Giải pháp hoàn thiện thực thichính sách về đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách phát triển nông nghiệp ở tỉnh bắc giang (Trang 94 - 105)

4.3. KIếN NGHị CÁC GIảI PHÁP HOÀN THIệN THựC THICHÍNH SÁCH NÔNG

4.3.1. Giải pháp hoàn thiện thực thichính sách về đất nông nghiệp

- Tiếp tục đẩy mạnh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông, lâm nghiệp, coi đây là yêu cầu quyết định đến việc điều hành chính sách đất đai của tỉnh. Thƣờng xuyên rà soát quy hoạch, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch các loại đất trên địa bàn.

- Để bảo đảm đất sản xuất cho lao động nông nghiệp chƣa có đất hoặc có nhu cầu sử dụng nhiều đất hơn, tỉnh cần quan tâm nhiều hơn đến việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy quá trình tự thỏa thuận điều chỉnh với những hộ và cá nhân không có nhu cầu này cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Song song với quá trình này, tỉnh cần có chính sách, kế hoạch với lộ trình rõ ràng để phân bố lao động hợp lý giữa các khu vực, kết hợp chặt chẽ với phát triển ngành nghề trong nông thôn.

- Với những định hƣớng đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội nhƣ: Đầu tƣ xây dựng Khu công nghiệp Bình Vàng, Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, Khu vực quy hoạch các trƣờng chuyên nghiệp của tỉnh; Khu đô thị mới Phong Quang, Ngọc Hà… cần đặc biệt chú trọng đến bảo đảm lợi ích của ngƣời dân khi bị thu hồi đất để phát triển công nghiệp và đô thị hóa. Nên lựa chọn phƣơng án hạn chế tối đa việc thu hồi đất, giải tỏa mặt bằng, cũng nhƣ số

lƣợng ngƣời bị ảnh hƣởng bởi việc thu hồi đất để thực hiện dự án đầu tƣ, nhất là nông dân. Cần tính toán đầy đủ lợi ích của Nhà nƣớc, tập thể và cá nhân, bảo đảm cho những ngƣời bị thu hồi đất có thể khôi phục lại hoặc cải thiện mức sống so với trƣớc khi bị thu hồi đất, bảo đảm không có sự phân biệt về đối tƣợng, mức bồi thƣờng trong cùng điều kiện. Sau thu hồi đất, cần chú trọng đến hoạt động đào tạo giúp ngƣời nông dân chuyển đổi ngành nghề hoặc ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để nâng cao sản lƣợng và chất lƣợng nông sản trong điều kiện diện tích giảm.

- Việc chuyển dịch đất đai phải tuân thủ nghiêm ngặt quy hoạch, mà cơ bản nhất là quy hoạch đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. Nên hạn chế biến đất trồng trọt thành đất phi nông nghiệp hay đất khu đô thị.

- Tỉnh nên nghiên cứu ban hành chính sách bảo vệ đất nông nghiệp bằng cách thực hiện chính sách quy hoạch và chuyển dịch đất đai hợp lý. Diện tích đất trồng lúa đƣợc tính toán trong phạm vi bảo đảm an ninh lƣơng thực. Khi quyết định thực hiện một dự án chuyển dịch đất đai từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, cần đƣợc quy hoạch chi tiết với một quy hoạch đất đầy đủ về hạ tầng, khu dân cƣ, khu công cộng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh…

- Với điều kiện địa hình phức tạp, đất sản xuất của nhân dân bị chia cắt nhƣ tỉnh Hà giang, tỉnh cần nghiên cứu có chính sách đặc thù khuyến khích việc chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp, khuyến khích việc “dồn điền, đổi

thửa” để khắc phục tình trạng manh mún trong sản xuất nông nghiệp; có

chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tƣ cải tạo, khai hoang mở rộng diện tích đất nông nghiệp theo quy hoạch.

- Tỉnh cần kiến nghị với Bộ Công thƣơng và các bộ, ngành liên quan sớm hoàn thành tái cơ cấu các doanh nghiệp về lâm trƣờng, chuyển các công ty lâm trƣờng về địa phƣơng quản lý để tái cơ cấu hoạt động theo định hƣớng

phát triển của tỉnh, không gây lãnh phí tài nguyên đất, thất thoát nguồn thu thuế từ các lâm trƣờng nhƣ hiện nay.

