3.2. TÌNH HÌNH THựC THI MộT Số CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIệP VÀ TÁCĐộNG
3.2.2. Chính sách phát triển khoa họccông nghệ ngành nông nghiệp
3.2.2.1. Chính sách phát triển khoa học công nghệ ngành nông nghiệp
Bên cạnh chính sách đất đai, chính sách khoa học công nghệ cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Vì phát triển khoa học, công nghệ ngành nông nghiệp là nền tảng và động lực then chốt để nâng cao năng suất, chất lƣợng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền nông nghiệp, góp phần hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, bảo đảm an ninh lƣơng thực, an sinh xã hội và nâng cao thu nhập cho ngƣời sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp. [25]
Liên quan đến chính sách chuyển giao khoa học công nghệ cho nông nghiệp, Đảng ta chỉ rõ: Đẩy mạnh việc nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ cho sản xuất, coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn; trƣớc hết cần tập trung
vào công nghệ sinh học, chƣơng trình giống cây trồng vật nuôi, công nghệ bảo quản và công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Dành kinh phí đầu tƣ cho công nghệ cao, thiết bị hiện đại, các loại giống tốt. Đầu tƣ hiện đại hóa viện, trƣờng, nâng cao năng lực đào tạo cán bộ khoa học, nghiên cứu và tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa... Nhà nƣớc có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu phát triển khoa học, công nghệ phục vụ nông nghiệp, nông thôn và thực hiện xã hội hóa để mở rộng hệ thống khuyến nông đến cơ sở… [4, tr. 75-76]
Tại Điều 30, Luật Khoa học và Công nghệ quy định: Chính phủ có chính sách ƣu tiên và biện pháp thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học và công nghệ để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn, chú trọng địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân chuyển giao công nghệ, tổ chức ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học và công nghệ trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, cung cấp các dịch vụ khoa học và công nghệ phù hợp với nhu cầu và điều kiện của nông dân.
Nhà nƣớc đã có những định hƣớng về mặt cơ chế cho phát triển khoa học, công nghệ nhƣ: Cơ chế đặt hàng, cơ chế quỹ, cơ chế khoán, cơ chế liên kết và cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó là hệ thống các chính sách hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cho phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có ngành nông nghiệp, đƣợc thể hiện thông qua các chƣơng trình quốc gia về KH&CN đến năm 2020, chƣơng Phát triển sản phẩm quốc gia; Hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ; Đổi mới công nghệ quốc gia; Phát triển công nghệ cao; Nâng cao năng suất và chất lƣợng sản
phẩm hàng hóa của doanh nghiệp; Chƣơng trình KH&CN phục vụ phát triển nông thôn mới; Các Chƣơng trình/đề án Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trƣờng.
Để đảm bảo phát triển Khoa học công nghệ phù hợp với phát triển sản xuất nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Nông thôn đã ban hành Chiến lƣợc phát triển Khoa học công nghệ cho nông nghiệp đến năm 2020 với những nhóm chính sách cụ thể nhƣ:
- Hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ và chuyển giao công nghệ mới, mua công nghệ trong nƣớc hoặc nƣớc ngoài để phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn. [25]
- Các tổ chức, cá nhân chủ trì đề tài, dự án tạo ra các sản phẩm khoa học và công nghệ bằng 100% kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc hoặc một phần kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc đƣợc đăng ký bản quyền tác giả, công bố kết quả theo quy định của pháp luật; đƣợc quyền sử dụng kết quả nghiên cứu để chuyển giao, chuyển nhƣợng, góp vốn vào các cơ sở sản xuất kinh doanh và đƣợc hƣởng quyền lợi theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng và thực hiện chính sách đào tạo, bồi dƣỡng, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, nhất là cán bộ khoa học đầu ngành, tâm huyết, có nhiều đóng góp quan trọng trong nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và phát triển nông thôn.
