học kinh nghiệm đối với Việt Nam
1.4.1 Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo hệ thống kế toán Pháp
Trong hoạt động quản lý kinh tế, kế toán là một hệ thống thông tin và kiểm tra về tài sản trong các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội thông qua một hệ thống phương pháp nghiên cứu riêng và sử dụng thước đo giá trị là chủ yếu. Trong hệ thống kế toán Pháp, kế toán được chia thành kế toán tổng quát và kế toán phân tích.
Kế toán tổng quát: là một thực thể duy nhất bắt buộc đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp, nó phản ánh toàn bộ giá trị tài sản, vật tư, tiền vốn, tình hình mua bán, thu nhập, tính toán kết quả ở dạng tổng quát, số liệu kế toán tổng quát là cơ sở để lập bảng tổng kết tài sản, các báo cáo tài chính khác, cung cấp tình hình tài chính của doanh nghiệp cho các cơ quan quản lý Nhà nước.
Kế toán phân tích: phản ánh tình hình chi phí, doanh thu, kết quả của từng loại hàng, từng ngành hoạt động, giá phí, giá thành của từng loại sản phẩm sản xuất.... kế toán phân tích là phương tiện giúp ban giám đốc kiểm soát một cách có hiệu quả tình hình hoạt động của doanh nghiệp mình.
Xuất phát từ quan điểm giá thành sản phẩm bao gồm tất cả các khoản chi thuộc về tất cả các đầu vào nhằm mục đích tạo ra những đầu ra tương ứng. Theo kế toán Pháp, chi phí sản xuất là số tiền bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết để tạo ra sản phẩm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để phục vụ cho việc hạch toán giá thành, chi phí được phân biệt thành ba loại hình khác nhau:
- Các chi phí có thể đưa thẳng vào sản phẩm chế tạo như chi phí về nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp sản xuất cho mỗi loại sản phẩm.
- Các chi phí có thể đưa thẳng vào mỗi bộ phận hoạt động như nhân công trực
tiếp và gián tiếp cho mỗi bộ phận: động lực, năng lượng, tu bổ sửa chữa, khấu hao ... - Các chi phí gián tiếp có tính cách chung cần phải phân chia trước khi đưa vào chi phí của các bộ phận như tiền thuê nhà xưởng.
Tuy nhiên, để có căn cứ xác định đúng đắn chi phí cần tiếp tục phân loại chi phí
theo cách khác nhau như: Phân loại chi phí theo chức năng; chi phí trực tiếp và gián tiếp;
33
Ngoài ra trong kế toán Pháp chi phí, giá phí và giá thành còn được phân loại theo nhiều tiêu thức khác phục vụ cho công tác quản lý.
Tài khoản kế toán phân tích: Trong kế toán phân tích của Pháp sử dụng một loại tài khoản riêng (loại 9) để tổ chức phản ánh ghi chép hạch toán chi phí sản xuất, chi phí của các trung tâm phân tích tính toán giá phí, giá thành và để thu thập các thông tin cần thiết cho việc kiểm tra, kiểm soát chi phí phục vụ cho việc phân tích, dự đoán, dự báo và cho việc ra các quyết định kinh doanh.
Hình thành các trung tâm phân tích: Mỗi bộ phận chức năng của doanh nghiệp được tổ chức thành một trung tâm phân tích, mỗi trung tâm phân tích có thể được tách ra làm nhiều khu vực gọi là các bộ phận đồng nhất.Trong một xí nghiệp sản xuất thì trung tâm phân tích được chia thành trung tâm chính và trung tâm phụ.
Trình tự kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của kế toán Pháp được thể hiện qua 4 bước cơ bản sau:
Bước 1: Tính giá nguyên vật liệu:
Giá phí nguyên vật liệu = Giá mua + Chi phí thu mua
Bước 2: Tính giá phí sản xuất: bao gồm giá phí NVL đưa vào sản xuất và chi phí như nhân công, động lực, khấu hao.
Bước 3: Tính giá phân phối: bao gồm chi phí bỏ ra để tiêu thụ sản phẩm như chí phí vận chuyển, bốc dỡ, quảng cáo tiếp th ị...
Bước 4: Tính giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm = Giá phí sản xuất + Giá phí phân phối
Như vậy, giá thành sản phẩm của kế toán Pháp có thêm chỉ tiêu giá phí phân phối, trong đó, giá phí phân phối của kế toán Pháp thực chất là chi phí bán hàng. Xuất phát từ quan điểm giá thành là toàn bộ hao phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm được bù đắp bằng doanh thu bán hàng nên nội dung cấu thành của kế toán Pháp phản ánh đầy đủ lượng hao phí mà doanh nghiệp phải bù đắp.
1.4.2 Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm theo hệ thống kế toán Mỹ
Mỹ là một nước có nền kinh tế thị trường phát triển, tiềm lực kinh tế và phong cách quản lý theo thị trường mở. Các trung tâm tài chính, các sở giao dịch thị trường tài chính phát triển mạnh. Mô hình kế toán Mỹ thiên về tài chính nhằm mục đích đáp ứng thông tin của thị trường tài chính.
