vào doanh nghiệp có mức lƣơng cao hơn nhƣ: Ngân hàng, Bƣu chính viễn thông, Viettel, …

- Về công nghệ: Công nghệ ngày càng phát triển và đƣợc áp dụng ngày càng rộng rãi trong mọi mặt của đời sống xã hội. Ngành điện cũng luôn trú trọng đến việc áp dụng công nghệ thông tin và khoa học ứng dụng để phục vụ sản xuất: các chƣơng trình phần mềm quản lý nhân sự, kinh doanh, kế toán, vật tƣ, văn thƣ, hệ thống đo đếm từ xa (đọc số công tơ mà không cần đến tận vị trí treo lắp công tơ), sửa chữa đƣờng dây cao thế đang mạng điện … và tới đây sẽ đầu tƣ hệ thống Scada - để giám sát điều khiển hệ thống trạm 110 kV trong toàn Tỉnh. Tất cả những điều đó sẽ phát sinh nhu cầu về lao động có trình độ cao, chế độ tiền lƣơng phải thu hút đƣợc nhân tài để đáp ứng đƣợc nhu cầu sản xuất.

2.3.1.2. Các điều kiện bên trong

Các điều kiện bên trong tổ chức có ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác xây dựng chế độ tiền lƣơng của doanh nghiệp, cụ thể là:

- Mục tiêu của công tác xây dựng và quản lý chế độ tiền lƣơng ở Công ty Điện lực Hải Dƣơng là:

+ Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho ngƣời lao động. Hàng năm Công ty có xây dựng mục tiêu cụ thể về công tác tiền lƣơng, chẳng hạn nhƣ: Mục tiêu của năm 2010 là tiền lƣơng đảm bảo tăng trƣởng từ 7-12% so với năm 2009; mục tiêu tối thiểu hàng năm là tiền lƣơng năm sau cao hơn năm trƣớc.

+ Tiến tới sự công bằng trong phân phối tiền lƣơng và thu nhập: Làm nhiều hƣởng nhiều, làm ít hƣởng ít, gắn tiền lƣơng với năng suất, chất lƣợng và khối lƣợng công việc của ngƣời lao động.

+ Khuyến khích ngƣời lao động cống hiến hết sức mình vì sự phát triển của Công ty và gắn bó với ngành điện. Thu hút đƣợc nhân tài, tránh hiện tƣợng chảy máu chất xám.

- Tình hình tài chính của Công ty: Công ty Điện lực Hải Dƣơng là đơn vị hạch toán độc lập, nhƣng có đặc thù riêng so với các công ty ở những ngành nghề khác. Mà đặc thù đó điển hình là sự điều tiết trực tiếp về chi phí, lợi nhuận. Cụ thể là:

Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí Trong đó:

+ Lợi nhuận EVN, NPC giao từng năm cho các đơn vị tuỳ theo tình hình kinh doanh bán điện trong toàn EVN, NPC. Về yếu tố lợi nhuận vẫn là một khó khăn cho EVN trong thế bị động – Đây là một thực tế khác với các ngành nghề khác, đối với các ngành nghề khác thì càng bán đƣợc nhiều sản phẩm và càng tiết kiệm chi phí thì lợi nhuận càng cao, còn đối với ngành điện thì lại khác, trong những lúc cao điểm càng bán đƣợc nhiều thì càng lỗ bởi vì nguồn điện chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của xã hội. Nếu chỉ dừng lại ở công suất của các nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện thì ngành điện có lãi, trƣờng hợp nhu cầu sử dụng điện quá cao, ngành điện phải sử dụng điện mua của nƣớc ngoài và điện do nhà máy chạy dầu D0 cung cấp thì càng bán nhiều càng lỗ nhiều do giá bán dƣới giá thành.

