nghiệp Hà Giang trong thời gian tới
4.2.1. Tận dụng tối đa các chính sách của trung ƣơng hỗ trợ cho tỉnh
- Hà Giang có 06 huyện đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Với điều kiện nội lực hạn chế, tỉnh cần tăng cƣờng làm việc với trung ƣơng, đề nghị trung ƣơng tăng mức vốn hỗ trợ thực hiện Nghị quyết 30a hàng năm cho các huyện nghèo gồm: Tăng vốn đầu tƣ các công trình thủy lợi, tăng mức hỗ trợ phát triển sản xuất cho nông dân; tăng kinh phí để tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ sản xuất; tăng kinh phí để mua công cụ, máy móc phát triển sản xuất cho nông dân các huyện nghèo...
- Đẩy mạnh thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng cho nông dân theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP, ngày 14/10/2010 của Chính phủ về tín dụng nông thôn.
- Tuyên truyền, quan tâm thực hiện tốt Nghị định 210/2013/NĐ - CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các nghị quyết, quyết định của Chính phủ về các chính sách chung, chính sách riêng cho phát triển nông nghiệp.
4.2.2. Thực hiện đồng bộ các chính sách phát triển nông nghiệp
- Tỉnh cần có quan điểm: Thực thi chính sách phát triển nông nghiệp; việc đầu tƣ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn là trách nhiệm của tất cả các ngành, từ các cơ quan đảng đến cơ quan kinh tế, xã hội.
- Cần có định hƣớng xây dựng mô hình phát triển nông nghiệp hợp lý cho từng địa phƣơng trong tỉnh.
- Quan tâm đến việc hoạch định các chính sách phát triển nông nghiệp, trong đó trọng tâm là hoạch định các chính sách về kinh tế cho phát triển nông
nghiệp gồm: Chính sách về đất đai trong nông nghiệp; chính sách đầu tƣ, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông nghiệp; chính sách hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ thị trƣờng tiêu thụ nông sản; chính sách vốn đầy tƣ cho nông nghiệp; chính sách về chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp…
- Thƣờng xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực thi tất cả các chính sách phát triển nông nghiệp để điều chỉnh, bổ sung kịp thời.