1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thể chế đào tạo, bồi dƣỡng công chức
1.3.6. Yếu tố hội nhập khu vực và quốc tế
Việt Nam chúng ta đang trong quá trình đổi mới, chúng ta đang cải cách, đang hội nhập quốc tế, tất cả các yếu tố tích cực, tiêu cực đan xen, cơ hội và thách thức cũng đặt ra rất nhiều những khó khăn thử thách. Trong thời đại ngày nay, hội nhập khu vực và hợp tác quốc tế đã trở thành xu thế tất yếu cho tồn tại và phát triển. Các quốc gia muốn phát triển không thể ở tình trạng “bế quan tỏa cảng”, không mở cửa, không quan hệ ngoại giao quốc tế. Sự giao lưu hợp tác ngày càng mở rộng trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, chính trị, giáo dục, y tế… càng đòi hỏi mỗi quốc gia cần có sự điều chỉnh các chính sách của mình để thích ứng. Ở Việt Nam trước đây có chịu ảnh hưởng của mô hình kế hoạch hóa tập trung nhưng hiện nay đã có nhiều thay đổi.
Chúng ta đã tiếp nhận những yếu tố tiên tiến của thể chế hành chính nước ngoài, của văn hóa các nước để làm cơ sở khoa học, cũng như làm phong phú hơn cho hoạt động quản lý nhà nước nói chung và hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức nói riêng. Do đó, sự phát triển của mối quan hệ hợp tác đó đã ảnh hưởng tới thể chế chính trị, hành chính mỗi nước, trong đó có thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức. Sự tiếp nhận các yếu tố hiện đại một cách có chọn lọc, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi nước là một yêu cầu để phát triển đất nước.
Sự ràng buộc pháp lý đối với một quốc gia chấp nhận khi tham gia các cấu trúc quốc tế có ảnh hưởng to lớn tới hệ thống thể chế của quốc gia đó nói chung. Vì vậy trong việc xây dựng thể chế ĐTBD công chức, chúng ta cũng cần quan tâm đến ảnh hưởng của các yếu tố pháp lý quốc tế, từ đó xây dựng thể chế DDTBD công chức cho phù hợp với tình hình quốc tế, và đặc trưng riêng của nước ta, đảm bảo tính thống nhất.