Thực trạng đội ngũ công chức huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 45)

2.1.1. Khái quát về huyện Phú Xuyên

Huyện Phú Xuyên là đơn vị hành chính của Thủ đô, nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 40km; phía Bắc giáp huyện Thường Tín; phía Nam giáp huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam; phía Đông giáp sông Hồng và huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên; phía Tây giáp huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Với vị trí địa lý như vậy, huyện Phú Xuyên là cửa ngõ trong giao thương với các huyện ngoại thành và các tỉnh phía Nam thành phố Hà Nội, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Dân số toàn huyện có trên 20 vạn người, tỷ lệ lao động trong khu vực sản xuất nông nghiệp chiếm 60% tổng số lao động, bình quân mỗi năm tăng thêm khoảng 2000 lao động. Huyện có 26 xã, 02 thị trấn; 1 57 thôn, cụm dân cư.

Với diện tích đất tự nhiên 17.104,6ha; trong đó, đất canh tác trồng trọt là 11.329,9ha chiếm 66,24%; đất ở 1.120,9ha chiếm 6,95%; đất chuyên dùng chiếm 3.235,9ha chiếm 18,92%; còn lại là đất chưa sử dụng. Trước đây Phú Xuyên là vùng đất trũng, có cốt đất thấp so với một số đơn vị lân cận, phía Đông cao hơn phía Tây, nên về mùa mưa bão hay bị ngập úng, lụt lội. Một số xã giáp sông Hồng có đất pha cát, còn gọi là đất màu, diện tích khoảng 2000ha.

Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội. Bộ mặt nông thôn Phú Xuyên từng bước phát triển:

- Về kinh tế xã hội: Kinh tế huyện tiếp tục tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 5,27%, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản tiếp tục phát triển; nông nghiệp, thủy sản tiếp tục được quan tâm đầu tư, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất để tăng thêm giá trị, giai đoạn 2010-2015 tăng bình quân 2,86% năm; Thương mại, dịch vụ, du lịch, bưu chính viễn thông, điện lực, vận tải, tài chính, ngân hàng và kho bạc nhà nước phát huy vai trò tích cực trong phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

- Về Văn hóa xã hội: Tiếp tục phát triển, các thiết chế văn hóa ở cơ sở từng được quan tâm đầu tư xây dựng và phát huy hiệu quả, có 117/158 thôn xóm, khu dân cư có nhà văn hóa; 100 % thôn xóm, khu dân cư đã xây dựng

quy ước nông thôn mới. Lĩnh vực giáo dục đạt được kết quả tích cực, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ giáo được chú trọng đầu tư, chất lượng giáo dục có nhiều chuyển biến tích cực, tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp trung bình hàng năm đạt 97,2-99,6%.

- Về an ninh quốc phòng: được củng cố tăng cường và có sự chuyển biến tích cực, Tình hình Quốc phòng – An ninh được đảm bảo và giữ vững, lực lượng nòng cốt cùng nhân dân đã chủ động đấu tranh chống phá mọi âm mưu chống phá Đảng, chế độ và các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, góp phần giữa vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Định hướng phát triển kinh tế của huyện Phú Xuyên theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Phú Xuyên lần thứ XXIV đã đề ra đó là: Cơ cấu kinh tế: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 40%; Nông nghiệp chiếm 26%; Thương mại -dịch vụ chiếm 34%. Thu ngân sách tăng 15% trở lên. Xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá ổn định, bền vững, tạo nên giá trị sản xuất cao trên một ha canh tác để cung cấp lương thực, thực phẩm cho thành phố. Tập trung xây dựng khu công nghiệp phụ trợ phía Nam

Thủ đô Hà Nội với quy mô khoảng 500 ha, Phát triển tiểu thủ công nghiệp đặc biệt là các nghề truyền thống của địa phương để giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân.

Trong những năm tới Huyện ủy, HĐND và UBND huyện xác định huyện Phú Xuyên vẫn là huyện phát triển kinh tế nông nghiệp là chính, theo hướng phát triển sản suất nông nghiệp toàn diện, hiện đại và bền vững, phát huy lợi thế của vùng, lấy khoa học công nghệ làm mũi nhọn, đột phá. Có chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất và chế biến nông sản, chính sách hỗ trợ cho người sản xuất. Gắn phát triển nông nghiệp với mô hình xây dựng nông thôn mới, gắn công nghiệp hóa với nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực ở nông thôn, tạo sự phân công lao động mới, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo. Phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện xứng đáng là huyện Anh hùng, cửa ngõ phía Nam thủ đô nghìn năm tuổi.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng của UBND huyện Phú Xuyên

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức

Ủy ban nhân dân huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên. Ủy viên Ủy ban nhân dân huyện gồm các Ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an. (theo Khoản 1, Điều 27, Luật Tổ chức Chính quyền địa phương )

Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên có 12 phòng chuyên môn.

