Độ tuổi Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)
≤ 30 35 24.1
30-45 76 52.5
≥ 45 34 23.4
Tổng 145 100
(Nguồn: Phòng nội vụ huyện Phú Xuyên -2016)
Số cán bộ, công chức trong độ tuổi từ 30 - 45 chiếm trên 50%, đây được coi là độ tuổi vàng vì họ có sức khỏe tốt, có kinh nghiệm, nhiệt tình, không ngại tiếp cận những phương pháp làm việc mới. Đây là những yếu tố thuận lợi cho họ nhằm phát triển bản thân, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Số cán bộ công chức trong độ tuổi trên 45, chiếm 23.4%, những cán bộ công chức lớn tuổi có kinh nghiệm nhưng hạn chế trong việc tiếp cận với khoa học công nghệ và khả năng xử lý công việc chậm, cũng như nắm bắt cái mới còn hạn chế, đây cũng là tình trạng chung của các cơ quan nhà nước. Số cán bộ, công chức độ tuổi dưới 30 chiếm 24.1%, đây là lực lượng có sức khỏe tốt, nhiệt tình, tuy nhiên chưa có nhiều kinh nghiệm trong xử lý công việc nên việc xây dựng kế hoạch ĐTBD nâng cao kỹ năng nghiệp vụ trong giải quyết công việc cho đội ngũ công chức này là việc cần thiết đối với UBND huyện Phú Xuyên.
Do có những điều kiện thuận lợi hơn nên huyện Phú Xuyên đã bước đầu tiến hành thực hiện trẻ hóa cán bộ, chuẩn hóa công chức cơ sở. Song về lâu dài cần chuẩn bị tốt nguồn cán bộ kế cận trẻ, có năng lực để thay thế cán bộ nghỉ hưu, cán bộ già. Để có được lực lượng công chức kế cận đáp ứng được trình độ cũng như kỹ năng giải quyết công việc ngày càng cao đòi hỏi UBND huyện cần có cơ chế, chính sách, kế hoạch ĐTBD cụ thể, chiến lược và lâu dài. Nhằm có được đội ngũ công chức có trình độ, có niềm đam mê và cống hiến trong thực thi nhiệm vụ.
2.2. Thực trạng thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức huyện Phú Xuyên
2.2.1. Quy định pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức của Trung ương và địa phương
2.2.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật của Trung ương
Trong những năm qua, công tác ĐTBD công chức luôn được quan tâm chú trọng. Chính phủ và Bộ Nội vụ đã ban hành nhiều văn bản nhằm thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức.
- Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Thông tư số 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011
của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện mốt số điều của Nghị định số 18/2010/NĐ-CP. Với nhiều nội dung đổi mới Nghị định đã tạo hành lang pháp lý tương đối thuận lợi cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức trên phạm vi cả nước. Những nội dung đổi mới quan trọng và khá toàn diện phải kể đến như các quy định về: chế độ đào tạo, bồi dưỡng; các loại chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và thời gian thực hiện; quản lý chương trình đào tạo, bồi dưỡng; phân công, phân cấp trong tổ chức đào tạo, bồi dưỡng; phương pháp đào tạo, bồi dưỡng; chính sách đối với giảng viên;... Riêng về nội dung phân cấp trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức, Nghị định
có các quy định rõ ràng và cụ thể về: phân cấp trong quản lý chương trình và biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng; phân cấp trong tổ chức thực hiện đào tạo, bồi dưỡng; và phân cấp trong quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức.
- Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015. Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2025;
Việc Chính phủ ban hành các quyết định trên nhằm nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, yêu cầu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức theo tiêu chuẩn ngạch, chức danh quản lý và công việc đang đảm nhận, bước đầu hình thành và xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực quản lý nhà nước, có trình độ và năng lực tham gia hoạch định các chính sách phát triển khinh tế, xã hội, làm cơ sở tiền đề cho việc phát triển đội ngũ CBCC.
Kế hoạch là cơ sở cho các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể cho từng đối tượng CBCC và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch đề ra, là nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của các Bộ, ngành, địa phương theo từng giai đoạn. Bảo đảm nâng cao năng lực, kỹ năng thực thi công vụ được giao; ý thức trách nhiệm, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; gắn đào tạo, bồi dưỡng với nhu cầu và quy hoạch sử dụng lâu dài; xây dựng quy hoạch, kế hoạch phải được thực hiện từ dưới lên, dựa trên cơ sở của những điều kiện thực hiện và nhu cầu thực tế; đồng thời phải thường xuyên tiến hành kiểm tra tiến độ và khả năng thực hiện kế hoạch cũng như việc sử dụng nguồn kinh phí được cấp và cần phải nâng cao năng lực hoạt động nghiệp vụ của đội ngũ công chức quản lý đào tạo,
trước hết là nghiệp vụ quản lý, kỹ năng và phương pháp xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước và hội nhập quốc tế.