34
Đặc trưng cơ bản của hệ thống kế toán Mỹ đó là mô hình kết hợp giữa kế toán tài chính và kế toán quốc tế. Kế toán quản trị chi phí không tổ chức thành một bộ phận riêng mà tổ chức chung với kế toán tài chính. Thông thường kế toán tài chính sử dụng các tài khoản tổng hợp, báo cáo tài chính, kế toán quản trị sử dụng kế toán chi tiết, các báo cáo bộ phận và các phương pháp khác để thu nhận và xử lý thông tin phục vụ cho quá trình ra quyết định trong kinh doanh.
Khái niệm giá thành cũng được sử dụng trong kế toán Mỹ như là một chỉ tiêu đo
lường các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, khái niệm giá thành được tiếp cận thông qua khái niệm giá phí.
Giá phí của doanh nghiệp là toàn bộ các chi phí để tạo ra sản lượng sản phẩm đem tiêu thụ trên thị trường. Khái niệm giá phí được xác định như trên có thể nói hoàn toàn tương ứng với khái niệm giá thành sản phẩm, đó là những chi phí sản xuất liên quan đến một kết quả sản xuất là những sản phẩm hàng hóa.
Trên cơ sở xác định giá phí như vậy, chi phí được phân ra là hai loại chi phí cố định và chi phí biến đổi:
- Chi phí cố định: gồm những khoản chi có tính độc lập, không phụ thuộc vào sản lượng sản phẩm sản xuất.
- Chi phí biến đổi: gồm những khoản chi phí biến đổi trực tiếp theo sản lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ.
Tổng chi phí để sản xuất và tiêu thụ sản lượng trong kỳ được xác định:
Tổng chi phí Tổng định phí Tổng biến phí
trong kỳ trong kỳ trong kỳ
Tổng chi phí theo cách xác định này cũng chính là tổng giá thành của sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ trong kỳ.
Xuất phát từ quan điểm “tất cả các khoản chi tiêu tạo nên giá thành” nên không chỉ các đơn vị sản xuất mà cả các tổ chức dịch vụ thương nghiệp cũng có kế toán giá thành. Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp sản xuất, giá thành sản phẩm hoàn thành sau quá trình sản xuất gồm có ba yếu tố:
- Giá thành (giá phí) nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản phẩm đó - Giá thành lao động trực tiếp cho sản phẩm đó
35
- Chi phí sản xuất chung các giá phí gắn liền với quá trình quản lý và phục vụ sản xuất.
Ba yếu tố này được tổng hợp lại để xác định tổng giá thành sản phẩm hoàn thành. Số giá trị này được phản ánh trong hàng tồn kho cho tới khi sản phẩm được bán ra.
1.4.3 Bài học kinh nghiệm cho việc nghiên cứu kế toán chi phí và giá thành sảnphẩm trong các doanh nghiệp ở Việt Nam phẩm trong các doanh nghiệp ở Việt Nam
Từ việc nghiên cứu kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở một số nước trên thế giới giúp chúng ta học hỏi được, tiếp thu được những kinh nghiệm quý báu để vận dụng vào các doanh nghiệp ở Việt Nam. Trên cơ sở phân tích thực trạng của hệ thống kế toán của các doanh nghiệp Việt Nam, sự biểu hiện của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp, vận dụng kinh nghiệm của các nước. Để tổ chức tốt kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp hiện nay thì trước hết phải có sự thống nhất nhận thức về bản chất, nội dung và phương pháp xác định của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm; trên cơ sở đó xác định mô hình tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành phù hợp.
-Phân loại chi phí: Chi phí cần được nhận diện một cách rõ ràng, đầy đủ theo nhiều tiêu thức khác nhau để phản ánh và nắm rõ các khoản chi phí phát sinh.Từ đó, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp quản lý chi phí một cách chặt chẽ. Vận dụng theo kế toán quản trị chi phí của Mỹ, phân loại chi phí thành chi phí cố định và chi phí biến đổi. Trên cơ sở này, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp xác định chi phí phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp.
- Xác định trung tâm chi phí từ đó hoàn thiện việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất: Để quản lý tốt doanh nghiệp, nên tổ chức các bộ phận quản lý khác nhau những bộ phận này có chức năng, nhiệm vụ riêng biệt, thông thường có các bộ phận: các văn phòng, các phân xưởng, các kho hàng...Các trung tâm này ngoài việc tập hợp chi phí còn phải tập hợp theo sản phẩm nhằm kiểm tra, kiểm soát ghi chú và lập báo cáo chi phí sản xuất theo bộ phận.
36
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương I của luận văn đã khái quát, trình bày được cơ sở lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Khái niệm, bản chất, phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh
nghiệp sản xuất cũng như phương pháp tập hợp chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang và
các phương pháp tính giá thành sản phẩm theo quan điểm của kế toán tài chính. Ngoài việc nghiên cứu kế toán tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, luận văn đã đề cập đến kế toán quốc tế về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Từ đó cho thấy được tầm quan trọng của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
Những vấn đề lý luận cơ bản đã trình bày ở chương là nền tảng quan trọng để đối chiếu, đánh giá những quy định pháp lý về công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong hệ thống kế toán DN Việt Nam hiện nay. Đồng thời, cũng là cơ sở để nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ phần nước sạch Quảng Ninh. Qua đó, cung cấp các luận cứ cần thiết đề xuất các nội dung, giải pháp, điều kiện hoàn thiện công tác kế toán kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty.
37
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NƯỚC SẠCH QUẢNG NINH 2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần nước sạch Quảng Ninh