Yếu tố chính trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 38)

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thể chế đào tạo, bồi dƣỡng công chức

1.3.2. Yếu tố chính trị

Về lý luận, pháp luật và chính trị đều là những hình thái ý thức xã hội có mối quan hệ với nhau. Pháp luật là công vụ điều chỉnh xã hội phải phản ánh được ý chí và quan điểm chính trị của giai cấp cầm quyền.

Chế độ chính trị hay thể chế chính trị thể hiện hệ tư tưởng, phương thức tổ chức quyền lực và năng lực lãnh đạo của Đảng cầm quyền đối với xã hội mỗi quốc gia mà nền tảng và khuôn khổ của thể chế chính trị chính là Hiến pháp. Mỗi một quốc gia đều định hình cho mình con đường đi riêng phù hợp

với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử, với xu thế phát triển của đất nước trong từng giai đoạn.

Đất nước ta, với con đường mà Đảng và Nhân dân ta xác định ngay từ buổi đầu của quá trình cách mạng, đó là con đường đi lên Chủ nghĩa Xã hội và Nhà nước này là Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Cho nên điều đó có ý nghĩa là mọi hoạt động của nền công vụ này phải hướng đến nhân dân mà phục vụ. Từ đó, thể chế về đào tạo, bồi dưỡng công chức phải được thiết lập dựa vào quan điểm, đường lối của Đảng đã vạch ra và con đường mà Nhà nước ta định hướng đi lên.

Các quy định về thể chế ĐTBD công chức cũng phải phù hợp với những định hướng chính trị trong xã hội. Chính vì vậy, những định hướng chính trị có ảnh hưởng to lớn tới toàn bộ hệ thống thể chế nhà nước nói chung và thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức nói riêng.

1.3.3. Yếu tố kinh tế xã hội

Điều kiện kinh tế xã hội của đất nước có ảnh hưởng rất lớn tới việc hoàn thiện thể chế nói chung và thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện nói riêng. Mức độ hoàn thiện thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện phán chiếu tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong bất kỳ một xã hội, một quốc gia nào, thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện cũng phải phản ánh trình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Kinh tế xã hội càng phát triển, sẽ thúc đẩy thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện phát triển và ngược lại. Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện suy cho cùng chính là hệ thống văn bản pháp luật đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện. Đứng trên lập trường chủ nghĩa duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, trong mối quan hệ giữa kinh tế và pháp luật thì điều kiện kinh tế, các quan hệ kinh tế quyết định trực tiếp đến sự ra đời của pháp luật, đồng thời quyết định toàn bộ nội dung, hình thức, cơ cấu và

sự phát triển của nó. Các Mác đã viết “Trong thời đại nào cũng thế, chính là vua chúa phải phục tùng những điều kiện kinh tế, chứ không bao giờ vua chúa ra lệnh cho những điều kiện kinh tế được. Chẳng qua chế độ pháp luật về chính trị, cũng như về dân sự chỉ là cái việc nói lên, ghi chép lại quyền lực của những quan hệ kinh tế” (T93- C Mác (1971), Sự khốn cùng của triết học, NXB Sự thật, Hà Nội).

Trong tình hình kinh tế Việt Nam hiện nay, có thể nói, đất nước càng đổi mới thì nhận thức về những tác động của nền kinh tế thị trường ngày càng thâm nhập sâu sắc và rõ rệt vào đời sống xã hội nước ta. Trong bối cảnh mở cửa và thực hiện nền kinh tế thị trường thì đòi hỏi bộ máy nhà nước năng động, hoạt động có hiệu quả là cấp bách và chính đáng của mọi người và mọi tổ chức kinh tế xã hội. Nhưng sự vận hành có hiệu quả của bộ máy nhà nước trên thực tế lại phụ thuộc vào những con người cụ thể, mọi công việc được giải quyết nhanh hay chậm do chính những quyết định của đội ngũ công chức nói chung và công chức cấp huyện nói riêng. Bởi vậy, hoàn thiện thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện nhằm cung cấp đội ngũ công chức trong sạch, vững mạnh, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền địa phương.

1.3.4. Yếu tố con người

Con người luôn được xem là trung tâm của mọi vấn đề, là nguồn lực quan trọng nhất trong tất cả các nguồn lực. Bởi lẽ chính con người sẽ quyết định sự tồn tại của tất cả. Trong quá trình xây dựng thể chế chúng ta phải luôn hướng tới yếu tố này, bởi lẽ không thể nào áp đặt những gì ta nghĩ để buộc người khác phải thực hiện mà tất cả những yếu tố đó phải hướng đến công chức cấp huyện. Vì lẽ đó, khi xây dựng thể chế phải đặt con người vào trung tâm để đưa ra những chuẩn mực hành vi phù hợp. Sự áp đặt cứng nhắc là điều tối kỵ trong một xã hội, trong một tổ chức, đặc biệt là đối với nước ta một nhà

nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Con người ở đây trước hết chính bản thân đội ngũ công chức cấp huyện. Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện được ban hành và điều chỉnh như thế nào phải xuất phát từ đặc điểm và trình độ, năng lực, nhận thức của đội ngũ công chức cấp huyện. Nếu cao hơn hoặc thấp hơn đều không phù hợp. Mặt khác, con người ở đây được hiểu là tổ chức và cá nhân có trách nhiệm chính trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện. Mức độ hoàn thành thể chế, sự phù hợp giữa thực thể chế với yêu cầu của thực tiễn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của các cơ quan, cá nhân tham gia vào hoạt động xây dựng thể chế. Năng lực lập pháp, lập quy thể hiện ở việc nắm bắt những đòi hỏi của thực tiễn để xây dựng và ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung những văn bản về đào tạo, bồi dưỡng công chức phù hợp.

1.3.5. Truyền thống, văn hóa, phong tục, tập quán

Văn hóa truyền thống dân tộc, nơi mà các tổ chức đang tồn tại và hoạt động có ảnh hưởng quan trọng đối với văn hóa của tổ chức đó. Lối suy nghĩ của người Việt Nam phần lớn chịu ảnh hưởng của phương thức sản xuất nông nghiệp, nét văn hóa cộng đồng, vùng miền, văn hóa làng đã tạo nên ý thức cộng đồng cao, trọng tập thể. Tuy nhiên nó làm cho vai trò của tập thể được đề cao, cái tôi cá nhân ít được chú trọng, hay cá nhân thường bị chi phối bởi những chuẩn mực của cộng đồng nên thông thường không dám làm điều gì trái ngược với chính kiến của đám đông, vai trò cá nhân không được đề cao, nhân viên luôn chờ đợi ý kiến chỉ đạo của cấp trên tạo nên tình trạng trì trệ, ỷ lại vào tập thể, thiếu chủ động, thiếu ý thức trách nhiệm trong công việc. Một hiện tượng phổ biến hiện nay là hoạt động công vụ của công chức ít quan tâm đến chất lượng, hiệu quả thực thi, đặc biệt họ sử dụng nguồn lực của tổ chức

một các tùy tiện, họ coi tài sản tập thể như của chùa, thói quan chi tiêu bừa bãi, lãng phí theo kiểu “cha chung không ai khóc” là tình trạng thường gặp.

Bên cạnh việc né tránh mâu thuẫn, đấu tranh và ngần ngại trước những thay đổi cũng là một đặc tính của văn hóa hành chính Việt nam xuất phát từ sự tế nhị, kín đáo, tâm lý ngại va chạm, “dĩ hòa vi quý”. Chính kiểu văn hóa tế nhị, kín đáo này góp phần tạo cơ sở cho một số kỹ thuật hành chính như bỏ phiếu tín nhiệm. Điều này có thể làm cho các nhà quản lý khó khăn hơn trong việc thu nhận được những thông tin phản hồi thực chất về các vấn đề trong tổ chức.

Như vậy, cho chúng ta thấy rằng việc lập lại một trật tự vốn đã được hình thành từ xưa, đã ăn sâu vào trong tiềm thức của mỗi người là việc không dễ, chính vì lý do đó mà ta cải cách hành chính, nhằm tái thiết và đưa những thói quen đó vào trong một khuôn khổ mà ta đã định ra. Ảnh hưởng của yếu tố truyền thống, nét văn hóa của dân tộc vốn đã được hình thành từ ngàn xưa là việc làm khó nhưng chúng ta vẫn phải làm để làm cho nền hành chính chúng ta ngày càng hoạt động hiệu lực và hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới ngày nay.

1.3.6. Yếu tố hội nhập khu vực và quốc tế

Việt Nam chúng ta đang trong quá trình đổi mới, chúng ta đang cải cách, đang hội nhập quốc tế, tất cả các yếu tố tích cực, tiêu cực đan xen, cơ hội và thách thức cũng đặt ra rất nhiều những khó khăn thử thách. Trong thời đại ngày nay, hội nhập khu vực và hợp tác quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu cho tồn tại và phát triển. Các quốc gia muốn phát triển không thể ở tình trạng “bế quan tỏa cảng”, không mở cửa, không quan hệ ngoại giao quốc tế. Sự giao lưu hợp tác ngày càng mở rộng trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục, y tế… càng đòi hỏi mỗi quốc gia cần có sự điều chỉnh các chính sách của mình để thích ứng. Ở Việt Nam trước đây có chịu ảnh hưởng của mô hình kế hoạch hóa tập trung nhưng hiện nay đã có nhiều thay đổi.

Chúng ta đã tiếp nhận những yếu tố tiên tiến của thể chế hành chính nước ngoài, của văn hóa các nước để làm cơ sở khoa học, cũng như làm phong phú hơn cho hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức nói riêng. Do đó, sự phát triển của mối quan hệ hợp tác đó đã ảnh hưởng tới thể chế chính trị, hành chính mỗi nước, trong đó có thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức. Sự tiếp nhận các yếu tố hiện đại một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi nước là một yêu cầu để phát triển đất nước.