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHÚ XUYÊN Chủ Tịch Phó Chủ tịch Phó Chủ tịch Phó Chủ tịch V ăn p hò ng H Đ N D v à U B N D P hò ng N ội v ụ P hò ng Y tế Ph òn g T ư ph áp T ha nh tr a hu yệ n Ph òn g V ăn h óa th ôn g tin P hò ng k in h tế P hò ng tà i n gu yê n P hò ng Q uả n lý Đ ô th ị P hò ng T ài c hí nh K ế h oạ ch Ph òn g La o độ ng th ươ ng b in h xã hộ i P hò ng g iá o dụ c đà o tạ o

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên

Các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND huyện thực hiện chức năng, quyền hạn, cơ cấu tổ chức cụ thể được Chính Phủ quy định. Mỗi cơ quan chuyên môn có chức năng là tham mưu giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một lĩnh vực thuộc phạm vi, th ẩm quyền của UBND huyện. Mỗi cơ quan có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp, toàn diện về tổ chức, biên chế và công tác c ủa Ủy ban nhân dân huyện; đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở ngành dọc cấp trên. Hiện nay, Cơ chế hoạt động của các cơ quan chuyên môn được quy định theo quy chế mẫu do UBND thành phố Hà Nội ban hành theo Quyết định số 1414/2014/QĐ-UBND ngày 24/02/2017. Hoạt động quản lý nhà nước của UBND huyện là ho ạt động

mang tính đặc thù, kết quả hoạt động nhiều khi được đánh giá vừa mang tính chất định tính, vừa mang tính định lượng. UBND huyện gồm các cơ quan chuyên môn có nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau đòi hỏi các tiêu chí đánh giá không giống nhau và các cơ quan này lại đang trong quá trình đổi mới để hoàn thiện trên nhiều phương diện.

Ngoài ra, huyện Phú Xuyên có 7 đơn vị sự nghiệp; Sự nghiệp Giáo dục có 29 trường THCS, 29 trường Tiểu học và 30 trường Mầm non, 23 đơn vị hiệp chính và nội quản, 8 tổ chức xã hội.

2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của UBND huyện

Uỷ ban nhân dân huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội là cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên. Ủy ban nhân dân huyện chịu trách nhiệm chấp hành Hiến Pháp, luật và các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên nhằm đảm bảo thực hiện đúng chủ trương, chính sách, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh - quốc phòng và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn huyện. Ủy ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ở địa phương, góp phần đảm bảo sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính Nhà nước từ trung ương đến cơ sở.

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương, các quy định khác của pháp luật có liên quan, Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên và các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định các nội dung quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 26 của Luật Chính quyền địa phương và tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện;

- Quy định tổ chức bộ máy và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện;

- Tổ chức thực hiện ngân sách huyện; thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, mạng lưới giao thông, thủy lợi, xây dựng điểm dân cư nông thôn; quản lý và sử dụng đất đai, rừng núi, sông hồ, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, tài nguyên thiên nhiên khác; bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật, xây dựng chính quyền và địa giới hành chính, giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, lao động, chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; - Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân cấp, ủy quyền;

- Phân cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan, tổ chức khác thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện.

2.1.3. Đội ngũ công chức tại huyện Phú Xuyên

Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện trong những năm vừa qua, đội ngũ công chức huyện đã có sự chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng góp phần thực hiện các hiệu quả các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

Bảng 2.1: Cơ cấu giới tính

Giới tính Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)

Nam 93 64

Nữ 52 36

Tổng số 145 100

Giới tính của công chức tại UBND huyện Phú Xuyên có phần chênh lệch, số lượng nam giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn 93 người (chiếm 64 %). Năm 2016, tổng số công chức của huyện là 145 người trong đó 52 người là nữ giới.

Bảng 2.2: Cơ cấu theo trình độ

Trình độ Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) Tiến sĩ 0 0 Thạc sỹ 18 12.4 Đại học 101 69.7 Cao đẳng 7 4.8 Trung cấp 16 11.0 Sơ cấp 3 2.1 Tổng 145 100

(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Phú Xuyên năm 2016)

Số CB, CC có trình độ đại học tại UBND huyện Phú Xuyên chiếm tỷ lệ lớn 69.7%, họ được đào tạo theo đúng chuyên môn và phù hợp với lĩnh vực công tác.

Chất lượng công chức huyện Phú Xuyên hiện nay đã không ngừng được nâng lên và tiến tới chuẩn hóa. Trình độ của đội ngũ công chức cấp huyện đã cao hơn rất nhiều so với các năm trước đây. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng đảm bảo kết quả hoạt động quản lý nhà nước cao trong quá trình thực thi công vụ của huyện.