- Ngân sách nhà nƣớc đầu tƣ thích đáng để phát triển khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, ƣu tiên đầu tƣ nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ, lựa chọn một số tổ chức khoa học và công nghệ trọng điểm để đầu tƣ phát triển thành các trung tâm khoa học đạt trình độ tiên tiến thế giới. Khuyến khích, tạo điều kiện và môi trƣờng để thu hút nguồn đầu
tƣ xã hội, đặc biệt đầu tƣ của doanh nghiệp vào phát triển khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đƣợc hƣởng mức ƣu đãi cao nhất về thuế theo các quy định hiện hành của Nhà nƣớc.
- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân vay vốn trung hạn và dài hạn với lãi suất ƣu đãi theo quy định của pháp luật trong việc nhập nội giống mới, công nghệ và thiết bị mới để chuyển giao cho sản xuất có hiệu quả cao hơn so với sản phẩm cùng loại nghiên cứu, sản xuất trong nƣớc.
- Nhà nƣớc đảm bảo quỹ đất cho tổ chức khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp và phát triển để nghiên cứu, thí nghiệm, thử nghiệm. Các tổ chức và cá nhân đang sử dụng vào mục đích nghiên cứu, thí nghiệm, giữ giống gốc, giống đầu dòng, nhân giống, mô hình trình diễn, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nghiên cứu, chuyển giao đƣợc sử dụng lâu dài, đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi cao nhất tiền thuế sử dụng đất.
- Tạo điều kiện cho các tổ chức khoa học và công nghệ và các nhà khoa học của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tìm kiếm đối tác, hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ của các nƣớc và tổ chức khoa học quốc tế, tạo điều kiện phát triển các tổ chức nghiên cứu và chuyển giao công nghệ có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hoặc hợp tác công - tƣ.
3.2.2.2. Tình hình thực thi chính sách phát triển khoa học công nghệ ngành nông nghiệp ở tỉnh Hà Giang
Trên cơ sở các chính sách của trung ƣơng đã ban hành về phát triển nông nghiệp và khoa học công nghệ cho nông nghiệp, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 01/10/2012 về phát triển sản xuất nông nghiệp theo hƣớng hàng hóa, trong đó xác định: Ƣu tiên
thực hiện các đề tài, dự án ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất các sản phẩm hàng hóa nông nhiệp. Thực hiện phân cấp mạnh nguồn vốn khoa học cho cấp huyện để chủ động triển khai ứng dụng, mở rộng các nghiên cứu đã thành công. Triển khai tổ chức sản xuất theo cánh đồng mẫu và thực hiện các tiêu chuẩn an toàn trong sản xuất hàng hóa. Xây dựng vùng sản xuất chè công nghiệp, chè hữu cơ gắn với xây dựng chỉ dẫn địa lý để sản xuất sản phẩm chè sạch, an toàn theo quy trình VietGap; áp dụng công nghệ chế biến tiến tiến ở những vùng có điều kiện, chế biến truyền thống có chọn lọc với những loại chè đặc sản. Phục tráng và sản xuất, nhân giống các giống đậu tƣơng địa phƣơng, chè Shan tuyết, chè Lũng Phìn, cam sành, quýt, để tạo ra tập đoàn cây giống có chất lƣợng, giảm chi phí trong sản xuất.
Để triển khai nghị quyết, quan điểm của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách để đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào tuyển chọn các giống cây trồng mới, vâ ̣t nuôi mới, thâm canh tăng năng suất ngô, giảm các chi phí đầu vào về phân bón, nƣớc tƣới trong sản xuất, giảm lƣợng giống gieo và giảm thiểu lƣợng thuốc bảo vệ thực vật góp phần bảo vệ môi trƣờng bền vững, nhƣ
"Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp kỹ thuật trong thâm canh ngô tại 3 huyện", Xây dựng đƣợc 03 quy trình bón phân viên nén cho cây ngô tại 3 huyện Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ “Nghiên cứu tuyển chọn và phục
tráng giống quýt chum vỏ vàng của tỉnh Hà Giang”.