Sự ràng buộc pháp lý đối với một quốc gia chấp nhận khi tham gia các cấu trúc quốc tế có ảnh hưởng to lớn tới hệ thống thể chế của quốc gia đó nói chung. Vì vậy trong việc xây dựng thể chế ĐTBD công chức, chúng ta cũng cần quan tâm đến ảnh hưởng của các yếu tố pháp lý quốc tế, từ đó xây dựng thể chế DDTBD công chức cho phù hợp với tình hình quốc tế, và đặc trưng riêng của nước ta, đảm bảo tính thống nhất.

1.3.7. Năng lực lập pháp, lập quy

Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện là một bộ phận của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung. Do đó, mức độ hoàn thiện của thể chế, sự phù hợp giữa thể chế với yêu cầu của thực tiễn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của các cơ quan, cá nhân tham gia vào hoạt động xây dựng thể chế. Năng lực lập pháp, lập quy thể hiện ở việc nắm bắt những đòi hỏi của thực tiễn để xây dựng và ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung những văn bản đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện phù hợp. Đồng thời, thể chế hóa kịp thời những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về cán bộ, công chức.

Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện chậm được thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng nhu cầu đổi mới trong thực

tiễn; lãnh đạo các cấp thiếu kiên trì, kiên quyết trong tổ chức và chỉ đạo thực hiện đổi mới đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước đối với đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện vẫn còn lạc hậu so với thực tiễn, nhiều quy định không khả thi, bỏ ngỏ. Thiếu phân công, phân cấp rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm giữa các Bộ, ngành và giữa trung ương với địa phương trong đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện.

Tiểu kết Chƣơng 1

Trên cơ sở khoa học, luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận chung nhất của thể chế về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện như sau:

Luận văn đưa ra khái niệm công chức, công chức cấp huyện, khái niệm về đào tạo, bồi dưỡng công chức, vai trò của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện; đồng thời nêu quan niệm về thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện là: Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức là tập hợp các văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng công chức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo đúng quy tắc, trình tự và thủ tục do luật định, mang tính quyền lực nhà nước; buộc các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh phải thực hiện, văn bản đó làm phát sinh các hệ quả pháp lý. Đó còn là tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức từ trung ương xuống địa phương.

Ngoài ra, luận văn đã khái quát 7 yếu tố ảnh hưởng tới thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức đó là yếu tố nhận thưc, chính trị, yếu tố xã hội, yếu tố con người, yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán, yếu tố hội nhập quốc tế, năng lực lập pháp, lập quy.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC VÀ THỂ CHẾ ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC TẠI HUYỆN PHÚ XUYÊN,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Thực trạng đội ngũ công chức huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội

2.1.1. Khái quát về huyện Phú Xuyên

Huyện Phú Xuyên là đơn vị hành chính của Thủ đô, nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 40km; phía Bắc giáp huyện Thường Tín; phía Nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; phía Đông giáp sông Hồng và huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Với vị trí địa lý như vậy, huyện Phú Xuyên là cửa ngõ trong giao thương với các huyện ngoại thành và các tỉnh phía Nam thành phố Hà Nội, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Dân số toàn huyện có trên 20 vạn người, tỷ lệ lao động trong khu vực sản xuất nông nghiệp chiếm 60% tổng số lao động, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 2000 lao động. Huyện có 26 xã, 02 thị trấn; 1 57 thôn, cụm dân cư.

Với diện tích đất tự nhiên 17.104,6ha; trong đó, đất canh tác trồng trọt là 11.329,9ha chiếm 66,24%; đất ở 1.120,9ha chiếm 6,95%; đất chuyên dùng chiếm 3.235,9ha chiếm 18,92%; còn lại là đất chưa sử dụng. Trước đây Phú Xuyên là vùng đất trũng, có cốt đất thấp so với một số đơn vị lân cận, phía Đông cao hơn phía Tây, nên về mùa mưa bão hay bị ngập úng, lụt lội. Một số xã giáp sông Hồng có đất pha cát, còn gọi là đất màu, diện tích khoảng 2000ha.

Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội. Bộ mặt nông thôn Phú Xuyên từng bước phát triển:

- Về kinh tế xã hội: Kinh tế huyện tiếp tục tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 5,27%, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản tiếp tục phát triển; nông nghiệp, thủy sản tiếp tục được quan tâm đầu tư, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để tăng thêm giá trị, giai đoạn 2010-2015 tăng bình quân 2,86% năm; Thương mại, dịch vụ, du lịch, bưu chính viễn thông, điện lực, vận tải, tài chính, ngân hàng và kho bạc nhà nước phát huy vai trò tích cực trong phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

- Về Văn hóa xã hội: Tiếp tục phát triển, các thiết chế văn hóa ở cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)