Chính sách liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách phát triển nông nghiệp ở tỉnh bắc giang (Trang 82 - 87)

3.2. TÌNH HÌNH THựC THI MộT Số CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIệP VÀ TÁCĐộNG

3.2.4. Chính sách liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ nông

3.2.3.1. Chính sách liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản

Bên cạnh Chính sách hỗ trợ vốn đầu tƣ cho nông nghiệp, chính sách liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản đóng vai trò rất quan trọng, nhất là trong giai đoạn kinh tế đất nƣớc đang chuyển mình mạnh mẽ theo cơ chế thị trƣờng. Từ năm 2002, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định 80/2002/QĐ-TTg về khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng (Quyết định 80). Tiếp theo đó là các chính sách bổ trợ, thúc đẩy việc thực hiện nhƣ: Chỉ thị số 25/2008/CT-TTg, ngày 25-8-2008 về việc tăng cƣờng chỉ đạo tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng; Quyết định số 62/2013QĐ-TTg ngày 25/10/2013 về khuyến khích phát triển hợp tác liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn; Nghị định

số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về khuyến khích doanh nghiệp đầu tƣ vào nông nghiệp, nông thôn; Chỉ thị 1965/CT-BNN-TT năm 2013 về việc đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình cánh đồng mẫu lớn.

Nội dung cơ bản của chính sách liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thể hiện ở một số điểm nhƣ sau:

- Chính sách ƣu đãi, hỗ trợ đối với doanh nghiệp: Miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của nhà nƣớc; hỗ trợ tiền thuê đất của cá nhân, hộ gia đình; miễn giảm tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích; hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, phát triển thị trƣờng và ứng dụng khoa học công nghệ; hỗ trợ xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc bằng tiền; hỗ trợ trồng đƣợc liệu bằng tiền; hỗ trợ đầu tƣ cơ sở sơ chế, bảo quản, chế biến nông lâm sản. Ƣu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nông sản hoặc chƣơng trình tạm trữ nông sản của Chính phủ.

- Chính sách ƣu đãi, hỗ trợ đối với tổ chức đại diện của nông dân: Đƣợc miễn tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất khi đƣợc nhà nƣớc giao đất hoặc cho thuê để thực hiện xây dựng cơ sở sấy, chế biến, kho chứa phục vụ cho dự án cánh đồng lớn. Ƣu tiên tham gia thực hiện các hợp đồng xuất khẩu nông sản hoặc chƣơng trình tạm trữ nông sản của Chính phủ. Hỗ trợ tối đa 30% trong năm đầu và 20% năm thứ 2 chi phí thực tế về thuốc bảo vệ thực vật, công lao động, thuê máy để thực hiện dịch vụ bảo vệ thực vật chung cho các thành viên. Hỗ trợ một lần tối đa 50% kinh phí tổ chức tập huấn cho cán bộ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về quản lý, hợp đồng kinh tế, kỹ thuật sản xuất; bao gồm chi phí về ăn, ở, mua tài liệu, học phí theo mức quy định của cơ sở đào tạo. Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí tổ chức tập huấn và hƣớng dẫn kỹ thuật cho nông dân sản xuất nông sản theo hợp đồng; bao gồm chi phí về tài liệu, ăn, ở, đi lại, thuê hội trƣờng, thù lao giảng viên, tham quan.

- Chính sách ƣu đãi, hỗ trợ đối với nông dân: Đƣợc tập huấn và hƣớng dẫn kỹ thuật về sản xuất và thông tin thị trƣờng miễn phí liên quan đến loại sản phẩm tham gia cánh đồng lớn. Đƣợc hỗ trợ một lần tối đa 30% chi phí mua giống cây trồng có phẩm cấp chất lƣợng từ giống xác nhận trả lên để gieo trồng vụ đầu tiên trong dự án cánh đồng lớn. Đƣợc hỗ trợ 100% kinh phí lƣu kho tại doanh nghiệp, thời hạn tối đa là 3 tháng trong trƣờng hợp Chính phủ thực hiện chủ trƣơng tạm trữ nông sản.

3.2.3.2. Tình hình thực thi chính sách liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản ở tỉnh Hà Giang

Tỉnh Hà Giang đã chủ động triển khai, quy hoạch các vùng nguyên liệu, vùng trồng các loại đặc sản của địa phƣơng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nghiên cứu, ký hợp động sản xuất, tiêu thụ. Trong quá trình thực hiện có sự vào cuộc quyết liệt, thƣờng xuyên của cấp ủy, chính quyền trong tỉnh. Vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp chủ động triển khai các hình thức đầu tƣ trong tỉnh nhƣ: Thu mua gắn với đầu tƣ hoặc ứng trƣớc vốn, vật tƣ, giống; Thu mua nông sản không gắn với đầu tƣ; Thuê đất của nông dân có thời hạn để trực tiếp đầu tƣ…

Một số các chƣơng trình hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm bƣớc đầu mang lại hiệu quả với các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, có sự tham gia liên kết của 4 nhà (nhà nƣớc, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp) nhƣ: Công ty Cổ phần thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao liên kết với ngƣời dân trồng cây cải xalat, chanh leo (60 ha), cây gấc (trên 125 ha); Công ty Bình Minh 3 thực hiện chƣơng trình phát triển cây dƣợc liệu trên cở sở thuê đất của nông dân và thuê nông dân vào làm công nhân trong công ty; Công ty Cổ phần dƣợc Y tế và Thƣơng mại Bảo Châu xây dựng nhà máy sản xuất nƣớc giải khát từ vùng nguyên liệu hoa quả Hà giang; Công ty cổ phần

phát triển Xín Mần thu mua lúa, ngô, nông sản của nông dân trên cơ sở liên kết vốn để thu mua và liên kết để bán với các doanh nghiệp có uy tín; Hợp tác xã nông nghiệp Hoàng Su Phì đầu tƣ nhà máy chế biến và thu mua sản phẩm đậu tƣơng, củ cải…

