1.3. KINH NGHIệM Về THựC HIệN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIểN NÔNG NGHIệP ở
1.3.6. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh
Với điều kiện tự nhiên - xã hội khá thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, đất đai rộng, dân số đông, mức thu nhập cao nên khả năng tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn, các khu công nghiệp - dịch vụ phát triển. Do vậy, nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đƣợc định hƣớng phát triển là nông nghiệp đô thị, phục vụ đô thị theo hƣớng CNH, HĐH. Thành phố xác định đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, giảm dần tỷ trọng trồng trọt, đẩy mạnh chăn nuôi thủy sản và dịch vụ nông nghiệp. Trong những năm qua thành phố đã xây dựng và thực hiện nhiều chính sách kinh tế nông nghiệp, nông thôn nhằm thực hiện thắng lợi những mục tiêu đã đề ra, cụ thể là:
- Chính sách hỗ trợ cho lãi suất ngân hàng cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất thông qua các dự án về di dời, đầu tƣ cải tiến công nghệ của các cơ sở sản xuất cây con giống; mở rộng, xây mới các cơ sở sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; dự án sản xuất có sản phẩm xuất khẩu trên 80%.
- Xây dựng chƣơng trình mục tiêu, đề án phát triển cây trồng vật nuôi, nhƣ chƣơng trình mục tiêu phát triển rau an toàn cho ngƣời tiêu dùng, thành phố đã trợ giá, miễn, giảm thuế đối với sản phẩm rau an toàn; hỗ trợ đầu tƣ công nghệ và trang thiết bị để sản xuất, chế biến, bảo quản và vận chuyển rau; thực hiện hợp đồng bao tiêu sản phẩm rau an toàn đối với các cơ sở sản xuất. Chƣơng trình giống cây trồng, vật nuôi có các chính sách đầu tƣ nghiên cứu chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống; ƣu tiên nguồn vốn tín dụng cho sản xuất thƣơng phẩm của các thành phần kinh tế...
Tuy nhiên, chính sách phát triển nông nghiệp ở Thành phố Hồ Chí
Minh còn nhiều tồn tại hạn chế nhƣ: Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp nông thôn còn chậm, mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, thiếu thông tin và vốn... chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của thành phố và chƣa có đủ nhân tố của sản xuất hàng hóa, giá trị hàng hóa nông sản còn thấp, chƣa có khả năng cạnh tranh... Mặt khác, nông nghiệp vẫn còn mang tính manh mún, quy mô sản xuất nhỏ, phƣơng thức và công cụ sản xuất lạc hậu, kỹ thuật áp dụng không đồng đều dẫn đến năng suất thấp, giá thành cao, chất lƣợng sản phẩm không ổn định. Đòi hỏi thành phố phải tiếp tục có những chính sách thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển mạnh hơn.
Một số bài học kinh nghiệm
Từ những phân tích các kinh nghiệm về xây dựng và thực hiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp nhƣ trên, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm sau:
Một là, Cần đặc biệt quan tâm đến việc hoạch định và thực thi các chính sách phát triển nông nghiệp. Chính sách phát triển nông nghiệp không phải hoạch định một lần là xong mà là một quá trình liên tục. Bởi vì, mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ phát triển trong nông nghiệp lại xuất hiện những vấn đề đặt
ra cần phải giải quyết kịp thời. Do vậy, hoạch định và thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp là một quá trình liên tục diễn ra.
Hai là, việc thực hiện các chính sách phát triển nông nghiệp của tỉnh
cần xuất phát từ điều kiện, hoàn cảnh đặc thù về kinh tế - xã hội của tỉnh cần mình. Nhƣ ở Nhật Bản với mục tiêu ổn định và tự túc nông nghiệp nên áp dụng chính sách bảo trợ giá cao; còn Trung Quốc thì tập trung mạnh nhất vào thực hiện chính sách phát triển khoa học - công nghệ ứng dụng cao trong nông nghiệp. Đối với nƣớc Ixaren thì sản xuất nông nghiệp đã đạt đến trình độ tự động hóa... Thực tế ở các nƣớc và các địa phƣơng cho thấy chính sách phát triển nông nghiệp cần phải có điểm dừng, có liều lƣợng thích hợp để phát huy tính hiệu quả tối ƣu của chính sách, nếu quá giới hạn thì chính sách sẽ hạn chế tác dụng, thậm chí cản trở sự phát triển. Trong xu thế toàn cầu hóa và sức ép cạnh tranh quốc tế ngày càng mạnh mẽ thì chính sách bảo hộ không còn thích hợp. Do vậy, các chính sách cần tập trung vào hỗ trợ thúc đẩy kinh tế nông nghiệp đáp ứng đƣợc các yêu cầu của thị trƣờng.
Bốn là, muốn phát huy hiệu quả của chính sách phát triển nông nghiệp,
cần phải đảm bảo tính đồng bộ, liên thông của hệ thống các chính sách, trong đó thì chính sách đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật +phục vụ nông nghiệp có ý nghĩa quyết định và luôn phải đi trƣớc một bƣớc.
CHƢƠNG 2:
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU