ĐặC ĐIểM Tự NHIÊN, KINH Tế-XÃ HộI ảNH HƢởNG ĐếN PHÁT TRIểN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách phát triển nông nghiệp ở tỉnh bắc giang (Trang 50 - 54)

nông nghiệp Hà Giang

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội

- Về vị trí địa lý: Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lƣợc đặc biệt quan trọng. Phía bắc và tây có đƣờng biên giới giáp với nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 277,556 km; phía đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía tây và tây nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 7.914,89 km2, gồm có 01 thành phố, 10 huyện và 195 xã, phƣờng, thị trấn.

- Về địa hình: Địa bàn tỉnh Hà Giang là một quần thể núi non hùng vĩ có độ cao từ 800m đến 2.500m so với mực nƣớc biển, địa hình hiểm trở, độ chia cắt mạnh, điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt, thƣờng xuyên bị sạt lở, giao thông đi lại hết sức khó khăn.. Về cơ bản, có thể phân thành 3 vùng sau:

+ Vùng cao phía bắc còn gọi là cao nguyên Đồng Văn, gồm các huyện Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc với 90% diện tích là núi đá vôi, đặc trƣng cho địa hình karst; ở đây có những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, nhiều vách núi dựng đứng. Ngày 03/10/2010 cao nguyên đá Đồng văn đã gia nhập mạng lƣới Công viên địa chất toàn cầu với tên gọi: Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.

+ Vùng cao phía tây gồm các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần là một phần của cao nguyên Bắc Hà, thƣờng đƣợc gọi là vòm nâng sông Chảy, có độ

cao từ 1.000m đến trên 2.000m. Địa hình nơi đây phổ biến dạng vòm hoặc nửa vòm, quả lê, yên ngựa xen kẽ các dạng địa hình dốc, đôi khi sắc nhọn hoặc lởm chởm dốc đứng, bị phân cắt mạnh, nhiều nếp gấp.

+ Vùng núi thấp bao gồm địa bàn các huyện, thành phố còn lại, kéo dài từ Bắc Mê, thành phố Hà Giang, qua Vị Xuyên đến Bắc Quang. Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tƣơng đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối.

- Về khí hậu: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là miền núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhƣng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc . . . Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21,60C - 23,90C. Toàn tỉnh đạt bình quân lƣợng mƣa hàng năm khoảng 2.300 - 2.400 mm, riêng Bắc Quang hơn 4.000 mm, là một trong số trung tâm có lƣợng mƣa lớn nhất nƣớc ta. Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm trong năm cao, bình quân đạt 85%, mƣa nhiều và kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hƣởng đến sản xuất và đời sống.

- Về đất đai : Trong 791.488,92 ha diện tích đất tự nhiên, đất nông nghiệp có 701.959,76 ha, chiếm 88,69% diện tích tự nhiên, đất phi nông nghiệp có 26.995,31 ha, chiếm 3,41%, đất chƣa sử dụng có 62.533,85 ha, chiếm 7,9%. Toàn tỉnh có 9 nhóm đất chính, chủ yếu là nhóm đất xám rất thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp, cây dƣợc liệu và cây ăn quả.

- Đặc điểm kinh tế: Mặc dù kinh tế của tỉnh đã có sự tăng trƣởng năm sau cao hơn năm trƣớc, tuy nhiên về cơ bản Hà Giang vẫn là tỉnh nghèo, năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị quyết 30a và xếp 6/10 huyện của Hà Giang nằm trong 62 huyện nghèo nhất của cả nƣớc. Theo số liệu của Cục thống kê Hà Giang năm 2013, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh theo giá hiện hành đạt 11.396.858 triệu đồng, theo giá so sánh 2010 đạt 8.706.497 triệu đồng, tƣơng

đƣơng với tốc độ tăng 8,02% so với năm trƣớc; thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 14,63 triệu đồng/năm, bình quân lƣơng thực đầu ngƣời đạt 493 kg /năm; cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục có sự chuyển dịch đúng hƣớng, cơ cấu nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ của tỉnh là 37,78% - 25,95 % - 36,27% ; tổng vốn đầu tƣ phát triển trên địa bàn tỉnh năm 2013 đƣợc 4.973,6 tỷ đồng, nhìn chung đạt thấp so với nhu cầu phát triển; tổng mức bàn lẻ hàng hóa và dịch vụ thị trƣờng đạt mức 4.961,57 tỷ đồng; tổng giá trị hàng hóa xuất - nhập khẩu qua các cửa khẩu đạt 64,9 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 29,65 triệu USD. [38].

