Yêu cầu hoàn thiện kế toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sảnphẩm

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤTVÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TYCỎ PHẦN NƯỚC SẠCH QUẢNG NINH (Trang 100 - 109)

3.1 Định hướng phát triển và yêu cầu hoàn thiện kế toán chi phí sảnxuất và

3.1.2 Yêu cầu hoàn thiện kế toán chi phí sảnxuất và tính giá thành sảnphẩm

Trên cơ sở định hướng và chiến lược phát triển của ngành nước, sự cần thiết phải hoàn thiện những hạn chế trong công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, quá trình này yêu cầu Công ty phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

Thứ nhất: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo tuân thủ đúng quy định của Luật kế toán, chuẩn mực kế toán và chế độ

Hệ thống kế toán nói chung và kế toán chi phí, giá thành phải được lập theo đúng pháp luật, đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành cũng như các chế độ tài chính khác có liên quan. Đây là yêu cầu đầu tiên mang tính bắt buộc đối với mọi

86

đơn vị kế toán. Việc tuân thủ pháp luật, chấp hành nghiêm chỉnh quy định của chế độ kế toán giúp cơ quan quản lý nhà nước ổn định được trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh tế tài chính, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các đơn vị trong quá trình hoạt động.

Để đảm bảo tốt yêu cầu này, thông tin kinh tế tài chính về chi phí, giá thành cũng như thông tin từ các phần hành kế toán khác đưa ra phải phản ánh chân thực, đúng nội dung, bản chất, giá trị của các nghiệp kinh tế phát sinh; đồng thời phải được dựa trên cơ sở của các nguyên tắc kế toán như nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc cơ sở dồn tích, nguyên tắc nhất quán hay nguyên tắc thận trọng...

Thứ hai: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải phù hợp với đặc điểm tình hình SXKD của doanh nghiệp

Kế toán là một trong những công cụ quản lý đắc lực giúp các nhà lãnh đạo đơn vị điều hành tốt hoạt động của đơn vị mình. Vì vậy, quá trình đổi mới, hoàn thiện công tác toán phải phát huy đầy đủ vai trò này của kế toán. Việc đưa ra một mô hình, một trình tự kế toán mới xa rời thực tế của công ty thì chỉ có ý nghĩa trên lý thuyết.

Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh thuộc loại hình doanh nghiệp SXKD đặc thù với quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín với sản phẩm chính là nước sạch phục vụ sinh hoạt và sản xuất không có sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. Giá thành sản phẩm chịu ảnh hưởng nhiều của các chi phí khấu hao, sửa chữa, bảo dưỡng đường ống cấp nước.. .Vì vậy, để có lợi nhuận cao, giải pháp của Công ty cần tập trung vào tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Mặt khác, nội dung hoàn thiện tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đơn giản, khoa học, dễ thực hiện đối với người làm công tác kế toán, dễ hiểu đối với người sử dụng thông tin, dựa trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những nội dung đã có để xây dựng những nội dung mới cho phù hợp.

Thứ ba: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả

Nếu yêu cầu tuân thủ đúng pháp luật là yêu cầu bắt buộc phải thực hiện, là yếu tố “cần”, thì yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả là yếu tố “đủ” nhằm tạo nên sự thành

87

công trong hoạch định chiến lược phát triển của Công ty

Trước hết tiết kiệm, hiệu quả ở đây được đề cập đến yếu tố lợi nhuận. Sự đổi mới hay hoàn thiện của các doanh nghiệp phải đem lại nguồn lợi cao hơn so với phương pháp cũ.

Thứ hai, khi đánh giá và so sánh để lựa chọn các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí, giá thành thì yếu tố thời gian cũng cần được xem xét thận trọng. Bởi khi thời gian thực hiện giải pháp quá dài thì các yếu tố ngoại cảnh biến động sẽ khiến cho doanh nghiệp khó đạt được mục tiêu ban đầu.

Thứ ba, tiết kiệm, hiệu quả cũng có nghĩa là trong việc thay đổi, hoàn thiện công tác tổ chức không nên làm xáo trộn quá nhiều bộ máy nhân sự cũ mà dựa trên tổ chức bộ máy hiện có để sắp xếp lại cho hợp lý. Vì việc phân công lại sẽ gây gián đoạn và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và tiến độ lao động.

Một biểu hiện khác của tính tiết kiệm, hiệu quả là hiệu quả đích thực không phải chỉ thể hiện ở chỉ tiêu lợi nhuận mà còn nằm trong giá trị tạo nên tài sản vô hình của các doanh nghiệp đó là văn hoá doanh nghiệp. Ngày nay, khái niệm văn hoá doanh nghiệp trở lên quen thuộc đối với rất nhiều đơn vị, tổ chức tham gia hoạt động SXKD. Xây dựng một văn hoá doanh nghiệp lành mạnh, phù hợp sẽ là nhân tố bên trong thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, khẳng định vị thế của Doanh nghiệp trong xã hội. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đang tồn tại những thói quen xấu thì việc thay đổi là không dễ dàng. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp khi đưa ra các giải pháp thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp mình cũng cần lưu ý tới khía cạnh văn hoá này.

Khi đề cập tới các nguyên tắc hoàn thiện, các doanh nghiệp cũng cần nhận thức đầy đủ rằng hoàn thiện chỉ mang tính tương đối. Có thể vào thời điểm này, phương thức đó, giải pháp đó là phù hợp, là hiệu quả nhưng ở vào một thời điểm khác khi điều kiện kinh tế xã hội thay đổi, khi tình hình của các doanh nghiệp khác trước thì cần tới một ứng xử khác phù hợp hơn. Sẽ không có một giải pháp nào là phù hợp, hiệu quả cho mọi đối tượng, mọi thời điểm. Điều này hoàn toàn logic với nguyên tắc thứ hai.

88

xử lý thông tin nhanh nhạy, chính xác, cung cấp được kịp thời, đầy đủ nhất cho nhà quản lý đưa ra các quyết định điều hành sản xuất kinh doanh nhưng không mất nhiều chi phí so với hạch toán ban đầu. Hệ thống kế toán của Công ty hoàn thiện theo hướng đơn giản, dễ làm, dễ hiểu. Ngoài ra, việc hoàn thiện phải phù hợp với xu hướng phát triển chung của ngành, của đất nước mới đảm bảo hiệu quả trên cả phương diện vi mô và vĩ mô.

3.2 Giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

3.2.1 về phương pháp kế toán chi phí sản xuất

- Đối với kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Thứ nhất, để hoàn thiện kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán cần phải xử lý chênh lệch giữa chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế với nguyên vật liệu trực tiếp trong điều kiện công suất bình thường. Hiện nay, Công ty đang thực hiện kết chuyển toàn bộ giá trị chi phí NVL trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ vào tài khoản 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” vì vậy hệ thống định mức kỹ thuật tại Công ty xây dựng chưa phát huy hết hiệu quả.. Theo tác giả, trước hết Công ty cần quy định cụ thể cho chứng từ kế toán xuất nguyên vật liệu, khi xuất nguyên vật liệu trên mức bình thường cần ghi rõ trên chứng từ, từ đó kế toán một mặt có thể cung cấp thông tin nhanh cho quản lý để kiểm soát chi phí, mặt khác có cơ sở xác định số chênh lệch chi phí ngay từ khi phát sinh. Cuối kỳ kế toán tiến hành so sánh lượng NVL sử dụng với định mức NVL của Doanh nghiệp:

- Trường hợp lượng NVL thực tế sử dụng ≤ định mức NVL, toàn bộ chi phí NVLTT được tính toán đưa vào giá thành sản phẩm trong kỳ theo bút toán:

Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Có TK 621 “Chi phí NVLTT thực tế sử dụng”

- Trường hợp lượng NVL thực tế sử dụng > định mức NVL, kế toán ghi nhận phần chênh lệch vượt định mức như sau:

Nợ TK 632 “Phần chênh lệch CP NVLTT ngoài định mức” Nợ TK 154 “CP NVLTT trong định mức”