+ Doanh thu: Giá bán điện do Nhà nƣớc qui định là một nghịch lý đối với ngành điện, giá đầu vào của ngành điện là theo cơ chế thị trƣờng, nhƣng giá đầu ra lại bị khống chế, thậm chí dƣới giá thành. Tuy doanh thu ngày càng cao, nhƣng tốc độ tăng doanh thu thấp hơn so với tốc độ tăng về chi phí, nên ngành điện vẫn triền miên bị thua lỗ. Những năm gần đây giá bán điện đã đƣợc đẩy dần lên, nhà nƣớc đã có cơ chế cạnh tranh trong lĩnh vực điện lực: hiện nay đã triển khai thị trƣờng phát điện cạnh tranh, tiếp theo đó sẽ là thị

trƣờng bán buôn điện cạnh tranh, thị trƣờng bán lẻ điện cạnh tranh.

+ Chi phí: Do nhu cầu sử dụng điện của toàn xã hội ngày càng lớn, ngành điện phải huy động mọi nguồn cung cấp điện để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội thì giá thành bình quân ngày càng cao. Còn đối với các Điện lực tỉnh thì EVN, NPC điều chỉnh bằng giá điện đầu vào, đây là một chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành. Hơn nữa, ngành điện ngày càng phải chi phí nhiều hơn do phải đầu tƣ phát triển hệ thống phân phối và đặc biệt là chi phí lớn hơn nữa sau khi tiếp nhận lƣới điện hạ áp nông thôn cũ nát của địa phƣơng về ngành điện quản lý.

Qua sự phân tích trên ta thấy: Tình hình tài chính của EVN, NPC vẫn còn nhiều khó khăn, từ đó ảnh hƣởng trực tiếp tới các Công ty điện lực Tỉnh, trong đó có Công ty Điện lực Hải Dƣơng. Hơn thế nữa, theo lý thuyết thì một yêu cầu đặt ra là lợi nhuận năm sau cao hơn năm trƣớc, tốc độ tăng tiền lƣơng phải nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động, bởi vậy mục tiêu đặt ra là tiền lƣơng năm sau phải cao hơn năm trƣớc luôn đứng trƣớc một tình thế hết sức khó khăn về mặt tài chính của công ty.

- Văn hoá của Công ty: Đây là một nhân tố quan trọng có ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác xây dựng chế độ tiền lƣơng của Công ty, mà nét cơ bản đó là:

+ Đảm bảo sự tăng trƣởng đều, thu nhập năm sau cao hơn năm trƣớc; + Đảm bảo sự tƣơng đối ổn định trong tiêu chí phân phối tiền lƣơng; + Công tác tiền lƣơng của Công ty đƣợc quản lý một cách khoa học, hệ thống qui chế về tiền lƣơng đƣợc ban hành công khai, dân chủ nên ngƣời lao động hết sức tin tƣởng và ra sức cống hiến để thực hiện hoàn thành mọi chỉ tiêu của Công ty đƣợc Tập đoàn giao, không có tƣ tƣởng gây áp lực cho lãnh đạo Công ty về mặt thu nhập tiền lƣơng.

- Điều kiện của công nhân viên: Hiện nay, ngành điện là một trong những ngành có sức hút về cạnh tranh trên thị trƣờng sức lao động. Cán bộ ngành điện nói chung và cán bộ trong Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng nói riêng hầu hết là có tâm lý gắn bó suốt đời vì ở đây có môi trƣờng làm việc rất thuận lợi, thu nhập cao, có nhiều cơ hội thăng tiến.

2.3.2. Đánh giá công tác xây dựng và quản lý chế độ tiền lƣơng ở Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng TNHH MTV Điện lực Hải Dƣơng

2.3.2.1. Đánh giá về phương thức chi trả tiền lương

- Về thời gian thanh toán tiền lƣơng: Thời gian thanh toán tiền lƣơng cho ngƣời lao động của Công ty hợp lý đối với cả ngƣời lao động, doanh nghiệp và đúng với điều 95 Bộ luật lao động năm 2012.