- Trình độ tin học: Số công chức có trình độ Đại học, Trung cấp là 24 người, chiếm tỷ lệ 16.6%; số công chức có chứng chỉ A trở lên là 121 người chiếm 83.4%. (Nguồn: phòng Nội vụ huyện Phú Xuyên năm 2016)

Kỹ năng tin học là một kỹ năng cần thiết để giúp cho các hoạt động quản lý của cán bộ, công chức nhẹ nhàng hơn, dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn. Trình độ tin học cũng là một trong những quy định của nhà nước về tiêu

chuẩn của CBCC và có trong quy định về đào tạo, bồi dưỡng CC. Công chức huyện có chứng chỉ về tin học là 100% nhưng việc khai thác sử dụng vào công việc chuyên môn chưa thật sự đạt hiệu quả.

Hiện nay, công tác ĐTBD công chức có trình độ, kỹ năng nghiệp vụ sử dụng thành thạo về công nghệ thông tin được UBND huyện đặc biệt quan tâm. UBND huyện phối hợp với Sở Công nghệ Thông tin và truyển thông tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ đáp ứng cho yêu cầu ngày càng cao của quá trình cải cách hành chính tại huyện đặc biệt trong việc thực hiện dịch vụ công mức độ 3 đang áp dụng trong giải quyết thủ tục hành chính.

- Trình độ ngoại ngữ:số công chức huyện Phú Xuyên trình độ Đại học trở lên là 2 người, tỷ lệ 1.4%; có chứng chỉ ngoại ngữ là 143 người, chiếm tỷ lệ 98.6% (Nguồn: phòng Nội vụ huyện Phú Xuyên năm 2016)

Thời kỳ hội nhập hóa đang diễn ra mạnh mẽ, ngoại ngữ trở thành công cụ đắc lực trong giao tiếp và giao lưu kiến thức. Bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ cho công chức là nội dung rất quan trọng. Tuy nhiên, qua nghiên cứu công chức huyện Phú Xuyên, tỷ lệ công chức được đào tạo về ngoại ngữ là rất thấp (1,4%) có thể nói rằng công chức huyện chưa thực sự tích cực học tập ngoại ngữ, và công tác ĐTBD của huyện cũng chưa thực sự quan tâm đến nội dung đào tạo này. Tỷ lệ 98,6% công chức huyện có chứng chỉ về ngoại ngữ nhưng trên thực tế việc sử dụng vào công việc còn rất hạn chế. Một thực tế hiện nay cho thấy rằng, giá trị của tấm bằng ngoại ngữ của đội ngũ CC rất thấp. Hầu như những chúng chỉ ngoại ngữ chỉ là để phù hợp với quy định chuẩn chức danh chứ chúng không phát huy được lợi ích thực sự trong thực tế. Do đó, nâng cao trình độ ngoại ngũ cho CC cũng là một vấn đề cần sự quan tâm của của UBND huyện trong công tác ĐTBD công chức huyện.

- Lý luận chính trị

Nhận thức đội ngũ công chức cấp huyện là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, do đó trong những năm qua huyện Phú Xuyên luôn coi trọng việc củng cố nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đội ngũ giảng viên, đặc biệt Đảng viên là CBCC. Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo được vai trò lãnh đạo của Đảng đối với toàn hệ thống chính trị của huyện.

Số lượng công chức huyện Phú Xuyên có trình độ lý luận chính trị: Cử nhân là 01 người, tỷ lệ 0,69%; Cao cấp lý luận chính trị là 21 người, tỷ lệ 14,48%; Trung cấp lý luận 43 người, tỷ lệ 29,66%; Sơ cấp chính trị 80 người, tỷ lệ 55,17%. (Nguồn: phòng Nội vụ huyện Phú Xuyên năm 2016)

Đa số công chức cấp huyện tại Phú Xuyên đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, tận tụy, trách nhiệm, chịu khó nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn; có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, giữ gìn được lối sống trong sáng, lành mạnh, được nhân dân tin yêu, giúp đỡ trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số công chức huyện Phú Xuyên chưa đáp ứng dược yêu cầu nhiệm vụ được giao, nhiều vụ việc cụ thể còn để kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân; ý thức, tinh thần trách nhiệm trước công việc được giao chưa cao, có những trường hợp còn gây phiền hà sách nhiễu cho công dân, tổ chức, cá biệt có trường hợp vi phạm pháp luật phải xử lý, phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí chiến đấu, vi phạm nguyên tắc của Đảng, tinh thần tự phê bình và phê bình còn yếu; tình thương yêu đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)