Nhằm thực hiện có hiệu quả các đề tài khoa học, tỉnh đã chủ động hỗ trợ kinh phí trực tiếp cho các đề tại thông qua chính sách phát triển khoa học công nghệ nông nghiệp của trung ƣơng và của tỉnh, các đề tài đã đƣợc hƣởng chính sách đó là: Xác định công thức luân canh và cơ cấu cây trồng đối với từng tiểu vùng sinh thái; Ứng dụng các giải pháp tiết kiệm nƣớc và phân bón trong thâm canh lúa; Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật đa chức năng đối kháng
và giữ ẩm trong sản xuất nông nghiệp; Nghiên cứu khảo nghiệm đƣa vào sản xuất một số giống mới nhƣ lê Đài Loan, đào Vân Nam, Cam tề, Cau Nứa, nấm Linh chi. Phục tráng và bảo tồn các giống cây lƣơng thực đặc sản có giá trị kinh tế cao nhƣ: lúa Khẩu Mang, ngô nếp núi đá, lúa Già Dui, nếp Yên Minh, nếp Nàng hƣơng.
Các sản phẩm đặc sản thế mạnh của địa phƣơng đã đƣợc tỉnh hỗ trợ kinh phí chuyển giao ứng dụng khoa ho ̣c và công nghê ̣ thúc đẩy phát triển sản xuất và xây dựng thƣơng hiệu mạnh nhƣ các mô hình sản xuất cam VIETGAP tại các nhóm hộ Bắc Quang , Quang Bình; mô hình sản xuất và cung ƣ́ng giống cam sa ̣ch bê ̣nh ta ̣i Bắc Quang; các sản phẩm mật ong Mèo Vạc ; cam sành Hà Giang đã và đang đƣợc xây dƣ̣ng chỉ dẫn đi ̣a lý ; chè Shan tuyết , đâ ̣u tƣơng Hoàng Su Phì đã đƣợc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận . Tính từ năm 2006 đến hết 2013, trên đi ̣a bà n tỉnh Hà Giang đã có tổng số 107 sản phẩm hàng hóa đƣợc đăng bạ bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Việc thực thi các cơ chế, chính sách ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào các giống gia súc bản địa phục vụ chƣơng trình phát triển chăn nuôi của tỉnh Hà Giang đƣợc quan tâm, tỉnh đã ban hành chính sách đặc thù của địa phƣơng liên quan đến nông nghiệp, trong đó hỗ trợ cải tạo đàn trâu, bò bằng biện pháp thụ tinh nhân tạo với định mức 215.000 đ/con… Một số mô hình, đề tài đã đƣợc triển khai nhƣ xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn hƣớng nạc kết hợp sản xuất thức ăn hỗn hợp tại địa bàn xã Ngọc Đƣờng, thành phố Hà Giang; nghiên cứu ứng dụng một số biện pháp kỹ thuật nhằm bảo tồn và phát triển giống bò vùng cao Hà Giang; các đề tài đã có đóng góp quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trƣởng cơ cấu chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.
Bên cạnh đó thông qua các đề tài đã tiếp nhận và làm chủ đƣợc các công nghệ sản xuất cá giống , tạo ra sản phẩm có chất lƣợng và giá trị kin h tế, chủ đô ̣ng sản xuất nguồn giống cung cấp cho bà con nông dân trong nuôi trồng
thủy sản, nhƣ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất cá giống rô phi đơn tính đực bằng hormone 17α - Methyltestosterone tại tỉnh Hà Giang; xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi cá chép V 1 thƣơng phẩm và chuyển giao công nghệ sản xuất giống cá chày mắt đỏ tại huyện Vị Xuyên , thành phố Hà Giang".
Việc thực thi các chính sách hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ đƣợc đẩy mạnh có trọng tâm, trọng điểm vào sản xuất và đời sống, trong lĩnh vực nông nghiê ̣p, nông thôn đã tạo ra đƣợc nhiều mô hình sản xuất có giá trị kinh tế cao góp phần thay đổi tƣ duy và tập quán canh tác, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất lúa, ngô, nâng cao thu nhập của ngƣời dân.
