Yếu tố nhận thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 37 - 38)

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thể chế đào tạo, bồi dƣỡng công chức

1.3.1. Yếu tố nhận thức

Trước hết có thể nói, nhận thức đối với việc xây dựng thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện vẫn còn chậm trễ, chưa thấy được tầm quan trọng của việc đổi mới thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện trong việc cải cách quản lý kinh tế, hành chính của đất nước, tạo môi trường làm việc thuận lợi cho đội ngũ công chức cấp huyện; chưa thực sự bắt kịp được yêu cầu của thực tiễn đang ngày càng có nhiều biến chuyển mạnh mẽ.

Trong suốt một thời gian dài chúng ta chưa nhận thức đầy đủ về tính lao động đặc thù của công chức cấp huyện. Bên cạnh đó việc nhận thức chưa đúng, thiếu thống nhất ngay trong cách hiểu những khái niệm cốt lõi như “cán bộ”, “công chức”, “viên chức” đã dẫn đến việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về từng đối tượng này còn nhiều lúng túng, chưa sát thực tế. Nội hàm của khái niệm “cán bộ, công chức, viên chức” trong pháp luật quá rộng nên không phân biệt được tính đặc thù của từng loại cán bộ, công chức, viên chức. Suốt một thời gian dài, sự điều chỉnh của pháp luật đối với cán bộ, công chức, viên chức là như nhau, không có sự phân biệt, chúng ta đã từng có khái niệm “cán bộ công nhân viên chức nhà nước” sử dụng trong suốt thời kỳ bao cấp để chỉ tất cả những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức nhà nước, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội…

Thứ hai, đối với đội ngũ công chức cấp huyện còn có nhiều mặt hạn chế ảnh hưởng tới việc xây dựng thể chế đào tạo, bồi dưỡng. Một bộ phận

chuyên môn, thiếu kĩ năng làm việc nhóm, trình độ ngoại ngữ, tin học… do đã quen với “tác phong làm việc” kém năng động, an phận. Suốt một thời gian dài, chúng ta chưa quan tâm đến công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện nên dẫn đến tình trạng hẫng hụt giữa các thế hệ đội ngũ công chức cấp huyện có trình độ chuyên môn vững vàng, đủ đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước.

Vì vậy, có thể nói yếu tố nhận thức có vai trò khá quan trọng đối với thể chế ĐTBD công chức, nhận thức của con người tác động đến hiệu quả của hoạt động quản lý. Nhận thức đúng thì sẽ dẫn đến hành động đúng, hoặc ngược lại. Trong công tác ban hành văn bản về đào tạo bồi dưỡng công chức cũng vậy, nếu đội ngũ CBCC tham mưu về việc ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo, và CBCC làm công tác triển khai khai hiện văn bản đó trong thực tế đạt trình độ chuyên môn nhất định, am hiểu về ngành, lĩnh vực, đặc điểm của từng địa phương thì văn bản ban hành phù hợp và triển khai có hiệu quả. Ngược lại, nhận thức của CBCC về công tác ĐTBD công chức còn lệch lạc, chưa đầy đủ, không am hiểu chuyên môn, không có kinh nghiệm thực tế sẽ ảnh hưởng đến công tác xây dựng thể chế, các văn bản quy định về ĐTBD công chức kém hiệu quả, gây khó khăn cho đội ngũ CBCC triên khai thực hiện công tác ĐTBD công chức trên thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)