Xây dựng hệ thống thể chế thống nhất, đồng bộ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với điều kiện của Việt Nam và yêu cầu hội nhập quốc tế; hệ thống chính sách khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức học tập và tự học để không ngừng nâng cao trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ được giao. Việc nghiên cứu, xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống thế chế về đào tạo, bồi dưỡng CBCC đòi hỏi phải tổ chức tiến hành rà soát, nghiên cứu, bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp theo thẩm quyền và đề nghị Chính phủ bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành các văn bản QPPL về CBCC, từng bước xây dựng một hệ thống thể chế hoàn chỉnh quy định rõ ràng về công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC gắn với việc phân công, phân cấp có khoa học, với hệ thống tổ chức đào tạo, bồi dưỡng hợp lý và một hệ thống cơ quan quản lý thông suốt, thích hợp; nghiên cứu và xây dựng cơ chế phối hợp chỉ đạo thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Củng cố và tăng cường đội ngũ giảng viên cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC với một cơ cấu thích hợp, có trình độ vừa đảm bảo tính chủ động của cơ sở trong việc bố trí giảng viên vừa phát huy được năng lực và sử dụng có hiệu quả kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên kiêm chức.
Tăng cường sự hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng CBCC cần được đẩy mạnh về quy mô, nội dung và hình thức hợp tác nhằm xây dựng đội ngũ chuyên gia đầu ngành về hành chính nhà nước và quản lý nhà nước lĩnh vực kinh tế, khoa học, kỹ thuật mũi nhọn khác. Việc đào tạo, bồi dưỡng CBCC ở
ngoài nước chủ yếu dành cho đội ngũ cán bộ quản lý đương chức, cán bộ nguồn. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng về cơ bản tập trung vào việc nâng cao kiến thức, kỹ năng điều hành và kinh nghiệm quản lý thuộc lĩnh vực và cán bộ, công chức đang công tác, chỉ cử những người thực sự có trình độ và năng lực; đào tạo có địa chỉ sử dụng và đào tạo có chất lượng. Thời gian đào tạo, bồi dưỡng chủ yếu là ngắn hạn từ 1 tuần tới 3 tháng.
Tổ chức hệ thống quản lý và cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức gọn nhẹ, khoa học, phù hợp với mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng. Kế hoạch còn quy định thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan chức năng của nhà nước; cơ chế phối hợp của các bộ, ngành, địa phương trong việc tổ chức hướng dẫn, triển khai thực hiện kế hoạch; kiểm tra, tổng hợp, đánh giá kết quả và tiến độ thực hiện; định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ; xây dựng cơ chế quản lý và củng cố hệ thống các trường chính trị cấp tỉnh; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên cho hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBCC; nghiên cứu xây dựng thống nhất hệ thống chương trình, giáo trình và cơ chế thẩm định chương trình, giáo trình, tài liệu bồi dưỡng cập nhật kiến thức; tiếp tục điều tra thực trạng trình độ và nhu cầu đào tạo của đội ngũ CBCC làm cơ sở để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.
- Thông tư số 19/2014/TT-BNV Ngày 04/12/2014 Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định, hướng dẫn công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức. Quy định, hướng dẫn về hình thức, nội dung, chương trình và quản lý cấp phát, sử dụng chứng chỉ đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng viên chức, được áp dụng đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp của viên chức, đơn vị sự nghiệp công lập và viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập
Thông tư gồm 6 chương, 29 điều, trong đó quy định cụ thể về các hình thức bồi dưỡng; nội dung bồi dưỡng; các loại chương trình, tài liệu và thời gian thực hiện; đơn vị có thẩm quyền tổ chức bồi dưỡng, phương pháp và hình thức bồi dưỡng; các quy định về chứng chỉ; quyền lợi, trách nhiệm của viên chức và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng.
Có thể nói, với hệ thống các văn bản QPPL, văn bản hướng dẫn khá đầy đủ của Chính phủ, Bộ Nội vụ về công tác ĐTBD công chức là hành lang pháp lý quan trọng trong công tác ĐTBD công chức từ Trung ương đến địa phương. Từ đó giúp cho các cơ quan xây dựng kế hoạch ĐTBD phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất về nội dung, chương trình ĐTBD công chức.
2.2.1.2. Các văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức của thành phố Hà Nội và UBND huyện Phú Xuyên
Trong những năm qua, công tác xây dựng các văn bản QPPL về công tác ĐTBD công chức được UBND thành phố Hà Nội quan tâm, trở thành những nhiệm vụ quan trọng trong việc quản lý và sử dụng cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống các cơ quan nhà nước trên địa bàn Thành phố.