- Tiếp tục nâng cao chất lƣợng của cán bộ thực thi nhiệm vụ về đất đai, cần có những quy định, chế tài mạnh hơn trong quản lý đất đai, cần tăng cƣờng và củng cố bộ máy quản lý đất đai các cấp, nhất là cấp cơ sở xã phƣờng, thị trấn đủ về số lƣợng và đảm đƣơng đƣợc nhiệm vụ tham mƣu cho UBND các cấp trong lĩnh vực thực hiện chính sách đất đai.

4.3.2. Hoàn thiện thực thi Chính sách phát triển khoa học công nghệ ngành nông nghiệp

- Tỉnh tiếp tục thực hiện chính sách thu hút theo Nghị quyết HĐND đã ban hành để thu hút các nhà khoa học nông nghiệp đến làm việc; đồng thời đầu tƣ kinh phí đủ mạnh để nâng cấp các trung tâm giống hiện nay về trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu, ứng công nghệ sinh học, công nghệ Gen vào sản xuất nông nghiệp; có cơ chế phối hợp giữa trung tâm giống của tỉnh (do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý) với trung tâm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao (do sở Khoa học Công nghệ quản lý) để tránh chồng chéo về nhiệm vụ.

- Cần đẩy mạnh việc đầu tƣ cho nghiên cứu đồng thời với chính sách đi tắt, đón đầu kỹ thuât, công nghệ sản xuất nông nghiệp.

- Đối với định hƣớng phát triển các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh trong nông nghiệp nhƣ Dƣợc liệu, Mật ong bạc hà, Bò vàng cao nguyên đá… Tỉnh cần nghiên cứu cụ thể cơ chế đặt hàng nhà khoa học nghiên cứu nâng cao năng xuất, chất lƣợng - đặt hàng doanh nghiệp đầu tƣ phát triển sản xuất hiện đại và thị trƣờng tiêu thụ.

- Trong quá trình duyệt các đề tài, dự án về ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp nhất thiết phải có sự tham gia của doanh nghiệp và nông dân, để đảm bảo tính khả thi.

- Tăng cƣờng đào tạo, cập nhật kiến thức thƣờng xuyên cho cán bộ trong ngành nông nghiệp về ứng dụng khoa học kỹ thuật, nhất là đội ngũ khuyến nông viên cơ sở.

- Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của các tỉnh về thành lập Trung tâm dịch vụ khoa học công nghệ để đẩy mạnh hoạt động, sớm hình thành thị trƣờng hoa học công nghệ trong tỉnh theo đúng nghĩa.

4.3.3. Hoàn thiện thực thi chính sách huy động vốn đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp tỉnh Hà Giang

- Chính sách đầu tƣ vốn và tín dụng cho phát triển kinh tế nông nghiệp của Hà Giang cần phải đƣợc đặt trong mối tƣơng quan với yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn.

- Cần phải hƣớng mạnh vào giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa yêu cầu tăng nhanh sản lƣợng lƣơng thực, thực phẩm vừa tạo ra những điều kiện vật chất cơ bản để đa dạng hóa cây trồng vật nuôi và mở mang công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn.

- Công khai hóa các bƣớc tiếp nhận, xử lý thủ tục đầu tƣ các cấp, công khai hóa nguồn vốn đầu tƣ và kế hoạch đầu tƣ, phân cấp quyết định vốn đầu tƣ cho huyện, sở ngành, tránh tình trạng "xin - cho" trong đầu tƣ.

- Xác định mức đầu tƣ và khả năng nguồn vốn đầu tƣ cho kinh tế nông nghiệp của tỉnh. Kiến nghị tỉnh nghiên cứu cụ thể, đề nghị Trung ƣơng cho cơ chế đặc thù đối với tín dụng tỉnh Hà Giang nhƣ: UBND tỉnh đƣợc vay của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn một khoảng tiền nhất định có thời hạn với lãi suất 0% để tỉnh sử dụng làm vốn đầu tƣ hạ tầng nông nghiệp,

đầu tƣ có thu hồi trong sản xuất để nâng cao trách nhiệm của nông dân… Với tỉnh nông nghiệp nghèo, khó khăn nhƣ Hà Giang, theo tôi giải pháp này sẽ là một đòn bẩy lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và hoàn toàn khả thi trong thẩm quyền của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc.