Hà Giang là tỉnh có tài nguyên đa dạng nhƣng chƣa đƣợc khai thác có hiệu quả. Hà Giang có điều kiện phát triển công nghiệp khai khoáng, đặc biệt là angtimol và cao lanh, phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Hà Giang có điều kiện khí hậu tốt và nhiều cảnh đẹp, suối nƣớc nóng,… để phát triển du lịch. Đây là ngành then chốt trong phát triển kinh tế của tỉnh nhƣng trong những năm vừa qua chƣa thực sự giữ vị trí quan trọng.

- Đặc điểm xã hội : Dân số toàn tỉnh tính đến hết năm 2013 có 778.958 ngƣời, trong đó dân số ở khu vực nông thôn chiếm đến 85%. Hà Giang là một trong những tỉnh có đông nhóm đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với khoảng trên 22 nhóm, trong đó đông nhất là dân tộc Mông chiếm 31,8%, Tày chiếm 23,2%, Dao chiếm 15,1%, kinh chiếm 12 %, còn lại là các dân tộc khác. Trong những năm qua, công tác an sinh xã hội của tỉnh Hà Giang là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm đặc biệt, do đó đã có nhiều chuyển biến tích cực, tính đến hết năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 26,9%; tỷ lệ huy động trẻ từ 6 - 14 tuổi đến trƣờng đạt 98,13%; 100% các xã, phƣờng, thị trấn đạt phổ cập giáo dục tiểu học, 194/195 xã đạt phổ cập giáo dục trung học cơ sở; 28/195 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi

bị suy dinh dƣỡng còn 21,26%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm xuống còn 1,76%. Cơ cấu lao động trong độ tuổi của tỉnh có 497.334 ngƣời (chiếm

63,8%), trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn chiếm 86,02% và

làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp chiếm 83,07%. [38]

Nhìn chung Hà Giang là tỉnh có lực lƣợng lao động tƣơng đối dồi dào, nhƣng đời sống của các dân tộc còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là thiếu việc làm, thiếu đất ở, đất sản xuất và nƣớc sinh hoạt. Trình độ dân trí ở các khu vực vùng cao còn thấp, tỷ lệ tái mù chữ và không biết tiếng phổ thông chiếm tỷ lệ không nhỏ; phân bố dân cƣ không đồng đều, phần lớn sống phân tán, rải rác nhỏ lẻ. Đây là vấn đề lớn cần nhận đƣợc sự quan tâm của Trung ƣơng, sự giúp đỡ của các tỉnh, thành phố khác trong cả nƣớc, nhƣng trƣớc tiên cần phải có những chính sách kịp thời, phù hợp của chính quyền tỉnh Hà Giang.

3.1.2. Vai trò của nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Giang trong giai đoạn hiện nay Hà Giang trong giai đoạn hiện nay

Với đặc điểm là một tỉnh nông nghiệp, do vậy vị trí và vai trò của nông nghiệp đối với nền kinh tế ở Hà Giang là rất quan trọng. Số liệu của Cục Thống kê Hà Giang cho biết, tính đến năm 2013 ngành nông nghiệp chiếm 37,78% trong cơ cấu kinh tế của Hà Giang; với 85% dân số ở địa bàn nông nghiệp, nông thôn; 86,07% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, do vậy khu vực này là nơi cung cấp nguồn lao động dồi dào cho các ngành công nghiệp, dịch vụ; đồng thời, là thị trƣờng rộng lớn tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của các ngành khác.

Bƣớc đầu Hà Giang đã xây dựng mô hình chăn nuôi theo hƣớng trang trại kinh doanh có hiệu quả, huy động khai thác tiềm năng lao động, vốn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động nông nghiệp, nông thôn. Sự phát triển của nông nghiệp Hà Giang đang có vai trò to lớn đến nâng

cao đời sống của nhân dân trong tỉnh. Việc phát triển cây công nghiệp theo quy hoạch vùng đã góp phần quan trọng trong khai thác tiềm năng về đất đai, lao động ở vùng miền núi, tăng thu nhập cho nông dân, tạo ra bƣớc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, thúc đẩy sự liên kết hợp tác giữa nông nghiệp với công nghiệp, gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến và tiêu thụ.

Tuy nhiên, nông nghiệp của Hà Giang đang đứng trƣớc hàng loạt vấn đề cần phải tiếp tục giải quyết nhƣ: Năng suất lao động thấp, chất lƣợng sản phẩm chƣa cao, chƣa thực sự phát triển theo hƣớng hàng hóa. Nông nghiệp cũng là khu vực mà dân số đông, tỷ lệ thiếu việc làm lớn, trình độ lao động thấp... đang tạo nên những sức ép, đây là những vấn đề mà Đảng bộ và chính quyền tỉnh cần quan tâm giải quyết trong đó có chính sách nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách phát triển nông nghiệp ở tỉnh bắc giang (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)