Các chỉ tiêu kinh doanh của Công ty đƣợc giao và đánh giá theo kết quả thực hiện năm. Các chỉ tiêu đánh giá theo tháng, theo quí chỉ là tƣơng đối nên Công ty chỉ có thể tạm quyết toán theo quí và quyết toán chính thức vào cuối năm.

Việc tạm quyết toán tiền lƣơng cho các đơn vị và ngƣời lao động là hết sức cần thiết bởi vì nó thể hiện đƣợc quá trình thực hiện các chỉ tiêu đƣợc giao và có nhƣ vậy đến cuối năm sẽ đảm bảo không có sự chênh lệch quá lớn về tiền lƣơng giữa các đơn vị trong Công ty.

- Về cách thức thanh toán tiền lƣơng:

Qui trình thực hiện trả lƣơng cho ngƣời lao động và việc lƣu trữ chứng từ, cập nhật sổ sách đúng với qui định của Nhà nƣớc. Việc kiểm soát các mã tiền lƣơng đối với các đơn vị đƣợc phân cấp nhƣ các Trung tâm, Xí nghiệp đảm bảo an toàn trong công tác quản lý tài chính, quản lý dòng tiền đối với các đơn vị phụ thuộc. Tuy nhiên qui trình thanh toán tiền lƣơng còn rƣờm rà, mặc dù đƣợc phân cấp nhƣng mỗi kỳ tính lƣơng các đơn vị phải thực hiện quá nhiều bƣớc, không chủ động trong việc phân phối tiền lƣơng.

2.3.2.2. Đánh giá về quản lý hệ thống tiền lương

- Việc ban hành hệ thống thang bảng lƣơng Nhà nƣớc theo Nghị định 205/2003/NĐ-CP vừa mang tính bình quân chủ nghĩa, vừa không có chế độ ƣu đãi và phát triển nhân tài. Bên cạnh đó có nhiều chức danh đã không còn phù hợp, chẳng hạn nhƣ: chức danh Công nhân thu tiền điện trƣớc kia là phải đi cùng nhóm công tác với công nhân quản lý tuyến để ghi chỉ số công tơ của từng hộ dân, sau đó đi đến từng cơ quan, từng nhà dân để thông báo và thu tiền điện nên hƣởng thang bảng lƣơng của công nhân là phù hợp, nhƣng nay là thu tiền điện tại quầy và thu qua dịch vụ bƣu điện thì tính chất của những ngƣời làm công tác theo dõi và thu tiền điện là khác hẳn trƣớc kia, việc áp dụng thang bảng lƣơng công nhân đối với chức danh này là không còn phù hợp …

- Việc xếp lƣơng nhân viên tuy theo nguyên tắc chung là làm việc gì hƣởng lƣơng việc ấy. Tuy nhiên trên thực tế việc sắp xếp này đôi khi rất khó khăn trong việc phân định ranh giới. Thực tế vẫn còn nhiều trƣờng hợp các kỹ sƣ điện làm công tác ở dƣới đội sản xuất vẫn hƣởng lƣơng kỹ sƣ. Nhiều trƣờng hợp xếp lƣơng không đúng chức danh công việc.

- Từ năm 2013 đã xếp lƣơng chức vụ cho các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc Điện lực. Nhƣng đối với Giám đốc, Phó giám đốc các Xí nghiệp; các Trƣởng phòng, Phó phòng Công ty thì chƣa đƣợc xếp lƣơng theo chức vụ nên thể hiện rất nhiều sự bất hợp lý. Chẳng hạn nhƣ, đối với một cán bộ trẻ có năng lực quản lý, có trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đƣợc tốt mà đƣợc bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo nhƣ Trƣởng phòng, Phó phòng Công ty; Giám đốc, Phó giám đốc xí nghiệp trực thuộc thì hƣởng lƣơng theo bảng lƣơng chuyên môn nghiệp vụ với số năm công tác ít thì sẽ rất thấp, mà phụ cấp chức vụ 0,5 thì không đáng kể, nên thực tế có trƣờng hợp lƣơng và phụ cấp của lãnh đạo thấp nhất trong đơn vị.

