CÁC NHÂN Tố MớI ảNH HƢởNG ĐếN PHÁT TRIểN NÔNG NGHIệP CủA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách phát triển nông nghiệp ở tỉnh bắc giang (Trang 91 - 93)

4.1. Các nhân tố mới ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp của tỉnh Hà Giang Hà Giang

4.1.1. Nhân tố quốc tế

- Sự điều chỉnh chính sách nhập khẩu nông sản qua các cửa khẩu tại tỉnh Hà Giang của chính phủ Trung Quốc.

- Thời hạn gia nhập khu vực mậu dịch Asean, các cam kết và lộ trình thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.

Những nhân tố quốc tế sẽ tác động mạnh mẽ đến sản xuất và tiêu thụ nông sản, làm cho quan hệ cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn bao giờ hết. Điều đó làm cho việc hoàn thiện và và đẩy mạnh thực thi chính sách nông nghiệp ở Hà Giang trở nên cấp bách.

4.1.2. Nhân tố trong nƣớc

- Trung ƣơng chỉ đạo quyết liệt tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu nông nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sang các thị trƣờng khó tính, hạn chế sự phụ thuộc vào nông sản từ Trung Quốc.

- Chính phủ đã ban hành Nghị định 210/NĐ-CP về khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp, đây là một trong những chính sách hỗ trợ bằng tiền để thu hút doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp và phát triển nông nghiệp theo hƣớng hiện đại.

- Cùng với quy mô các khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng đƣợc mở rộng, diện tích đất dành cho nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, lợi nhuận thu đƣợc từ nông nghiệp thấp nên tình trạng nông dân vùng đồng bằng bỏ

ruộng đồng, bỏ chăn nuôi có chiều hƣớng gia tăng, đòi hỏi phải có những chính sách mới của nhà nƣớc để sản xuất nông nghiệp hiện đại, mang lại lợi nhuận cao hơn cho nông dân từ nông nghiệp.

4.1.3. Nhân tố trong tỉnh

Định hƣớng các mục tiêu phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Giang theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020:

- Phát triển nông nghiệp hàng hóa đa dạng với cơ cấu hợp lý.

- Thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thông qua việc tăng cƣờng ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ sinh học, công nghệ sạch để tạo ra và nhân nhanh các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lƣợng và giá trị kinh tế cao.

- Chuyển nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn hƣớng đến xóa bỏ thuần nông, tạo thêm nhiều việc làm để thu hút lao động nông nghiệp, thay đổi một bƣớc cơ cấu lao động trong nông nghiệp.

- Phát triển nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trƣờng sinh thái, xây dựng nông thôn hiện đại theo hƣớng văn hóa sinh thái nhằm hƣớng tới xây dựng một nền nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghiệp hóa đem lại năng suất chất lƣợng cao vừa bảo vệ đƣợc môi trƣờng tự nhiên.

- Đẩy mạnh việc hình thành và phát triển các loại hình sản xuất hàng hóa tập trung.

- Tổ chức các trung tâm sản xuất - kinh doanh - dịch vụ tại các huyện hoặc liên xã tạo ra động lực kinh tế liên huyện, liên xã.

- Xây dựng và thực hiện chiến lƣợc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho sản xuất nông nghiệp trong tỉnh, tạo ra nguồn nhân lực nông thôn có đủ khả năng làm nông nghiệp với hiệu quả sản xuất và chất lƣợng sản phẩm cao; từng bƣớc chuyển lao động sang hoạt động phi nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách phát triển nông nghiệp ở tỉnh bắc giang (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)