- Tỉnh xem xét đề xuất Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có gói bảo hiểm ƣu đãi cho các doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn.

- Tăng mức cho vay, thời hạn cho vay, giảm lãi suất cho vay, xử lý rủi ro phù hợp với quy luật sinh trƣởng của cây trồng, vật nuôi. Xác định cụ thể cơ chế đầu tƣ theo ba hình thức: vốn ngân sách, vốn tín dụng, vốn qua hệ thống chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nhƣ thuế, trợ giá, khuyến nông...

- Tỉnh cần ƣu tiên giải quyết cho các doanh nghiệp đã đầu tƣ vào lĩnh vực nông nghiệp đƣợc hƣởng chính sách ƣu đãi từ Nghị định 210/NĐ-CP của Chính phủ và các chính sách hỗ trợ khác đề doanh nghiệp có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất.

- Đối với vốn đầu tƣ cho phát triển nông nghiệp từ ngân sách nên thực hiện theo hƣớng: Tỉnh cần khuyến khích các địa phƣơng lập dự án tạo vốn từ quỹ đất; khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tƣ, nhà nƣớc tạo điều kiện về đất đai, thủ tục cấp giấy phép, cho vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp… Đẩy mạnh thực hiện đề án Đầu tƣ cho nông dân có thu hồi để tái đầu tƣ.

4.3.4. Hoàn thiện thực thi chính sách liên kết sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản tỉnh Hà Giang

- Đề nghị tỉnh sớm hoàn thành việc phê duyết quy hoạch phát triển nông nghiệp tỉnh đến năm 2020, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã

hội và các quy hoạch khác của tỉnh đến năm 2020. Trong quy hoạch, tỉnh cần tạo điều kiện để nông dân, các HTX và tổ hợp tác cùng tham gia xây dựng, đóng góp ý kiến và thực hiện

- Tỉnh cần tập trung phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn mà trƣớc hết là hệ thống giao thông, thủy lợi, lƣới điện; phát triển nâng cao chất lƣợng các loại hình dịch vụ: nhà kho, sân phơi, lò sấy, kho lạnh... để thu hút doanh nghiệp đầu tƣ và các sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch đáp ứng đƣợc yêu cầu về tiêu chuẩn và chất lƣợng.

- Tiếp tục triển khai mạnh định hƣớng của tỉnh về hình thành các hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa nông sản theo nhóm hộ, tổ đội sản xuất chuyên canh trên từng địa bàn thôn, xã, nhằm tạo mối liên kết chặt chẽ giữa Nhà nƣớc, nhà khoa học, nhà Doanh nghiệp và nhà nông. Khuyến khích nông dân ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản với các doanh nghiệp trên cơ sở xác định thống nhất giá sàn nông sản ngay từ đầu vụ, đầu chu kỳ sản xuất. Có cơ chế hỗ trợ các hình thức kinh tế hợp tác của nông dân có đủ khả năng cung cấp dịch vụ tiêu thụ nông sản, hạn chế tình trạng độc quyền, ép giá...

- Có định hƣớng cụ thể viêc xây dựng và phát triển hệ thống lƣu thông- phân phối và tiêu thụ nông sản trong và ngoài tỉnh. Đánh giá hiệu quả thực tế để tái cơ cấu hoạt động của các chợ đầu mối nông sản ở các huyện và liên huyện để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

- Tăng cƣờng sự định hƣớng, chỉ đạo, quản lý, điều tiết của nhà nƣớc với thị trƣờng sản phẩm nông nghiệp. Nhà nƣớc cần giữ vai trò chủ đạo trong liên kết 4 nhà, là trọng tài khách quan và xử lý kịp thời các vƣớng mắc do quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp chế biến, các tổ chức thu mua và nông dân.

- Cần đặc biệt quan tâm đến quy hoạch phát triển công nghiệp chế biến nông sản để tạo vùng nguyên liệu, gắn kết công nghiệp chế biến với sản xuất để thúc đẩy nông nghiệp hàng hóa phát triển.

KẾT LUẬN

- Từ những vấn đề nhƣ đã phân tích cho thấy, chính sách kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Việc thƣờng xuyên tiến hành hoạch định, thực thi, kiểm tra, bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách nông nghiệp phù hợp với điều kiện đặc thù của từng địa phƣơng trong những giai đoạn khác nhau là yêu cầu khách quan trong quá trình quản lý.

- Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề cơ bản có tính lý luận về vai trò của nông nghiệp, nông thôn; những quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nƣớc ta đối với nông nghiệp và nông thôn qua các thời kỳ, nhất là trong thời kỳ đổi mới; những kinh nghiệm xây dựng, thực thi chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp của một số nƣớc trên thế giới và các địa phƣơng Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; phân tích các khái niệm chính sách kinh tế nông nghiệp, các nhân tố tác động tới chính sách nông nghiệp, quá trình hoạch định, tổ chức thực thi, kiểm tra bổ sung hoàn thiện chính sách cũng nhƣ phân tích tác động của chính sách đối với phát triển nông nghiệp ở Hà Giang.

- Căn cứ vào định hƣớng phát triển nông nghiệp của tỉnh Hà Giang và những yêu cầu đặt ra trong quá trình quản lý nhà nƣớc, luận văn đề xuất hoàn thiện 4 chính sách kinh tế chủ yếu để thúc đẩy kinh tế nông nghiệp hƣớng tới một nền nông nghiệp bền vững. Đồng thời, luận văn đã phân tích các bƣớc tổ chức thực hiện, nhằm biến chính sách thành những kết quả trên thực tế. Nông nghiệp là một bộ phận quan trọng trong cơ cấu kinh tế-xã hội của tỉnh Hà Giang, do vậy, yêu cầu đặt ra là phải nhanh chóng thực hiện đồng bộ các chính sách kinh tế nhằm thúc đẩy nông nghiệp của tỉnh phát triển, góp phần đƣa tỉnh Hà Giang thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn trong khu vực trung du miền núi phía bắc vào năm 2020. Chúng tôi tin tƣởng và hy vọng kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có đóng góp tích cực trong việc thực hiện thắng

lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, đặc biệt là mục tiêu phát triển nông nghiệp của tỉnh Hà Giang.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ban Quản lý đất đai và Bất động sản - Viện chiến lƣợc, chính sách tài nguyên và môi trƣờng, 2009 - 2010. Nghiên cứu lý luận, thực tiễn vấn đề tích tụ đất nông nghiệp nhằm góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn và cải

thiện đời sống nông dân. Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013. Chỉ thị về việc đẩy mạnh liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo mô hình cánh đồng mẫu lớn,

Hà Nội.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2009. Chiến lược phát triển

nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2011 - 2020. Hà Nội.

4. Chính phủ, 2013. Nghị định về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào

nông nghiệp, nông thôn, Hà Nội.

5. Cục Thống kê Hà Giang, 2014. Niên giám thống kê năm 2013, Công ty in Hà Giang, Hà Giang.

6. Cục Thống kê Hà Giang, 2011. Niên giám thống kê năm 2010, Công ty in Hà Giang, Hà Giang.

7. Cục Thống kê Hà Giang, 2007. Niên giám thống kê năm 2006. Hà Nội: Nxb Thống kê.

8. Nguyễn Tiến Dũng, 2010. Giáo trình Kinh tế và chính sách phát triển vùng. Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân.

9. Bùi Hữu Đức, tháng 6, 2008. Phát triển thị trƣờng nông sản nƣớc ta trong điều kiện gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới. Tạp chí Cộng sản, 60- 64.

10.Đảng bộ thành phố Hà Nội, 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ

XV Đảng bộ thành phố Hà Nội. Hà Nội: Nxb Hà Nội.

11.Đảng bộ thành phố Hồ Chí Minh, 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu

lần thứ IX, Đảng bộ thành phố Hà Nội. Hà Nội: Nxb Hà Nội.

12.Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn

quốc lần thứ XI, 2011. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

13.Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011. Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI.

14.Đảng Cộng sản Việt Nam, 2003. Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban

Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

15.Đảng Cộng sản Việt Nam, 2004. Các Nghị quyết của Trung ương

Đảng 2001-2004. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

16.Đảng Cộng sản Việt Nam, 2008. Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban

Chấp hành Trung ương Đảng khóa X. Hà Nội: Nxb Chính trị quốc gia.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực thi chính sách phát triển nông nghiệp ở tỉnh bắc giang (Trang 94 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)