Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 77 - 80)

2.3. Đánh giá về thực trạng thể chế đào tạo, bồi dƣỡng công chức huyện

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế

Từ thực trạng trên cho thấy công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói chung và văn bản QPPL về đào tạo, bồi dưỡng công chức tại huyện Phú Xuyên nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc bởi nguồn lực làm công tác soạn thảo, ban hành văn bản QPPL còn hạn chế, bên cạnh đó trình độ công chức huyện Phú Xuyên không đồng đều. Số lượng công chức được đào tạo có trình độ Luật hoặc Hành chính còn ít dẫn đến công tác tham mưu ban hành các văn bản còn hạn chế, chất lượng chưa cao.

Mặt khác, cơ sở vật chất bảo đảm cho công tác soạn thảo, ban hành văn bản QPPL đặc biệt thiếu, trung bình mỗi công chức đều được trang bị máy tính, tuy nhiên máy tính thường có cấu hình thấp hoặc lạc hậu, đường truyền internet chậm. Hệ thống công báo chưa được thống kê, lưu trữ đầy đủ. Công tác cập nhật những văn bản luật, quy định mới chưa được thực hiện thường xuyên và tổ chức học tập nghiên cứu, trao đổi một cách có hệ thống, chủ yếu vẫn do công chức tự cập nhật và học hỏi kinh nghiệm, do đó, việc nâng cao trình độ soạn thảo, ban hành văn bản vẫn còn hạn chế,

còn xuất hiện những bất cập trong các văn bản chỉ đạo được áp dụng không phù hợp với điều kiện thực tế tại huyện.

Về mặt nhận thức, quan điểm chúng ta còn chưa nhận thức rõ ràng, còn xem nhẹ chất lượng của việc ban hành văn bản QPPL, trong khi đó mối quan hệ phối hợp giữa các bộ phận khi tham gia soạn thảo văn bản còn chưa chặt chẽ, gắn bó. Chính những nguyên nhân khách quan và chủ quan trên đã phần nào ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng ban hành văn bản QPPL về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện.

Về mặt tổ chức chỉ đạo, việc tổ chức triển khai xây dựng các văn bản QPPL, hoàn thiện thể chế, tạo khung pháp lý cho việc xây dựng và quản lý đội ngũ công chức nói chung và công tác làm công tác xây dựng thể chế về đào tạo bồi dưỡng công chức nói riêng còn chậm. Trong khi đó, chất lượng một số văn bản quy phạm pháp luật xung quanh vấn đề công chức xây dựng thể chế đào tạo, bồi dưỡng còn có những hạn chế, chưa đầy đủ rõ ràng và cụ thể, chưa hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế ở mỗi địa phương cụ thể, dẫn tới việc triển khai ở từng nơi rất khó.

Tiểu kết Chƣơng 2

Trên cơ sở những kiến thức lý luận chung nhất về thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện, luận văn đưa ra những đánh giá đội ngũ công chức cấp huyện và thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện ở huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội hiện nay.

Trước tiên, luận văn khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình đội ngũ công chức cấp huyện tại huyện Phú Xuyên. Trên cơ sở đánh giá thực trạng thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện tại huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội từ đó chỉ ra những ưu, nhược điểm và nguyên nhân. Về ưu điểm, có thể thấy, chưa bao giờ hoạt động xây dựng thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện lại được chú trọng và đạt được những thành tựu to lớn như thời kỳ này. Bên cạnh các văn bản do trung ương ban hành thì vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức còn được cụ thể hóa bởi các quyết định của UBND thành phố Hà Nội và Quyết định của UBND huyện Phú Xuyên; phù hợp với đặc điểm, tính chất và tình hình hoạt động riêng của địa phương.

Bên cạnh đó, hệ thống thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện tại huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội thời gian qua vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập cả về nội dung, hình thức và trình tự thủ tục ban hành, tổ chức thực hiện. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động của đội ngũ công chức cấp huyện tại huyện Phú Xuyên.

Chƣơng 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỂ CHẾ ĐÀO TẠO, BỒI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)