Bên cạnh việc áp dụng chính sách cho doanh nghiệp, tỉnh Hà Giang cũng đã có chủ trƣơng thành lập các hợp tác xã nông nghiệp kiểu mới nhằm liên kết sản xuất, thu mua sản phẩm cho ngƣời dân, thực hiện các hoạt động dịch vụ nông nghiệp tại nông thôn; cùng với đó là hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia các hội chợ thƣơng mại, tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tƣ... để quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp đặc thù của địa phƣơng, một số mô hình liên kết đã đạt đƣợc thành công nhƣ: Mô hình HTX chế biến rƣợu ngô men lá truyền thống tại xã Thanh Vân, huyện Quản Bạ với sản phẩm rƣợu đạt tiêu chuẩn do HABECO hỗ trợ đầu tƣ, chuyển giao công nghệ; mô hình HTX chế biến chè Phìn Hồ xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì với Thƣơng hiệu Phìn Hò trà đạt giải thƣởng Sao vàng đất việt và lọt vào TOP 100 sản phẩm cạnh tranh trong nƣớc; mô hình HTX trồng và thu mua rau hoa trái vụ tại xã Quyết Tiến Quản Bạ; các mô hình HTX phát triển làng nghề gắn với du lịch tại 4 huyện vùng Cao nguyên đá; mô hình HTX trồng và sơ chế cây dƣợc liệu làm vệ tinh liên kết và cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến dƣợc liệu đang đƣợc xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Giang...

Tuy nhiên, việc liên kết phát triển sản xuất mới triển khai bƣớc đầu,

chƣa đƣợc triển khai mạnh mẽ; hình thức liên kết sản xuất chủ yếu với các gia trại, trang trại; liên kết, hỗ trợ phát triển các hợp tác xã, kinh tế hộ còn gặp nhiều khó khăn. Một số liên kết giữa doanh nghiệp và hộ còn lỏng lẻo, thiếu cơ chế dàng buộc, nguy cơ bị phá vỡ hợp đồng ở mức cao.

Một số chính sách rất mạnh của nhà nƣớc về hỗ trợ doanh nghiệp đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp chƣa phát huy đƣợc hiệu quả; đồng thời một số

doanh nghiệp đã đầu tƣ vào sản xuất nông nghiệp nhƣng lại gặp nhiều khó khăn về thủ tục giải ngân nguồn vốn chính sách đã ban hành.

Trong quá trình thực thi chính sách, tỉnh Hà Giang mới tập trung chủ yếu vào một số cây trồng chính, chƣa tạo ra sự đa dạng trong sản phẩm nông nghiệp trên thị trƣờng, ngƣời dân chủ yếu vẫn tự “mò mẫm” tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, các địa phƣơng chƣa thực sự vào cuộc quyết liệt, nên mặc dù đƣợc chuyển giao, hƣớng dẫn khoa học kỹ thuật nhƣng việc áp dụng không hiệu quả.

3.2.3.3. Tác động của việc thực thi chính sách liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản đến phát triển nông nghiệp Hà Giang

* Mặt đƣợc:

- Sản xuất nông nghiệp dần xuất hiện yếu tố bền vững hơn; dần xuất hiện các vùng chuyên canh sản xuất với quy mô khác nhau.

- Giá cả sản phẩm nông nghiệp tăng hơn khi có sự liên kết, áp dụng quy trình sản xuất hiện đại và kỹ thuật thƣơng mại.

- Tâm lý của ngƣời nông dân yên tâm hơn khi chỉ phải mua giống với giá cả thấp hơn mà không phải thanh toán tiền giống ngay cho doanh nghiệp, đƣợc doanh nghiệp cam kết tiêu thụ toàn bộ sản phẩm sản xuất ra với giá cả do doanh nghiệp thƣơng lƣợng và có sự chứng kiến của chính quyền địa phƣơng. Thu nhập của ngƣời nông dân dần có yếu tố bền vững hơn.

* Hạn chế:

- Tác động của việc thực thi các chính sách liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mới dừng ở phạm vi nhỏ, quy mô của mô hình liên kết, chƣa trở thành chƣơng trình toàn diện trong sản xuất nông nghiệp.

- Chƣa kích thích đƣợc doanh nghiệp trong tỉnh chuyển hƣớng đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp.

* Nguyên nhân:

- Quá trình thực thi chính sách gặp nhiều khó khăn do tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; thiếu vốn; tập quán canh tác lạc hậu; trình độ học vấn thấp; thiếu kinh nghiệm sản xuất, đặc biệt là năng lực quản lý kinh tế hộ, kinh tế tập thể của nông dân, các tổ, nhóm.

- Lĩnh vực nông nghiệp có lợi nhuận thấp, độ rủi ro cao nên ít doanh nghiệp đầu tƣ, hoạt động trong lĩnh vực này.

- Các chính sách đã ban hành nhìn chung là nặng thúc đẩy phát triển sản xuất hơn là tiếp cận thị trƣờng; thiếu đánh giá, phản hồi dẫn đến tình trạng chồng chéo và chậm cải tiến; một số chính sách chỉ phù hợp cho một số vùng có điều kiện nhất định.

- Công tác tuyên truyền các chính sách của nhà nƣớc về liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đến nông dân còn hạn chế, nhiều nơi chƣa đƣợc quan tâm, phó thác công tác này cho doanh nghiệp đầu tƣ và thu mua.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách phát triển nông nghiệp ở tỉnh bắc giang (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)