- Việc áp dụng thang bảng lƣơng chung không phản ánh đƣợc tính chất đặc thù ngành. Đồng thời qui định về việc nâng lƣơng sớm và rút ngắn thời hạn nâng bậc lƣơng cứng nhắc, không trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp.

Qua điều tra về công tác lao động tiền lƣơng tại công ty, có 28/61 phiếu chƣa hài lòng về hệ thống thang bảng lƣơng hiện hành. Nhƣ đã phân tích ở trên, thang bảng lƣơng do nhà nƣớc ban hành theo Nghị định 205/2014/NĐ- CP ngày 14/12/2004 đang bộc lộ nhiều bất cập đòi hỏi Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải khẩn trƣơng xây dựng thang bảng lƣơng mới theo yêu cầu của Nghị định 49/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 và để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

2.3.2.3. Đánh giá về quản lý kết cấu tiền lương

Việc xây dựng quĩ lƣơng và các thành phần trong kết cấu quĩ lƣơng của Công ty thực hiện theo đúng qui định của Nhà nƣớc. Thành phần kết cấu tiền lƣơng rõ ràng, dễ theo dõi, dễ quản lý và khai thác sử dụng có hiệu quả.

Cơ cấu quĩ tiền lƣơng đƣợc thực hiện theo qui định chung, nên tỷ lệ cơ cấu các thành phần trong quĩ lƣơng qua các năm là tƣơng đối đồng đều.

Việc xây dựng quĩ tiền lƣơng theo từng năm đƣợc thực hiện theo qui định của pháp luật và hƣớng dẫn của Tập đoàn, Tổng công ty, đồng thời Công ty luôn hoàn thành và hoàn thành vƣợt mức các chỉ tiêu kế hoạch Tập đoàn giao cho nên quĩ tiền lƣơng có sự tăng trƣởng đều qua các năm.

Công tác xây dựng quĩ tiền lƣơng luôn đƣợc đặc biệt quan tâm và vận dụng tối đa cơ chế chính sách để có đƣợc một quĩ tiền lƣơng hợp lý phù hợp với khả năng tài chính của Công ty và thực hiện đạt các chỉ tiêu mà Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Điện lực miền Bắc giao cho. Công tác xây dựng kế hoạch quĩ lƣơng đƣợc thực hiện theo hƣớng dẫn chung của Nhà nƣớc và của ngành, tuy nhiên trong thực tế cũng gặp một số khó khăn nhất định do giá bán điện không đƣợc điều tiết theo cơ chế thị trƣờng, toàn bộ các chỉ tiêu đƣợc giao về doanh thu, chi phí, lợi nhuận do EVN, NPC điều tiết. Bởi vậy

việc xác định tổng quĩ lƣơng kế hoạch và tổng quĩ lƣơng thực hiện hàng năm Công ty không chủ động đƣợc ngay từ đầu năm kế hoạch mà thực tế cần có sự vận dụng thích hợp cho từng năm.

Tổng quĩ tiền lƣơng của Công ty đƣợc tăng lên qua các năm cùng với sự tăng trƣởng của sản lƣợng điện thƣơng phẩm và doanh thu tiền điện. Tuy nhiên chỉ tiêu lợi nhuận lại hết sức bấp bênh và có chiều hƣớng giảm dần – Đây là một thực tế của ngành điện và đã đƣợc phân tích kỹ ở Mục 2.3 trong phần các điều kiện bên trong.

Qua điều tra về công tác lao động tiền lƣơng tại công ty, không có ý kiến nào chƣa hài lòng về các chế độ tiền thƣởng và các loại phụ cấp. Các chế độ này Công ty đã thực hiện đúng theo các qui định của Nhà nƣớc và của

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Xây dựng và quản lý chế độ tiền lương ở Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương (Trang 74 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)