- Quyết định số 781/2012/QĐ-UBND ngày 14/01/2012 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015.
Quyết định số 2315/QĐ-UBND ngày 17/4/2017 của UBND thành phố Hà Nội về phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng ĐTBD đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020.
Các văn bản quy định rõ được chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan QLNN và cơ quan tổ chức thực hiện việc ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức; Nội dung của công tác ĐTBD gắn với từng chức danh, vị trí việc làm của CCVC; phân bổ và sử dụng nguồn kinh phí cho công tác ĐTBD hợp lý,
hiệu quả. Hệ thống các văn bản của Thành phố về công tác ĐTBD cán bộ, công chức, viên chức tạo sự đổi mới, cải cách mạnh mẽ, nâng cao thực chất chất lượng và hiệu quả ĐTBD; tạo sự nhận thức chung, thống nhất, cùng đồng hành thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển CNH-HĐH và hội nhập quốc tế của Thành phố.
Trên cơ sở các văn bản QPPL của Thành phố về công tác ĐTBD, Huyện ủy, UBND huyện đã nghiêm túc triển khai thực hiện, đồng thời xây dựng cụ thể hóa thành hệ thống văn bản thực hiện phù hợp với điều kiện của huyện Phú Xuyên:
- Nghị quyết Ðại hội đại biểu Ðảng bộ huyện Phú Xuyên lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 – 2020, Chương trình 01 “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Tổ chức cơ sở Ðảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên huyện Phú Xuyên giai đoạn 2016 - 2020”;
- Chương trình 03 “ Ðẩy mạnh CCHC, nâng cao trách nhiệm và chất lượng
phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2015 – 2020”.
- Đề án số 06-ĐA/HU ngày 16/3/2017 của Huyện ủy Phú Xuyên về “ Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức huyện Phú Xuyên giai đoạn 2016 – 2020”
Hàng năm UBND huyện đã triển khai xây dựng Kế hoạch cụ thể thực hiện từng năm về công tác ĐTBD của huyện:
- Kế hoạch số 1305/KH-UBND ngày 21/9/2012 về Kế hoạch ĐTBD huyện năm 2013
- Kế hoạch số 142/KH-UBND ngày 29/01/2013 về Kế hoạch sau đại học cho CC,VC đến năm 2020 của huyện Phú Xuyên
- Kế hoạch số 1441/KH-UBND ngày 05/9/2013 về Kế hoạch ĐTBD huyện năm 2014
- Kế hoạch số 2184/KH-UBND ngày 22/12/2015 Kế hoạch Đào tạo bồi dưỡng CB CC huyện Phú Xuyên, giai đoạn 2016 – 2020
Có thể nói, trong những năm qua công tác ĐTBD đã nhận được sự quan tâm sâu sát của các cấp lãnh đạo, chính quyền của huyện. Công tác ban hành các văn bản chỉ đạo và thực hiện được chú trọng xây dựng với hệ thống văn bản đầy đủ và kịp thời, phù hợp với tình hình của huyện. Từ đó làm cơ sở, hành lang pháp lý cho các cơ quan chuyên môn có chức năng tham mưu triển khai thực hiện được dễ dàng và có được hiệu quả thiết thực, chất lượng hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, góp phần và hoàn thiện hệ thống các văn bản quản lý công chức nói chung và công tác ĐTBD công chức nói riêng trên địa bàn huyện.
2.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện tại huyện Phú Xuyên chức cấp huyện tại huyện Phú Xuyên
Hoạt động quản lý nhà nước có đạt được hiệu quả quản lý hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chủ thể quản lý, khách thể, mục tiêu, phương pháp và công vụ quản lý. Chủ thể quản lý có thể là cá nhân hay tổ chức. Ở nước ta, chủ thể quản lý trong hoạt động quản lý nhà nước được hiểu là hệ thống bộ máy quản lý hành chính nhà nước được hình thành và thống nhất quản lý từ trung ương tới địa phương, từ trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức nói chung và đội ngũ công chức cấp huyện nói riêng do bộ phận chuyên trách về đào tạo, bồi dưỡng công chức quản lý, chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên và nhân dân. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội cũng chịu sự quản lý trực tiếp từ trung ương tới địa phương, cụ thể là cấp thành phố, cấp huyện và cấp xã.
Cấp thành phố: UBND thành phố Hà Nội có trách nhiệm xây dựng, ban hành các chế độ nhằm khuyến khích đội ngũ công chức cấp huyện không ngừng học tập, nâng cao trình độ, năng lực công tác; bố trí kinh phí đảm bảo cho hoạt