Năng lực lập pháp, lập quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 43 - 45)

1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến thể chế đào tạo, bồi dƣỡng công chức

1.3.7. Năng lực lập pháp, lập quy

Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện là một bộ phận của pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung. Do đó, mức độ hoàn thiện của thể chế, sự phù hợp giữa thể chế với yêu cầu của thực tiễn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của các cơ quan, cá nhân tham gia vào hoạt động xây dựng thể chế. Năng lực lập pháp, lập quy thể hiện ở việc nắm bắt những đòi hỏi của thực tiễn để xây dựng và ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung những văn bản đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện phù hợp. Đồng thời, thể chế hóa kịp thời những chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về cán bộ, công chức.

Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện chậm được thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng nhu cầu đổi mới trong thực

tiễn; lãnh đạo các cấp thiếu kiên trì, kiên quyết trong tổ chức và chỉ đạo thực hiện đổi mới đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước đối với đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện vẫn còn lạc hậu so với thực tiễn, nhiều quy định không khả thi, bỏ ngỏ. Thiếu phân công, phân cấp rõ ràng về quyền hạn và trách nhiệm giữa các Bộ, ngành và giữa trung ương với địa phương trong đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện.

Tiểu kết Chƣơng 1

Trên cơ sở khoa học, luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận chung nhất của thể chế về đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện như sau:

Luận văn đưa ra khái niệm công chức, công chức cấp huyện, khái niệm về đào tạo, bồi dưỡng công chức, vai trò của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện; đồng thời nêu quan niệm về thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức cấp huyện là: Thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức là tập hợp các văn bản chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng công chức do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo đúng quy tắc, trình tự và thủ tục do luật định, mang tính quyền lực nhà nước; buộc các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh phải thực hiện, văn bản đó làm phát sinh các hệ quả pháp lý. Đó còn là tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng công chức từ trung ương xuống địa phương.

Ngoài ra, luận văn đã khái quát 7 yếu tố ảnh hưởng tới thể chế đào tạo, bồi dưỡng công chức đó là yếu tố nhận thưc, chính trị, yếu tố xã hội, yếu tố con người, yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán, yếu tố hội nhập quốc tế, năng lực lập pháp, lập quy.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC VÀ THỂ CHẾ ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÔNG CHỨC TẠI HUYỆN PHÚ XUYÊN,

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thể chế đào tạo bồi dưỡng công chức cấp huyện từ thực tiễn huyện phú xuyên, thành phố hà nội (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)