1.3. KINH NGHIệM Về THựC HIệN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIểN NÔNG NGHIệP ở
1.3.4. Kinh nghiệm của Thái Lan
Đây là nƣớc nằm trong khu vực Đông Nam Á có nhiều điều kiện, đặc điểm giống Việt Nam. Là một nƣớc đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, chính sách kinh tế nông nghiệp của Thái Lan cho chúng ta nhiều bài học bổ ích.
- Chính sách ruộng đất đã tạo điều kiện cho nông dân đƣợc quyền sở hữu ruộng đất một cách tƣơng đối, thông qua biện pháp chia đất công, bán rẻ trả dần, khai đất hoang mới. Nông dân Thái Lan có quyền mua bán và luân chuyển ruộng đất theo nhu cầu cuộc sống và sản xuất. Do đó, đất sản xuất đƣợc hình thành giá cả rõ ràng, tạo điều kiện cho ngƣời nông dân sử dụng ruộng đất có hiệu quả và hƣớng đến phát triển nông nghiệp bền vững.
- Chính sách hỗ trợ sản phẩm đầu vào đã tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân phát triển sản xuất. Nông dân Thái Lan không phải trả tiền dịch vụ nƣớc cho sản xuất nông nghiệp, không phải đóng các loại thuế liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp, do đó kích thích đƣợc phát triển kinh tế nông nghiệp.
- Chính sách nghiên cứu triển khai nông nghiệp đã giúp cho nông dân Thái Lan có kiến thức sản xuất và khả năng tiếp cận thị trƣờng nông sản trong và ngoài nƣớc một cách dễ dàng. Nhà nƣớc đã xây dựng các trung tâm phát triển công nghệ và sản phẩm nông nghiệp, các khu chế xuất nông nghiệp, công nghiệp nông thôn và chế biến nông sản tại trang trại, thực hiện giảm thuế đối với các sản phẩm này.
- Chính sách thƣơng mại của Thái Lan nhằm hƣớng vào mục tiêu bảo vệ sản xuất nông nghiệp trong nƣớc. Họ áp dụng mức thuế nhập khẩu cao về các sản phẩm nông nghiệp, nhƣng lại thực thi mức thuế thấp đối với việc nhập khẩu các mặt hàng phục vụ sản xuất nông nghiệp trong nƣớc nhƣ: phân bón, tƣ liệu sản xuất nông nghiệp... Đồng thời, chính phủ hỗ trợ các nhà xuất khẩu nông sản thông qua cơ chế tín dụng trƣớc và sau xuất khẩu, thành lập ngân hàng xuất nhập khẩu...
- Chính sách đầu tƣ của Thái Lan đã tập trung ƣu tiên cho các dự án thủy lợi, xây dựng kết cấu hạ tầng, đƣờng giao thông nông thôn để cải thiện cuộc sống của cƣ dân nông thôn...
Bên cạnh những kết quả phát triển kinh tế nông nghiệp nhờ thực hiện hàng loạt chính sách kinh tế phù hợp, Thái Lan đang gặp phải những khó khăn lớn, nhƣ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, năng suất thấp và chi phí sản xuất nông nghiệp còn cao. Mâu thuẫn giữa mục tiêu thƣơng mại và nhu cầu bảo vệ môi trƣờng ở Thái Lan đang đặt ra, phân hóa giàu
nghèo, khả năng đào tạo nguồn nhân lực chƣa tƣơng xứng với yêu cầu phát triển của đất nƣớc...