Tuy nhiên, quá trình thực thi chính sách phát triển khoa học công nghệ
trong nông nghiệp cũng bộc lộ những hạn chế và bất cập nhất định. Việc đƣa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào miền núi, vùng sâu, vùng xa còn chậm; các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển khu vực kinh tế nông nghiệp miền núi còn ít; công tác đào tạo cán bộ kỹ thuật cho miền núi, cho vùng sâu xa còn gặp nhiều khó khăn. Đồng thời, việc chuyển giao khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp của Hà Giang chƣa có hệ thống, chƣa thƣờng xuyên, chƣa xác định trọng tâm vào thúc đẩy các lợi thế phát triển nông nghiệp. Công nghệ sản xuất nông nghiệp ở Hà Giang về cơ bản còn lạc hậu, chƣa đáp ứng yêu cầu phát triển của sản xuất nông nghiệp nhất là trong lĩnh vực công nghệ sinh học tạo giống mới, công nghệ chế biến, công nghệ bảo quản...
Nhƣ vậy, tác động của thực thi chính sách phát triển khoa học, công nghệ đến phát triển nông nghiệp ở Hà Giang đã có tiến bộ nhƣng chƣa thực sự rõ nét và vẫn còn nhiều hạn chế.
3.2.2.3. Tác động của thực thi chính sách phát triển khoa học công nghệ đến phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Giang
- Định hƣớng của tỉnh về các đề tài nghiên cứu ứng dụng, phát triển khoa học công nghệ đã phù hợp với mục tiêu, định hƣớng phát triển của ngành nông nghiệp ở một số khâu nhất định.
- Trong quá trình thực hiện đã có sự phối hợp tốt giữa các sở, ngành của tỉnh với các Viện nghiên cứu, trƣờng Đại học, các cơ quan nghiên cứu thuộc Trung ƣơng, góp phần giải quyết những vấn đề bức xúc của thực tiễn sản xuất nông nghiệp đặt ra.
- Thị trƣờng khoa học công nghệ bƣớc đầu đã đƣợc hình thành mặc dù còn nhỏ, lẻ nhƣng là yếu tố cần thiết tạo điều kiện cho việc thƣơng mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ trong thời gian tiếp theo.
- Đối tƣợng tham gia thực hiện đề tài đƣợc mở rộng không chỉ giới hạn ở các đơn vị nghiên cứu hoặc tổ chức của nhà nƣớc mà mở rộng ra các thành phần kinh tế khác, đã cho thấy chủ trƣơng xã hội hóa và thu hút nhân tài của Đảng và Nhà nƣớc đƣợc thực thi trên thực tế.
* Mặt hạn chế:
- Việc tổng kết hiệu quả triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu, để có đầy đủ cơ sở khoa học cho việc nhận định, đánh giá và rút ra những ƣu, nhƣợc điểm cùng các biện pháp tốt nhất để chuyển giao các kết quả nghiên cứu đến ngƣời nông dân, tăng đƣợc hiệu quả nghiên cứu khoa học đối với thực tiễn sản xuất nông nghiệp của thành phố chƣa đƣợc thực hiện và đánh giá đúng mức.
- Các đề tài nghiên cứu về nông nghiệp và nông thôn tuy nhiều, nhƣng việc chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học thực hiện còn chậm và đôi khi chƣa đúng đối tƣợng cần thụ hƣởng.
- Tỉ trọng các lĩnh vực nghiên cứu chƣa cân đối hợp lý. Các nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế, về thị trƣờng tiêu thụ, bảo quản sau thu hoạch…vẫn còn ít cả về số lƣợng lẫn sự đồng bộ trong nghiên cứu.
* Nguyên nhân:
Một trong những nguyên nhân của hạn chế, yếu kém nói trên là cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động nghiên cứu khoa học có một số điểm cần đƣợc xem xét trong tình hình hiện nay, cụ thể là:
- Chế độ quản lý tài chính đối với hoạt động nghiên cứu khoa học có nhiều điểm tỏ ra không hoàn toàn thích hợp đối với loại hoạt động khoa học