89

Thứ hai, các xí nghiệp trong Công ty đang sử dụng phương pháp tính trị giá NVL xuất kho là phương pháp bình quân gia quyền, nhưng đến cuối tháng mới theo dõi được giá trị vật liệu xuất kho. Nên chuyển sang tính giá trị vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân liên hoàn. Tuy khối lượng công việc tính toán sẽ nhiều hơn, nhưng với phương pháp này các xí nghiệp nước trong Công ty hoàn toàn có thể thực hiện được do đã theo dõi được cụ thể từng lần nhập xuất NVL trên sổ chi tiết từng loại vật tư. Vì vậy, sau mỗi lần xuất một loại NVL thì kế toán sẽ căn cứ vào NVL hiện có trước khi xuất để tính ra đơn giá bình quân như sau:

Đơn giá bình quân NVL Trị giá nguyên vật liệu trước khi xuất hiện có trước khi xuất Số lượng nguyên vật liệu trước khi xuất Trị giá nguyên vật Đơn giá bình quân vật liệu Số lượng vật liệu

= x

liệu xuất kho hiện có trước khi xuất xuất kho

Sử dụng phương pháp bình quân liên hoàn sẽ khác phục được hạn chế của phương pháp bình quân vì với phương pháp này, ta có thể xác định được trị giá vốn thực tế nguyên vật liệu hàng ngày, cung cấp thông tin kịp thời, thường xuyên, liên tục giúp cho việc quản lý sử dụng vật tư một cách hiệu quả hơn.

Thứ ba: Nên đưa chi phí điện sản xuất vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tách riêng điện phục vụ cho sản xuất và phục vụ cho mục đích quản lý, như vậy sẽ phản ánh chính xác chi phí sản xuất, dễ dàng đưa ra biện pháp tiết kiệm trong sản xuất. Trong tháng 03 năm 2018, tổng chi phí điện sản xuất nước là 1.085.726.300 trong tổng chi phí sản xuất nước là 2.264.428.293, đó là một khoản chi phí rất lớn. Hiện tại Công ty đang hạch toán khoản chi phí này vào chi phí sản xuất chung

Đối với sản xuất nước sạch ngoài các nguyên liệu chính phải mua như phèn, clo... thì điện năng cũng là nguyên liệu đầu vào chiếm giá trị lớn trong quá trình sản xuất, việc đưa điện năng tiêu thụ vào chi phí nguyên vật liệu chính sẽ phản ánh chính xác hao phí bỏ ra để sản xuất sản phẩm. Và nếu đưa chi phí điện vào chi phí nguyên vật liệu chính thì cần lắp riêng công tơ tại phân xưởng sản xuất và công tơ tại nơi quản lý.

90

- Đối với kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Thứ nhất, để hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra bình thường, không có những biến động lớn về chi phí sản xuất thì Công ty có thể trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất thay vì công nhân nghỉ ngày phép nào

mới tính lương nghỉ phép như hiện nay đang làm.

Mức trích trước tiền Tỷ lệ trích Tổng tiền lương chính năm của

lương nghỉ phép trước công nhân trực tiêp SX

Tổng tiền lương nghỉ phép KH năm của CNTT SX Tỷ lệ trích trước = ---;--- —- ---

Tổng tiền lương chính KH năm của CNTT SX

Căn cứ vào kế hoạch trích trước của công nhân nghỉ phép, kế toán ghi: Nợ TK 622 “Chi phí NCTT”

Có TK 335 “Chi phí phải trả” Khi phát sinh khoản tiền lương nghỉ phép, kế toán ghi:

Nợ TK 335 “Chi phí phải trả”

Có TK 334 “Phải trả người lao động”

Khoản chi phí này kế toán phân bổ vào chi phí NCTT theo tiêu thức tổng chi phí lương khoán đối với từng xí nghiệp.

- Đối với kế toán chi phí sản xuất chung

Thứ nhất, việc hạch toán chi phí SXC còn tồn tại một vài nhược điểm về thực hiện phân bổ công cụ, dụng cụ và chi phí khấu hao máy móc thiết bị sản xuất tại các xí nghiệp. Nguyên nhân do Công ty xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng xí nghiệp nước sạch nên đã thực hiện đơn giản hóa quy trình phân bổ chi phí SXC (là chi phí gián tiếp) đến các đối tượng tập hợp chi phí. Dù đạt mục tiêu thuận tiện trong hạch toán nhưng vấn đề này ít nhiều đã làm ảnh hưởng đến tính chính xác của giá thành sản phẩm. Để khắc phục hạn chế này, Công ty có thể thực hiện theo các giải pháp được trình bày dưới đây:

Hoàn thiện kê toán phân bổ công cụ, dụng cụ có giá trị lớn được sử dụng tại các xí nghiệp vào chi phí sản xuất chung

Hiện nay, việc thực hiện phân bổ giá trị của CCDC tất cả đều là loại công cụ phân bổ ngắn hạn dùng cho sản xuất sản phẩm vào chi phí SXC để tập hợp cho các

91

đối tượng kế toán tập hợp chi phí có liên quan. Cách hạch toán này tuy đơn giản nhưng đối với những công cụ, dụng cụ có giá trị lớn thì sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu về chi phí, giá thành sản xuất sản phẩm trong kỳ.

Như vậy, Công ty cần tiến hành phân loại CCDC ra thành các nhóm CCDC phân bổ ngắn hạn và loại CCDC có giá trị lớn, thời gian sử dụng tương đối dài (thời gian phân bổ hơn một năm được xếp vào nhóm CCDC phân bổ dài hạn).Công tác hạch toán được thực hiện như sau:

+ Kế toán kết hợp với Phòng Kỹ thuật xác định số lần phải phân bổ và mức phân bổ mỗi lần cho từng loại CCDC căn cứ vào giá trị, thời gian và mức độ tham gia của chúng trong quá trình sản xuất sản phẩm (khối lượng sản phẩm mà CCDC đó tham gia sản xuất);

+ Khi xuất dùng CCDC, kế toán sử dụng các tài khoản chi phí trả trước để phản ánh trị giá xuất kho. Từ số lần và mức phân bổ đã được xác định cho từng loại công cụ dụng cụ, hàng tháng kế toán phân bổ dần giá trị của công cụ, dụng cụ vào chi phí SXC trong kỳ.

Tóm lại, thực hiện phân bổ nhiều lần giá trị của CCDC có giá trị lớn giúp các Doanh nghiệp tránh được sự biến động chi phí qua các kỳ sản xuất và đạt được mức độ chính xác hơn về chỉ tiêu giá thành sản phẩm, đảm bảo nguyên tắc phù hợp trong kế toán tài chính. Đồng thời, thực hiện giải pháp này đòi hỏi Công ty phải tổ chức quản lý, theo dõi chặt chẽ hơn đối với công cụ, dụng cụ sản xuất, qua đó nâng cao khả năng kiểm soát chi phí.

Hoàn thiện kế toán về định phí sản xuất chung

Giải pháp hoàn thiện kế toán định phí sản xuất được nêu ở đây là về chi phí khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng tại Công ty.

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 về Hàng tồn kho có quy định như sau: Chi phí SXC cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Nếu mức sản xuất thực tế thấp hơn công suất bình thường thì chi phí sảnxuất chung cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường.

Thực tế Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh đã đầu tư một số loại máy móc, dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại và có công suất hoạt động ở mức khá

Giá thành 1 m3

19.299.814.574 - = 4.485,13 3.876.124 x (1 + 11%)

92

cao. Việc sử dụng và khai thác thiết bị máy móc được triển khai căn cứ vào nhu cầu của thị trường và kế hoạch sản xuất kinh doanh. Do vậy, có những thời điểm hầu như năng lực sản xuất của máy móc thiết bị vẫn chưa được khai thác tối đa.

Phương pháp hạch toán này không những vi phạm quy định tại VAS 02 mà còn làm sai lệch tăng giá thành sản phẩm hoàn thành, có thể kéo theo các phân tích, đánh giá việc thực hiện chi phí, giá thành sản phẩm tại các Doanh nghiệp kém hiệu quả. Để khắc phục những vấn đề nêu trên, cần thực hiện các bước hạch toán sau:

+ Nên mở sổ chi tiết, tài khoản chi tiết để theo dõi chi phí sản xuất chung theo định phí và biến phí.

+ Cuối kỳ, căn cứ vào số liệu trên sổ theo dõi định phí SXC và công suất

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤTVÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TYCỎ PHẦN NƯỚC SẠCH QUẢNG NINH (Trang 100 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w